Tƣ tƣởng về quân sự trong lịch sử phong kiến Việt Nam

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng nguyên đức đạt qua tác phẩm nam sơn tùng thoại (Trang 77)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.4.1.Tƣ tƣởng về quân sự trong lịch sử phong kiến Việt Nam

Trong lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc, các triều đại phong kiến Việt Nam đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức đấu tranh nhằm tạo sức mạnh tổng hợp, giữ vững nền độc lập, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Trong các bài học đó, bài học đấu tranh quốc phòng vẫn còn nguyên giá trị

đối với chúng ta ngày nay. Việt Nam có vị trí địa chiến lƣợc quan trọng về chính trị và quân sự ở khu vực Đông Nam Á, lại giàu tài nguyên khoáng sản nên các triều đại phong kiến nƣớc ngoài thƣờng xuyên tiến hành chiến tranh xâm lƣợc nƣớc ta. Trong các cuộc đấu tranh giành và giữ nền độc lập dân tộc, chống lại ách đô hộ của ngoại bang, nhân dân ta luôn đoàn kết thành một khối thống nhất với ý chí quật cƣờng, không khuất phục trƣớc kẻ thù xâm lƣợc hung bạo. Trong sự nghiệp giữ nƣớc vĩ đại đó đã xuất hiện những danh tƣớng kiệt xuất, mãi mãi đi vào lịch sử, nhƣ: Ngô Quyền, Lý Thƣờng Kiệt, Trần Hƣng Đạo, Nguyễn Trãi, Quang Trung - Nguyễn Huệ, hay nhƣ nhà tƣ tƣởng, thầy giáo lỗi lạc Nguyễn Đức Đạt... Họ là những anh hùng dân tộc không chỉ có tài thao lƣợc quân sự xuất chúng mà còn là những nhà tƣ tƣởng - văn hóa đậm chất nhân văn, ngay kẻ thù cũng phải khâm phục. Trong mỗi thời kỳ lịch sử, dân tộc ta đều có phƣơng thức đấu tranh phù hợp để bảo vệ non sông, gấm vóc và cuộc sống yên bình của nhân dân. Đây là cơ sở hình thành, phát triển nghệ thuật quân sự độc đáo Việt Nam - hệ giá trị văn hóa giữ nƣớc - văn hóa quân sự có một không hai trên thế giới. Trƣớc hiểm họa ngoại xâm, ngay từ ngày đầu dựng nƣớc, các triều đại phong kiến Việt Nam đã sớm hình thành tƣ tƣởng “dựng nƣớc đi đôi với giữ nƣớc”, “lo giữ nƣớc từ lúc nƣớc chƣa nguy”; kết hợp các biện pháp, nhất là các hoạt động đối ngoại sắc sảo, linh hoạt, không chấp nhận những điều kiện bất lợi do ngoại bang áp đặt; đồng thời, ban hành nhiều chính sách hợp lòng dân để cố kết cộng đồng các dân tộc Việt Nam nhằm phòng, chống, khắc phục thiên tai, khai hoang, phục hoá, đẩy mạnh sản xuất phát triển đất nƣớc. Bên cạnh đó, nhà nƣớc phong kiến Việt Nam cũng kiên quyết trấn áp các bè đảng, nhất là những phần tử cấu kết với các thế lực bên ngoài hòng gây rối, bạo loạn để giữ vững hòa bình, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia…

Trong lịch sử, dân tộc ta đã giải quyết “việc binh” rất sáng tạo với quan điểm “Quân cốt tinh, không cốt nhiều”. Điểm đặc sắc ông cha ta luôn khẳng định sức mạnh của quân đội là sức mạnh của nhiều yếu tố hợp thành, nhƣng con ngƣời luôn đƣợc đặt lên hàng đầu; xem đó là gốc để xây dựng, nâng cao sức mạnh chiến đấu cho quân đội. Do đó, cùng với giáo dục lòng nhân nghĩa, “trung quân, ái quốc,” tinh thần xả thân vì nƣớc, những ngƣời lãnh đạo đất nƣớc, chỉ huy quân đội thời kỳ phong kiến luôn biết khơi sâu lòng căm thù giặc, động viên tƣớng sỹ đoàn kết, chung sức, đồng lòng đánh giặc vì nghĩa lớn; vì chính quyền lợi của bản thân và gia đình họ, từ đó nâng cao ý chí quyết chiến quyết thắng giặc ngoại xâm.

Để có đƣợc đội quân “cốt tinh, không cốt nhiều” ấy nhà Trần đặc biệt chú trọng xây dựng tinh thần Sát Thát, sẵn sàng hy sinh vì nƣớc. Lê Lợi - Nguyễn Trãi thực hiện: vỗ nuôi sĩ tốt, vời đón hiền giả, thu dụng nhân tài, sửa rèn binh giới, luyện tập binh tƣợng, dạy bảo phép ngồi đứng tiến lui, lại hun đúc những điều nhân nghĩa nên đã xây dựng đƣợc đội ngũ tƣớng lĩnh hết lòng thành, thân với kẻ trên, chết cho ngƣời dƣới, dám bỏ mình báo nƣớc. Vua Lê Thánh Tông đặc biệt coi trọng giáo dục tƣớng sỹ phải làm tròn bổn phận trên vì vua, dƣới vì dân, cáng đáng trách nhiệm yên nguy của xã tắc. Quang Trung động viên tƣớng sỹ noi gƣơng các vị anh hùng dân tộc, quyết tâm đánh giặc giữ nƣớc với ý chí “đánh là thắng”.

Để xây dựng quân đội “tinh nhuệ,” làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, dân tộc ta hết sức coi trọng nâng cao năng lực làm chủ kỹ thuật, chiến thuật cho tƣớng sỹ bằng nhiều hình thức phong phú nhƣ tập dƣợt bắn cung, đấu gƣơm, phóng lao, cƣỡi ngựa...; mở các cuộc tập trận, thao diễn lớn để rèn luyện cách bày trận, phá trận; luyện tập hợp đồng tác chiến giữa quân thủy và quân bộ; huấn luyện cách đánh thành, tập kích, tiến công, mai phục...

Nhờ phát huy nhân tố con ngƣời, coi trọng giáo dục chính trị - tinh thần, trong nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, dù có hạn chế về quân số, vũ khí trang bị, nhƣng dân tộc ta vẫn chiến thắng đƣợc những kẻ thù xâm lƣợc có quân đông, vũ khí tốt hơn. Nét nổi bật trong xây dựng quân đội của dân tộc ta là hết sức coi trọng kỷ luật quân đội, xây dựng tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng giữa đội ngũ tƣớng lĩnh với binh sĩ, giữa binh sĩ với nhau; thực hiện đoàn kết quân dân. Để giữ nghiêm quân ngũ, nhiều triều đại đã ban hành luật lệ và quy định về kỷ luật, thƣởng phạt trong quân đội, định rõ hình thức thƣởng phạt đối với tƣớng sỹ. Về xây dựng đoàn kết quân đội, Trần Quốc Tuấn đúc kết có thu đƣợc quân lính nhƣ cha con một nhà thì mới dùng đƣợc. Nguyễn Huệ nêu quan điểm: Quân lính cốt hòa thuận, không cốt đông, tƣớng sỹ huynh đệ chi binh, đồng lòng quyết chiến, quyết thắng quân giặc. Để xây dựng mối quan hệ “phụ tử chi binh”, các nhà cầm quân một mặt chăm lo đời sống của quân sỹ, “lo cái lo của quân sỹ, đau cái đau của quân sỹ”; chăm lo giáo dục quân sỹ tinh thần đồng cam cộng khổ, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, nguy hiểm. Những ngƣời đứng đầu quân đội còn quan tâm xây dựng tinh thần đoàn kết quân dân.

Thế kỷ XIII, Trần Quốc Tuấn đã đƣa ra quy định: các tƣớng sỹ ai nấy phải cần giữ phép tắc, đi đến đâu không đƣợc quấy nhiễu dân. Trong cuộc kháng chiến chống Minh, những ngƣời đứng đầu nghĩa quân luôn dạy quân sỹ “những điều nhân nghĩa”, đồng thời đặt ra quy định rất nghiêm ngặt đối với binh lính khi tiếp xúc với dân. Lê Lợi, Nguyễn Huệ đều ra lệnh quân sỹ tuyệt đối không đƣợc đụng chạm, tơ hào của cải của dân. Chính vì thế, đi đến đâu, nghĩa quân Lam Sơn và nghĩa quân Tây Sơn cũng nhận đƣợc sự ủng hộ, giúp đỡ và tham gia tích cực của đông đảo nhân dân.

Với lợi thế sống trong suốt nửa đầu thế kỷ XIX trong điều kiện đất nƣớc thống nhất, hoà bình theo nghĩa không có giặc ngoại xâm, nhà Nguyễn chỉ chú trọng đến việc bảo toàn lợi ích của chế độ phong kiến nói chung và của hoàng tộc nói riêng. Trong bối cảnh cuối thế kỷ XIX, khi nhà Nguyễn đang trên đƣờng suy vong và đất nƣớc từng bƣớc rơi vào tay ngƣời Pháp, hơn lúc nào hết, những chuẩn mực đạo đức Nho giáo tỏ ra bất lực trong việc định hƣớng hành vi của con ngƣời. Chính hoàn cảnh lịch sử nhƣ vậy đã có sự tác động rất lớn đến tƣ tƣởng về quân sự của Nguyễn Đức Đạt. Kế thừa truyền thống đó của dân tộc, kết hợp với những chuẩn mực đạo đức Nho giáo, trên cƣơng vị là một vị quan đƣơng thời, Nguyễn Đức Đạt quan niệm “Cốt nên việc binh là ở “lễ” và ở “tử”. Không lễ thì không thắng đƣợc thiên hạ, không tử thì không giữ vững đƣợc thiên hạ. Những ông vua anh hùng xử đƣợc cái thế tất thắng, giữ cái thành tất bền, nên những kẻ kiên hùng trong thiên hạ không lấn đƣợc không phải là không lấn mình mà là nó không lấn đƣợc lên nữa, những kẻ xảo quyệt không chống đƣợc không phải là nó không chống mình mà là có không chống đƣợc tử” [42. tr. 181]. Với ông, trong việc đối đầu với kẻ thù, thắng kẻ thù là quan trọng, nhƣng việc làm cho kẻ thù phải khâm phục mới là điều đáng quý “Tất thắng cũng quý, nhƣng chƣa quý bằng tất phục (làm cho quân địch phải phục tùng) [42, tr. 182]. Đồng thời, ông cũng đề ra biện pháp đối phó với kẻ thù lớn mạnh, xảo quyệt, ông nói

Hỏi: Địch khoẻ nhƣ hổ, tham nhƣ lang, giảo quyệt nhƣ cáo thỏ, làm thế nào cho nó phục đƣợc? Ông đáp: Nó giảo quyệt thì ta phòng bị, nó tham thì ta có nghĩa, nó mạnh thì ta có lễ, nó chẳng phục sao đƣợc” [42, tr. 182].

Mặc dù, chủ trƣơng dùng “đức” để đối phó, nhƣng với Nguyễn Đức Đạt, trong từng hoàn cảnh, từng kẻ thù cũng phải có những quyết sách, có nghệ thuật quân sự, ông quan niệm:

Có ngƣời hỏi về võ đức. Ông đáp: Giỏi nhất là Chu Vũ vƣơng, thứ thì đến Tề Hoàn công, còn nhƣ quyết thắng của Tôn Ngô thì Tiên vƣơng không chuộng. Lại hỏi: Không chuộng sao vẫn thắng? Ông đáp: nói rằng chuộng là chuộng vì phục đƣợc ngƣời, chứ nếu không dùng xảo trá thì thiên hạ coi thƣờng Tôn Ngô. Lại hỏi: Binh mà dùng xảo trá có thể đánh đâu đƣợc đấy không? Ông đáp: Anh trá thì thấy anh ngu, hai bên cùng trá cả thì bên mạnh đƣợc bên yếu. Mạnh ngang nhau thì bên nào có tiết chế sẽ thắng, tiết chế ngang nhau thì bên nào có chính nghĩa bên đó sẽ thắng [42, tr.182 - 183].

Trong quan niệm về quân sự, ông hết mực đề cao công tác chuẩn bị, công tác mật phòng, với Nguyễn Đức Đạt:

Đừng cậy rằng nhỏ hẹp, nhỏ hẹp mà không phòng bị, tất bị diệt; đừng cậy rằng nƣớc có phòng bị, phòng bị mà không có căn bản, tất bị mất. Những ngƣời mục ngữ không đủ để bảo vệ. Cái ngòi, cái nái chó không đủ làm giới hạn. Nhƣ thế tuy quân địch tuy không có thang mây trèo thành của Ban Thâu, đội quân sâu cá của Đăng Ngải cũng không mấy chốc mà bị hãm, bị “bại”. Cậy vào sức khoẻ thì kẻ khoẻ hơn ta, sẽ đè bẹp cái khoẻ của ta; cậy vào trí khôn thì kẻ khôn hơn ta sẽ cƣời lên cái khôn của ta. Có gì lạ đâu Là vì có sức mà không có đức, có trí mà không có nghĩa, dẫu có thanh cao hào sâu, có mƣu lƣợc nhƣ Tôn, Ngô cũng không thế trông cậy đƣợc [42, tr. 183].

Với Nguyễn Đức Đạt dù kẻ thù có hùng mạnh, đông đảo, xảo quyệt đến đâu thì điều tất yếu đó là sự đoàn kết trong nƣớc, từ vua tôi, quan lại, quân tƣớng và dân chúng thì sẽ hợp thành sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù, ông viết:

Thắng có ba cách: đánh trống, tiến quân mà thắng; là thắng ở nƣớc; mƣu mẹo mà thắng là thắng ở triều đình. Thắng ở mặt trận là

nhờ ở tƣớng, tƣớng thắng là nhờ ở nƣớc, nƣớc thắng đƣợc là nhờ ở vua, dân chúng cố gắng, bờ cõi nghiêm túc, địch đến không dám lại gần, đó là thắng ở nƣớc; có mƣu mà sâu xa để vận dụng có kế sách trƣờng sửu để không ngự, kẻ địch khiếp sợ không dám dòm ngó, thế là thắng ở triều [42, tr. 184].

Ông cũng đề xuất cách trị binh của ngƣời làm tƣớng trị ít quân nhƣ nhiều quân là kỷ luật phải giữ luôn, trị nhiều quân nhƣ ít quan là:

Số lƣợng phải minh bạch. Coi giặc nhỏ nhƣ giặc lớn là việc gì cũng nên lo sợ, coi giặc lớn nhƣ giặc nhỏ là phải vì nghĩa mà phấn đấu. Làm tƣớng phải nghiêm minh, kính, dũng, thiếu một điều là không đƣợc. Nghiêm thì không trễ nải minh thì không rối loạn, kính thì không khinh nhƣờng, dũng thì không ai lấn đƣợc [42, tr. 187]. Có thể nhận thấy, Nguyễn Đức Đạt tuy không phải là nhà quân sự điển hình, nhƣng tƣ tƣởng quân sự của ông vẫn có những giá trị nhất định. Ông đề cao chiến tranh chính nghĩa, đề cao kỷ luật của quân đội, coi trọng vai trò của tƣớng soái, của thế nƣớc, lòng dân… Đó là những tƣ tƣởng vẫn còn có giá trị cho đến ngày nay. Đƣơng nhiên tƣ tƣởng quân sự của Nguyễn Đức Đạt thấm nhuần nhân nghĩa Nho giáo không thể phù hợp với thời cuộc lúc bấy giờ khi mà đất nƣớc phải đƣơng đầu với một cuộc chiến tranh xâm lƣợc kiểu mới xuất phát từ chủ nghĩa thực dân phƣơng Tây. Nhƣng xét cho cùng, đó cũng là hạn chế của lịch sử, của hệ tƣ tƣởng Nho giáo đã lỗi thời và mất vị thế lịch sử.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Trên đây là tƣ tƣởng của Nguyễn Đức Đạt thể hiện cơ bản qua Nam Sơn tùng thoại với dung lƣợng khá lớn về các vấn đề triết học, chính trị, xã hội, đạo đức, giáo dục, quân sự… qua việc tìm hiểu, nghiên cứu những tƣ tƣởng tiêu biểu của ông đã góp phần nghiên cứu, tìm hiểu những giá trọng trong lịch sử tƣ tƣởng của dân tộc ta đồng thời khơi dậy niềm tự hào dân tộc giai trong đoạn cuối thế kỷ XIX, thế kỷ mà vƣơng triều Nguyễn đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định trong việc khẳng định chủ quyền, văn hoá dân tộc lấy Nho giáo làm hệ tƣ tƣởng chính thống.

Nguyễn Đức Đạt, một nhà nho chân chính với nhiệt huyết muốn làm sống lại các giá trị tƣ tƣởng Nho giáo, do có khả năng và có tri thức uyên thâm về nho học, ông đã để lại một di sản tƣ tƣởng khá độc đáo, không chỉ có giá trị đối với đƣơng thời, mà còn gợi mở những suy tƣ cho hậu thế. Có thể nói, Nguyễn Đức Đạt là một trong những gƣơng mặt tiêu biểu của Nho giáo ở Việt Nam trong bối cảnh cuối thế kỷ XIX, khi nhà Nguyễn đang trên đƣờng suy vong và đất nƣớc từng bƣớc rơi vào tay ngƣời Pháp, hơn lúc nào hết, những chuẩn mực đạo đức Nho giáo tỏ ra bất lực trong việc định hƣớng hành vi của con ngƣời. Trung, hiếu, nhân, nghĩa đƣợc hiểu và thực thi theo nhiều cách khác nhau. Có ngƣời khƣ khƣ giữ lấy ngu trung; có ngƣời muốn thoát khỏi quan niệm trung quân thuần tuý, lại cũng có kẻ lợi dụng nhân, nghĩa, hiếu, đễ để mƣu lợi riêng hoặc biện minh cho sự hèn nhát của mình. Trong bối cảnh ấy, với tƣ cách một nhà Nho chính thống, Nguyễn Đức Đạt cố gắng phục hƣng lại những giá trị đạo đức Nho giáo thông qua việc chú giải, biện minh cho tính chính đáng của Nho giáo, cũng nhƣ cụ thể hoá, làm phong phú thêm nội dung của một số phạm trù đạo đức theo cách riêng của mình. Trong hoàn cảnh đó, những ý kiến trên của Nguyễn Đức Đạt thể hiện rõ thái độ phê phán của ông đối với hiện thực xã hội đƣơng thời.

Tuy nhiên, trong tƣ tƣởng của ông cũng có những điểm hạn chế, nhƣ không bàn về hạn chế của pháp luật phong kiến, hoặc ông muốn đề cao đức trị, nhân chính, nhƣng tƣ tƣởng đó ở cuối thế kỷ XIX đã không còn phù hợp nữa. Qua Nam Sơn tùng thoại, chúng ta nhận thấy trong tƣ tƣởng của ông đôi khi cũng có những mâu thuẫn có lúc cho rằng nên theo cổ, coi cái cổ có nhiều ƣu điểm, khi lại quan niệm cái gì có lợi thì cải biến chứ không có gì là bất biến cả. Tƣ tƣởng về đạo trị nƣớc của Nguyễn Đức Đạt cũng giống nhƣ tƣ tƣởng của các nhà Nho Việt Nam, ở mức độ nhất định, cũng chịu ảnh hƣởng quan niệm của Nho giáo Trung Quốc và xét đến cùng, cũng là nhằm bảo vệ địa vị, quyền lợi của giai cấp phong kiến cầm quyền, thống trị và nhằm củng cố, duy trì chế độ, xã hội phong kiến. Do vậy, tƣ tƣởng đó không tránh khỏi những hạn chế, bảo thủ và lỗi thời. Tất nhiên, cần phải xem xét một cách khách quan những nguyên nhân đã dẫn đến sự hạn chế và bế tắc trong tƣ tƣởng của Nguyễn Đức Đạt.

CHƢƠNG 3

GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TƢ TƢỞNG NGUYỄN ĐỨC ĐẠT QUA “NAM SƠN TÙNG THOẠI”

3.1. NHỮNG GIÁ TRỊ TƢ TƢỞNG NGUYỄN ĐỨC ĐẠT QUA “NAM SƠN TÙNG THOẠI”

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng nguyên đức đạt qua tác phẩm nam sơn tùng thoại (Trang 77)