TƢ TƢỞNG VỀ GIÁO DỤC

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng nguyên đức đạt qua tác phẩm nam sơn tùng thoại (Trang 70)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3. TƢ TƢỞNG VỀ GIÁO DỤC

2.3.1. Về vai trò của giáo dục

Trong các kinh điển của Nho giáo, việc học rất đƣợc đề cao, theo đó ngƣời không học nhƣ đứng úp mặt vào tƣờng, mắt chẳng nhìn thấy gì, chân không nhúc nhích đƣợc một bƣớc. Theo họ, nhờ học mà mỗi ngƣời có thể rèn luyện đƣợc phẩm chất đạo đức và nhận thức đúng, tránh sai lầm, không bị vật dục che lấp. Là một nhà Nho chính thống nên Nguyễn Đức Đạt đã tiếp nhận quan điểm này và cho rằng việc học đối với mỗi ngƣời là hết sức quan trọng giống nhƣ áo và cơm - những vật dụng thƣờng ngày gắn với sự tồn tại, phát triển đối với mỗi con ngƣời. Ông khẳng định rằng:

Học đối với ngƣời ta có thể nhƣ áo và cơm. Tơ lụa tuy đẹp nhƣng không bằng vải mộc mạc, cỗ bàn tuy hậu, nhƣng không bằng cơm gạo là món ăn thƣờng. Ngƣời biết học nên học cách kinh trƣớc, rồi hãy học văn nghệ khác [40, tr. 10].

Vốn là thầy giáo, cũng giống nhƣ Khổng Tử, Nguyễn Đức Đạt rất coi trọng và quan tâm trƣớc hết tới việc dạy và học. Qua các thiên “Học vấn”, “Sƣ hữu”, “Văn chƣơng” chúng ta thấy rằng Nguyễn Đức Đạt đã rất đề cao việc học. Cổ nhân thƣờng nói, “Ngọc bất trác, bất thành khí; nhân bất học, bất tri lý” (Ngọc mà không mài dũa thì không thành đồ dùng, ngƣời không học

thì không hiểu đạo lý - “Tam tự kinh”). Nguyễn Đức Đạt cho rằng, nhờ có học mà ngƣời dại cũng hóa khôn, không học thì khôn không bằng dại. Nhờ có việc học mà con ngƣời có thể thay đổi tƣ chất vốn có của mình, ông cho rằng “Đục khắc mãi thì vật rắn đến đâu cũng phải thủng, uốn mãi không thôi thì gỗ thẳng nào cũng phải cong. Đƣờng bích (loài đá giống ngọc) cứng rắn thế mà còn có thể đẽo khắc để làm đồ dùng, huống chi là tâm ý? Cho nên chịu khó học thì ngƣời dại cũng hoá khôn, không học thì khôn không bằng dại” [40, tr.8]. Với Nguyễn Đức Đạt, học không chỉ làm thay đổi tƣ chất con ngƣời, mà việc học còn làm cho cuộc sống của con ngƣời thay đổi. Nếu ngƣời không học thì sẽ làm trâu ngựa mãi thôi, còn nếu chịu khó học thì có thể trở nên giàu sang. Chính vì việc học quan trọng nhƣ thế cho nên ai ai cũng phải học, già trẻ, giàu nghèo đều phải học.

Với những quan niệm tiến bộ của mình, Nguyễn Đức Đạt đã xem mục đích của việc học là để tu dƣỡng, rèn luyện bản thân, chứ không phải là để làm quan, ông viết: “Ngƣời quân tử học là vì mình, học không phải để làm quan, sự học vì mình thì phải học suốt đời, còn kẻ nào học để làm quan, chƣa làm thì học, đƣợc làm quan rồi thì bỏ không học nữa” [40, tr. 15]. Nguyễn Đức Đạt khẳng định, đã là ngƣời quân tử thì phải học suốt đời, bởi “ngƣời quân tử chẳng gì làm cho thông hơn đi học, và không gì làm cho dốt hơn là việc chán học” [40, tr. 17].

2.3.2. Về p ƣơn p áp áo ục

Ngoài ra, theo Nguyễn Đức Đạt, phƣơng châm của việc học tập là phải cầu lấy tinh. Ông cũng chỉ ra rằng nếu không đạt đến chỗ tinh, thì sẽ thành con mọt sách. Ông nói rằng:

Có ngƣời đem sách đến chất vấn ta, ta không biết rõ, không dám phân biện, có ngƣời đem điển cố đến hỏi ta, ta chƣa nghe biết, không dám thƣa. Có ngƣời hỏi: cớ sao”. Ta nói rằng: có điều biết,

có điều không biết, có điều nhớ, có điều không nhớ. Ngƣời kia lại hỏi: Thấy lại cũng có điều không biết nhớ ra? Ta đáp: sức kiến thức có hạn mà sự lý vô cùng, học giả không quý biết hết, chỉ quý biết cho nên đến nơi đến chốn, không cần nhớ hết, chỉ cốt nhớ cho tinh tƣờng [40, tr. 13].

Nguyễn Đức Đạt rất đề cao vai trò của việc học tập, xem đó nhƣ một điều kiện cần thiết không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi ngƣời. Với Nguyễn Đức Đạt, học không chỉ làm thay đổi tƣ chất con ngƣời, mà còn làm cho cuộc sống con ngƣời thay đổi. Nếu ngƣời không học thì sẽ làm trâu ngựa mãi thôi, còn nếu chịu khó học thì có thể trở nên giàu sang. Chính vì việc học quan trọng nhƣ thế cho nên ai ai cũng phải học, già trẻ, giàu nghèo đều phải học. Từ việc học, con ngƣời có thể thay đổi đƣợc bản tính của mình, trở thành ngƣời thành đạt và có ích cho xã hội, ông nói:

Ngƣời nghèo hèn mà học cũng nhƣ là trồng cái cây chƣa có hoa; ngƣời giàu sang mà học cũng nhƣ vun đắp cái cây đã có hoa. Trông cây thì sinh sôi, vun đắp thì cây bền lâu, ấy là ngƣời biết việc gốc, dốc chí học hành cũng nhƣ che cho hoa, rào cho cây. Chỉ dẫn cho ngƣời cùng học cũng nhƣ đem hoa nọ tiếp cây kia [40, tr. 11].

Về nội dung giáo dục, vốn là một nhà giáo dục, Nguyễn Đức Đạt rất quan tâm đến các sách kinh điển của đạo Nho. Hễ ai đã bƣớc tới cửa Khổng sân Trình để theo đƣờng hoạn lộ, đều bắt buộc phải học Ngũ kinh, Tứ thƣ, Bắc sử... theo các cụ các sách đó có giá trị ở chỗ “chính danh định phận” về con ngƣời. Nguyễn Đức Đạt nói về cách học tập, kiến thức thì có hạn, sự lý thì vô cùng, học giả không quý ở biết hết mà quý ở biết đến nơi đến chốn. Nhƣng học những gì, học ở đâu? Trƣớc hết, Nguyễn Đức Đạt cho rằng phải học trong sách vở, trong các bộ sách kinh điển của ông cha, sách của Khổng Mạnh, nhƣng theo ông không phải là học vẹt, học hẹp. Nguyễn Đức Đạt cho

rằng: “kinh Xuân thu là gấm hoa, kiêm cả Thi, Thƣ, Lễ, Dịch”, kinh Xuân thu thay thế trời đất là nẩy mực cho đƣờng cong, đƣờng thẳng, cân nhắc điều khinh, điều trọng. Kinh Dịch là phỏng theo trời đất, tựa nhƣ mờ tối, song lại rõ ràng; kinh Thi là ngọc bích thuận theo trời đất, tựa nhƣ quê mùa nhƣng lại trang sức; kinh Thƣ bắt chƣớc trời đất xem tựa nhƣ kỳ dị nhƣng lại lƣu loát. Còn kinh Lễ là “củ” trong lúc kinh Dịch là quy (tức là để đo tròn, đo vuông) xem nhƣ bó buộc nhƣng lại thích hợp, đúng mực trong trời đất.

Khi đề cập đến phƣơng pháp học, Nguyễn Đức Đạt cho rằng, ngƣời học sau khi học Ngũ kinh sẽ học Tứ thƣ. Ông nói về Tứ thƣ nhƣ sau: “Luận ngữ là Ngu Thƣ, Mạnh Tử là Chu Thƣ, Trung Dung, Đại Học là Thƣợng Thƣ, Ngu Thƣ thì “hồn”, Chu Thƣ thì “hùng”, Thƣợng Thƣ thì “dƣơng dƣơng” (mênh mông nhƣ bể)” [40, tr. 39]. Vì vậy, sách Nam Sơn tùng thoại có đoạn viết về câu hỏi của học trò rằng: những lúc rỗi có nên xem truyện ký, tiểu thuyết không? Nguyễn Đức Đạt đáp: Ngũ kinh, Tứ thƣ, Tình lý, Tiểu học…, những sách ấy học tập từ trẻ tới già vẫn chƣa đủ thời giờ, còn đâu đọc đến các sách khác. Với Nguyễn Đức Đạt, sự chuyên cần, siêng năng trong việc học là rất hữu ích và vô cùng cần thiết. Ông coi “Tƣ chất là ngựa, học vấn là xe, ngựa không quen kéo xe thì ngựa hay không bằng ngựa xoàng, ngƣời mà không học thì thông minh không bằng lỗ độn” [40, tr. 113]. Tài năng của mình nếu bị giam hãm mà không có sự thể hiện, rèn luyện, trau dồi thì sẽ không thành đạt đƣợc. Ông ví tài năng nhƣ “Tơ chứa trong kén, không ƣơm không lấy ra, lửa ngậm ở trong gỗ, không dùi, không phát ra đƣợc, tài trí của ngƣời ta giam hãm ở trong bụng, phải học mới thành đạt đƣợc” [40, tr. 108]. Nhƣng để có thể làm đƣợc điều đó, theo Nguyễn Đức Đạt, cần sự chuyên tâm và rèn luyện của bản thân. Ông nói: “Việc học nhƣ vẽ màu, lấy màu đen, màu vàng vẽ vào thì màu trắng biến hết. Giống nhƣ nấu canh, cho dấm muối vào thì hết nhạt. Vẽ mà không dùng màu đen, màu vàng thì còn có sắc gì. Nấu

canh mà không cho dấm muối vào thì có vị gì” [40, tr. 9]. Nguyễn Đức Đạt đã chỉ ra cách làm thế nào để đạt đến chỗ tinh thông công việc. Vì thế, để đạt hiệu quả cao trong học tập, tinh thông đƣợc những kinh truyện của đạo Nho thì cần phải có sự tổng hợp các phƣơng pháp. Ông đƣa ra một phƣơng pháp tổng hợp gồm cả nghe, đọc, tƣ duy sâu để lĩnh hội các điều đã học và nghe. Trong ba biện pháp ở trên thì biện pháp tƣ duy sâu để lĩnh hội các điều đã học và nghe là biện pháp quan trọng nhất. Ông viết “Học bằng tai không bằng học bằng mắt, học bằng mắt không bằng học bằng tâm. Ra từ chỗ kia rồi vào chỗ này là lấy sức nghe mà học, là học bằng tai. Đọc đƣợc nhiều sách, xem đƣợc nhiều vở là lấy sức trông mà học, là học bằng mắt. Nhận lời mà thấu tình, lấy ý mà đón chí, là lấy thần trí mà học, là học bằng tâm” [40, tr. 11].

Bên cạnh đó, về việc giáo dục Nguyễn Đức Đạt cũng đã đƣa ra một ý kiến về phƣơng pháp học rất độc đáo rất, ông cho rằng có thể học ở mọi nơi, mọi lúc “Tắm mát, hóng gió, ngâm thơ, đi về là học trong đi “du quan”, trồng cỏ ở sân, nuôi cá ở chậu là học trong lúc chơi chim cá. Nhƣ vậy không lúc nào, không chỗ nào không phải là học” [40, tr. 9]. Ông cũng chỉ rõ rằng mỗi chúng ta phải khổ công học tập kỳ đến lúc nào có kết quả mới thôi “Trong đoạn tre có lửa, nếu không dùi thì không có lửa, dùi không đến khi nảy lửa thà rằng đừng dùi. Trong đất có nƣớc, không đào thì không có mạch, đào mà không đến mạch thà rằng đừng đào. Lối học của ngƣời quân tử là không làm thì thôi, đã làm thì làm cho đến thành công [40, tr. 18].

Đồng thời, Nguyễn Đức Đạt đã đƣa ra một tƣ tƣởng mới, táo bạo, rất có giá trị và khác xa so với lối học từ chƣơng của nho học truyền thống đó là cách học tập tự nhiên. Ông nói: “Tục nho lấy sách làm thầy, thủ nho (bảo thủ) lấy lễ làm thầy, thông nho lấy trí làm thầy, thạc nho (đại nho) lấy nghĩa làm thầy, chân nho thì lấy tự nhiên làm thầy” [40, tr. 64]. Tƣ tƣởng về “chân nho” này đã đƣợc Nguyễn Đức Đạt làm rõ thêm khi ông phê phán lối học chỉ vùi

đầu vào sách vở. Ông nói: “Ngƣời quân tử mà chỉ chuyên về sách là lối học lấy tai mắt mà truyền, chứ không phải học lấy tinh túy, chẳng qua chỉ là trang sức bề ngoài mà thôi” [40, tr. 65].

Nhƣ vậy, lối học tự nhiên là sáng tạo, gắn liền với yêu cầu của thực tế, có mặt tiến bộ cả về động cơ học lẫn phƣơng pháp học tập. Có thể nói, lối học đó gần gũi với phƣơng pháp giáo dục hiện đại. Tuy nhiên, khi thực hiện nó thì trong bản thân Nguyễn Đức Đạt lại có sự mâu thuẫn. Ông không chỉ kêu gọi phải học theo các kinh điển của Nho gia, mà còn đề cao việc phô trƣơng sự thông hiểu điển cố “Học giả chứa nhiều điển cố mà khéo vận dụng, khu khiển thế là ngƣời học giỏi. Ví bằng biết nhiều điển cố mà không viết ra thì cũng giống nhƣ ngƣời lái buôn có tiền, nhƣng không mua bán thì có hơn gì ngƣời không có tiền” [40, tr. 46]. Đồng thời, ông đã có thái độ coi khinh văn quốc âm. Ông nói: “Ngƣời ta chuộng kinh sử mà anh lại giỏi văn quốc âm… thì đắc dụng làm sao đƣợc” [40, tr. 46]. Và trong quan niệm của Nguyễn Đức Đạt cũng mang nặng tính bảo thủ, đề cao mệnh trời, coi đó là yếu tố cuối cùng quyết định sự thành đạt của kẻ sỹ. Khi có ngƣời hỏi: Ruộng sách có đƣợc mùa luôn không? Ông đáp: “Ruộng phải cày, không cày lấy gì mà gặt”. Lại hỏi: Cày mà không đƣợc gặt lúa thì làm thế nào? Ông đáp: “Siêng hay lƣời là tự ngƣời cày gặt, đƣợc nhiều hay ít là tự ở trời, ngƣời cứ hết sức mà phải nhờ trời” [40, tr. 17].

Nhƣ vậy, trong tƣ tƣởng về giáo dục, Nguyễn Đức Đạt đã tiếp thu các quan điểm của Nho giáo về học đi đôi với hành, tức bên cạnh việc tiếp thu kiến thức lý luận, ngƣời học cần phải biết áp dụng nó vào thực tiễn. Ông quan niệm việc học chẳng gì hay hơn “thực”, học tập quý ở thực và giải thích rằng, “ƣơm” và “dùi” tức là đã có kiến thức rồi, nhƣng ƣơm mà không dệt, dệt mà không nhuộm dẫu tơ sợi đã thành tấm lụa cũng không may làm quần áo lễ đƣợc, dùi mà không đốt, đốt mà không quạt dẫu có khói có ngọn cũng không

nấu chín đồ ăn đƣợc. Nguyễn Đức Đạt đã trình bày một cách tập trung, có hệ thống tƣ tƣởng về giáo dục, với nhiều tƣ tƣởng tiến bộ, sâu sắc vƣợt ra đƣợc ngoài khuôn khổ của thiên “Học nhi” của sách “Luận ngữ” mà ở đó Khổng Tử chỉ lƣớt qua phƣơng châm và phƣơng pháp học tập. Trong tác phẩm Nam Sơn tùng thoại, Nguyễn Đức Đạt đã bổ sung và đề xuất nhiều quan điểm đúng đắn, đƣợc học giả Lê Sỹ Thắng đánh giá cao, cho rằng “trong đó có những tia sáng vẫn còn rực rỡ” [48, tr. 121]. Trên phƣơng diện một nhà sƣ phạm, danh sƣ Nam Sơn đã thực hành mẫu mực một phƣơng pháp sƣ phạm rất khoa học, ít thấy, ít đƣợc sử dụng trong nền giáo dục của nền phong kiến xƣa, đó là phƣơng pháp dạy học theo lối vấn đáp, vừa sát với trình độ ngƣời học, phát huy trí não, sự suy nghĩ của học sinh, vừa sống động, linh hoạt dễ tiếp nhận.

Với lƣơng tâm đầy trách nhiệm của một ngƣời thầy, với nội dung giảng dạy khá phong phú và phƣơng pháp truyền đạt cởi mở, đặc biệt là với quan niệm “việc học là suốt đời”, tất cả mọi ngƣời đều phải học, Nguyễn Đức Đạt đã có công lớn trong việc đào tạo các thế hệ học trò đỗ đạt, thành danh. Sự trƣởng thành về mặt nhân cách, cũng nhƣ sự hy sinh anh dũng vì sự nghiệp phát triển đất nƣớc của Hoàng giáp Nguyễn Đức Quý và Phan Bội Châu đã chứng minh cho sự thành công trong sự nghiệp “trồng ngƣời” của Nguyễn Đức Đạt. Tƣ tƣởng đề cao vai trò nhân tài, việc học của Nguyễn Đức Đạt không những chỉ có ý nghĩa hiện thời mà dù ở thời đại nào thì đều cần thiết. Nhân cách của ông thật xứng với câu đối mà các học trò đề tặng, hiện đang đƣợc lƣu giữ ở quê hƣơng ông: Thọ khảo tác nhân Nam Sơn thảo đƣờng trạch vạn thế Văn chƣơng minh quốc, Hồng Lĩnh ngô châu đệ nhất phong. Dịch nghĩa: Suốt đời đào tạo nên bao ngƣời, ơn muôn đời ngôi nhà cỏ ở núi Nam Sơn. Văn chƣơng nổi tiếng khắp cả nƣớc, một ngọn núi cao ở châu ta Hồng Lĩnh. Đọc dòng câu đối này, ta thấy rằng tấm lòng của ngƣời thầy giáo mẫu mực nhƣ Nguyễn Đức Đạt vẫn còn tồn tại mãi với thời gian, đúng nhƣ câu nói

của Giáo sƣ Ninh Viết Giao rằng thầy giáo Nguyễn Đức Đạt vẫn lừng lững nhƣ núi Nam Sơn bên dòng sông Lam bất hủ.

Mặc dù, Nguyễn Đức Đạt trong quan niệm về “giáo dục” còn một số hạn chế, song hạn chế đó đều do tính lịch sử cụ thể quy định. Tuy nhiên, nhƣ ông từng nói với các học trò của mình, rằng không phải vì một con ruồi sa vào một nồi canh đầy mà chúng ta đổ cả nồi canh, cho nên chúng ta cần tìm hiểu sâu hơn tƣ tƣởng của ông, đặc biệt là quan niệm về giáo dục, để từ đó rút ra những bài học cần thiết trong sự nghiệp xây dựng và phát triển giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay, đồng thời giáo dục những truyền thống tốt đẹp của quê hƣơng, đất nƣớc cho thế hệ trẻ. Về tƣ tƣởng giáo dục của Nguyễn Đức Đạt đã đề xuất nhiều quan điểm đúng đắn trong đó có những tia sáng đến nay vẫn còn rực rỡ. Đặc biệt, về phƣơng pháp dạy học có phần gần với phƣơng pháp giáo dục tiên tiến ngày nay. Những lời nói tâm huyết của một ngƣời thầy đối với học trò đã cách xa chúng ta ngót 150 năm, nhƣng nó còn nguyên giá trị đối với sự nghiệp chấn hƣng nền giáo dục và đào tạo của chúng ta hôm nay. Xét về phƣơng diện giáo dục, Nguyễn Đức Đạt đã trình bày một

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng nguyên đức đạt qua tác phẩm nam sơn tùng thoại (Trang 70)