TƢ TƢỞNG VỀ TRIẾT HỌC

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng nguyên đức đạt qua tác phẩm nam sơn tùng thoại (Trang 38)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. TƢ TƢỞNG VỀ TRIẾT HỌC

2.1.1. Quan niệm về mệnh trời

Nhƣ chúng ta đã biết, quan niệm của phƣơng Đông xƣa nay không nói quan niệm về thế giới, mà nói về thiên đạo, đạo trời hay đạo. Không nói quan niệm về nhân sinh quan mà nói nhân đạo, đạo ngƣời, có câu: Đạo trời là âm dƣơng, đạo đất là cƣơng nhu, đạo ngƣời là nhân nghĩa. Vì vậy, chữ đạo trong thiên đạo cũng có ý nghĩa nhƣ quan niệm về thế giới. Đặc biệt, quan niệm, tƣ tƣởng về triết học của ngƣời phƣơng Đông truyền thống không phân biệt rành rọt nhân loại và thiên nhiên, ngƣời và trời đất, nhƣ tƣ tƣởng triết học phƣơng Tây. Cũng giống nhƣ Nho giáo theo mạch truyền thống của Khổng, Mạnh ít nói, ít bàn về trời, đất mà nói nhiều về con ngƣời, không nói về cái chết mà chỉ bàn về sự sống, kính trọng quỷ thần nhƣng khuyên nên phải tránh xa. Trong xu thế ấy, quan niệm chính thống của triều đình nhà Nguyễn cũng xác định theo mạch nho giáo chính thống của Khổng, Mạnh. Nhƣng nhà nho Việt Nam thế kỷ XIX ít bàn về trời, nếu có bàn về trời, về đạo trời thì cũng đại khái hết sức, chỉ nói lại những câu vắn tắt mà nho gia phƣơng Bắc đã từng dùng. Ý chí của trời là mệnh, là thiên mệnh, ngƣời ta có thể không bàn về mệnh nhƣng tuân theo mệnh.

Nguyễn Đức Đạt là một nhà tƣ tƣởng, nhƣng ông không trình bày quan điểm, tƣ tƣởng của mình thành một học thuyết hay một hệ thống hoàn chỉnh. Tuy nhiên, qua tác phẩm Nam Sơn tùng thoại với 32 thiên, ngoài thiên Bình cƣ do các học trò thuật lại cốt cách tinh thần và lối sống giản dị, thanh cao của Nguyễn Đức Đạt, còn lại đƣợc chia theo từng chủ đề riêng biệt. Tuy nhiên, sự phân định này chỉ là tƣơng đối. Bởi vì, dung lƣợng của tác phẩm Nam Sơn

tùng thoại là khá lớn bàn về về các chủ đề nhƣ triết học, chính trị, xã hội, đạo đức, giáo dục, quân sự, do vậy, việc tìm hiểu những tƣ tƣởng triết học với tƣ cách là nền tảng của mọi tƣ tƣởng khác là hết sức cần thiết.

Trong giai đoạn này, nho giáo đƣợc nhà Nguyễn khôi phục vị trí độc tôn trên vũ đài chính trị, tƣ tƣởng. Các nhà nho thời kỳ này chịu ảnh hƣởng rất sâu sắc quan niệm nho giáo Trung Quốc về trời, mệnh trời. Xuất phát từ quan niệm xem trời nhƣ là vị thần tối cao có ý chí, có nhân cách, các nhà Nho trong xã hội phong kiến Việt Nam đã đi đến tƣ tƣởng về mệnh, mệnh trời. Mệnh hay mệnh trời chính là ý chí, sức mạnh của trời chi phối trật tự xã hội, tự nhiên và số phận của con ngƣời. Hầu hết họ đều đề cập tới trời, tin tƣởng vào ý trời, vào mệnh trời và về một ông trời có nhân cách, có tình cảm. Nguyễn Du cho rằng ngẫm hay muôn sự tại trời.

Nguyễn Đức Đạt với vị thế của một nhà nho chính thống, một nhà mô phạm, Nguyễn Đức Đạt cũng cho rằng có trời và mệnh trời. Nhƣng theo ông tƣ tƣởng mệnh trời khác và trái với những tƣ tƣởng tiền định, với Nguyễn Đức Đạt “tâm là trời” và nhƣ ông ngả về duy tâm chủ quan. Ông viết rằng:

Hỏi: Cha yêu con, vua yêu tôi, có giống không? Đáp: Giống. Cha nuôi con, cho ăn uống là nhân, cho roi vọt cũng là nhân. Vua ban tƣớc cho bề tôi là nhân, quở phạt cũng là nhân. Hỏi: Trời có giống thế không? Trời đối với vạn vật thì cho mƣa móc, có khi cho sấm sét; đối với dân, thì có khi cho đƣợc mùa và vui vẻ, có khi giáng dịch lệ hung hoang, có khi cho tai dị để khiển trách, nhƣng rốt cuộc cũng là lòng yêu cả [42; tr. 304].

Ông rất đề cao mệnh trời, ông coi đó là yếu tố cuối cùng quyết định sự thành bại của kẻ sỹ, ông viết:

Ngƣời quân tử tôn trọng trời để tôn trọng tính mình bảo tồn tâm mình để bảo tồn thiên lý. Tâm với tính là một, là trời, không tôn

trọng cái đáng quan trọng gọi là “khinh mạng trời”; không bảo tồn cái đáng bảo tồn gọi là “bỏ trời”. Khinh mệnh trời, bỏ trời thì trời cũng khinh bỉ. Làm tôi mà vua không cho là trung, làm con mà cha mẹ không cho là hiếu thì trời còn cho mình ra gì? Cho nên ngƣời quân tử không thể không làm cho mình thánh nhân, muốn thành khẩn thì không thể không thuận trời, phụng sự trời mà bảo tồn lấy thiên lý là con hiền, dòm ngó trời mà cƣớp bóc là giặc trời (tức là dị đoan) [40, tr. 22].

Với ông “Trời cao ngất không phải chất một hòn đá mà đến đƣợc, đƣờng xa thăm thẳm không phải một bƣớc mà tới đƣợc. Cho nên học không nên bỏ dở, cũng không nên vội. Mạnh tử có nói: ngƣời quân tử có chí với đạo, không thành văn vẻ thì không đạt đƣợc? Cũng là nói phải dần dần” [40, tr. 24]. Theo quan niệm của Nguyễn Đức Đạt:

Chẳng gì to hơn mặt trời, mặt trăng, mƣa và gió. Mặt trời, mặt trăng là tai mắt của trời, gió mƣa là khí huyết của trời, vì trời có tiết độ cho nên lớn. Mặt trời không sáng ban đêm, mặt trăng không sáng ban ngày, thế là hai vầng nhật nguyệt không kiêm đƣợc cả ngày đêm. Gió mạnh không qua buổi sáng, mƣa to không mốt cả ngày, thế là gió mƣa không thái quá đƣợc [40, tr. 27].

Ông quan niệm, mệnh là việc sau, ông nói rằng:

Sinh rồi mới biết mệnh sinh. Chết rồi mới biết mệnh chết. Chƣa sinh chƣa chết thì mệnh chƣa định. Cát hay hung hiện ra mắt, những nhà sành tƣớng thuật đoán đƣợc phải không? Mặt đẹp mà bụng xấu thì cát mà hung, mặt xấu mà bụng tốt thì tuy hung mà cát. Ngƣời quân tử đua đức không đua mệnh [43, tr. 396].

Nhƣ vậy, ý niệm về mệnh là do con ngƣời, là sản phẩm của xã hội, của con ngƣời. Rõ ràng tƣ tƣởng của Nguyễn Đức Đạt là nhấn mạnh vào con ngƣời và xã hội làm ra họa phúc của mình, nhấn mạnh vào đạo đức và nỗ lực

của con ngƣời là cái có thể biết đƣợc. Nhƣ vậy, với tính cách là cơ sở lý luận cho việc trị nƣớc, an dân thông qua nhân chính, đức trị nho giáo về thực chất là một hệ thống các chuẩn mực đạo đức. Chính xác hơn là chuẩn mực đạo đức là những cái xuyên suốt nho giáo. Vì thế, Nguyễn Đức Đạt trình bày Nho giáo trong Nam Sơn tùng thoại một cách có hệ thống độc đáo, đồng thời trình bày đạo đức Nho giáo theo cách riêng của ông.

2.1.2. Quan niệm về Đạo

Tƣ tƣởng về đạo của Nguyễn Đức Đạt có nhiều điểm đặc sắc, trong đó thể hiện sự kết hợp, tiếp thu có sự kế thừa các tƣ tƣởng tiến bộ của Nho giáo và Đạo giáo về đạo. Chúng ta đều biết rằng, Nho gia quan niệm rằng cái trời phú gọi là tính, noi theo tính gọi là đạo, tu đạo gọi là giáo, ở đây noi theo hay tu đều có chung mục đích là nắm đƣợc đạo và hành đạo. Đạo theo quan niệm của nhà nho là con đƣờng mà tất cả các mối quan hệ giữa con ngƣời với nhau, con ngƣời với xã hội đều vận hành trên đó. Nguyễn Đức Đạt thể hiện quan điểm của mình về đạo cũng trên tinh thần đó, bởi ông là nhà nho đƣợc đào tạo từ truyền thống Nho học của gia đình và đất nƣớc vào thời điểm Nho giáo đƣợc độc tôn lần thứ hai.

Trong thiên “Đại Đạo” (Đạo lớn) của Nam Sơn tùng thoại đã đề cập đến thể và dụng của đạo. Ông viết:

Có ngƣời hỏi: Thế nào là Đại đạo? Ông đáp rằng: Đại đạo, nhƣ trời che nhƣ đất chở. Lại hỏi: Ao che chở Đạo? Ông đáp: Đạo tự che chở lấy. Vì nó rất cao không vƣợt lên trên, thì che sao đƣợc? Vì nó rất rộng không gì ra khỏi ngoài, thì chở sao đƣợc? Ngƣời ấy thấy nói đến cao rộng, lại hỏi: Vậy nó sâu đến đâu? Ông đáp: Sâu nhƣ biển, này cải biển, lấy đến ức, vạn trƣợng dày cũng không dò đến đáy đƣợc, có đến ngàn vạn dòng nƣớc chảy vào cũng không đầy đƣợc. Thế mới gọi là nhà đại phƣơng [43, tr. 19].

Nhƣ vậy, với Nguyễn Đức Đạt đạo không phải là hƣ vô, đạo không có hình tƣợng, nhƣng là cái hiện diện trong trời đất:

Ở trong trời đất. Trời cao đất thấp đạo ở giữa, dễ thấy mà khó hình dung. Xƣa Lƣu Luỹ lấy đó mà nuôi rồng. Tao Phù lấy đó mà rèn ngựa. Lỗ Ban lấy đó mà đẽo gỗ, Hậu Nghệ lấy đó mà bắn cung. Đạo cũng đâu là một cả. Cho nên theo đạo để thông các vật, tuy trái nhau mà vẫn tƣơng đắc, cũng nhƣ nhà bếp thái thịt, nấu canh, đốt than nƣớng chả; nấu nƣớng tuy khác mà đều ngon, nhạc sƣ thổi sáo, gảy đàn, ca vịnh, múa mênh, khúc điệu tuy khác mà cùng hay [43, tr. 30].

Đạo vừa có vừa không, nó bộc lộ ra khi ngƣời ta hành động, nó luẩn khuất ở trong tâm tức là không:

Có ngƣời hỏi: Coi những có là thực, thế có phải là đạo không? Ông đáp: “Đạo không phải nhƣ họ Phan, họ Thƣơng. Lại hỏi: Gọi những cái có là không có, thế có phải là đạo không? Ông đáp: Đạo không phải nhƣ họ Trang họ Thích. Lại hỏi: Thế thì đạo không là “có” cũng không là “không” phải không? Ông đáp: Xúc động vào sự vật mà thấy, thế là “thực” thực cũng là có, lẩn khuất ở trong tâm, thế là “hƣ không”, hƣ không cũng là không có. Vậy “có mà chƣa từng có”, “không mà chƣa từng không” thế gọi là “chí đạo” [43, tr. 20].

Đạo là cái vô cùng tận, là bản thể của vũ trụ, chỉ có thể noi theo mà không thể biết hết đƣợc, có thể biết mà không thể gọi tên đƣợc.

Trƣớc hết chúng ta thấy rằng cách giải đáp của Nguyễn Đức Đạt về khái niệm đạo làm chúng ta liên tƣởng đến tƣ tƣởng bất khả tri về Đạo của Lão Tử. Tuy nhiên, ở đây Nguyễn Đức Đạt không truy tìm nguồn gốc của đạo nhƣ Lão Tử, mà khẳng định một cách dứt khoát rằng “Đạo nhƣ trời đất”. Rõ ràng ông chịu ảnh hƣởng của Tống - Nho về đạo học mà cơ sở nền tảng của nó là

Chu Dịch, nói cách khác là một loạt các chú giải Chu Dịch về hai mô hình trong thể thống nhất của Đạo là dƣơng và âm. Dƣơng là thuộc tính của Càn (trời) và Âm là thuộc tính của Khôn (đất). Tuy nhiên, Nguyễn Đức Đạt cũng muốn nói rõ, Đạo mà ông đang nói đến là Đạo theo quan điểm của Nho gia chứ không phải là Đạo của các học phái khác. Điều này đƣợc thể hiện khi ông nêu ra một tƣ tƣởng rất tích cực về “dụng” của đạo, khi có học trò hỏi rằng: “Công dụng của Đạo thế nào? Ông đáp: “Là dạy học”, “là làm quan”, ông giải thích bởi “học có sức thừa thì ra làm quan” là vì ngƣời, làm quan có sức thừa lại học là vì mình”. Cũng trong thiên “Đại đạo” đã đề cập đến thể và dụng của đạo. Thể trong ngôn ngữ triết học phƣơng Đông dùng để chỉ hình thể, bản chất và tính hiện thực của sự vật, còn dụng là chức năng, đặc tính của sự vật. Thể của đạo, theo Nguyễn Đức Đạt là vô cùng to lớn, bao trùm lên tất cả, còn dụng của nó là phƣơng pháp, là cách thức tồn tại và phát triển của tất thảy các sự vật và hiện tƣợng trong trời đất.

Trong lĩnh vực xã hội, đạo đƣợc ông đồng nhất với đạo lý làm ngƣời mà nội dung cơ bản là tam cƣơng, ngũ thƣờng:

Có ngƣời hỏi: Thế nào là Đạo? Ông đáp rằng: Đạo là đạo dẫn. Tự đạo dẫn hay đạo dẫn ngƣời cũng là một. Đạo dẫn mà rõ ràng thì đạo rõ rệt đạo dẫn, mà mờ mịt thì đạo tối tăm. Xem sách đạo thì biết nga học thuật. Học thuật chính trực thì sáng sủa, học thuật dị đoan thì mồ côi [40, tr. 21].

Nguyễn Đức Đạt cũng đã nhiều lần nói nên quan hệ giữa đạo - tính - tình - tâm và thiên lý, là mối quan hệ đã đƣợc nhiều lần đƣợc đề cập đến trong lịch sử nho giáo Trung Quốc. Theo ông tính là nguồn của đạo, tình là từ tính mà ra; tình và tính đều thống nhất ở tâm; chỗ tính dừng lại là tình, chỗ tình tĩnh mịch là tình, đắm đuối về tình và mà phóng túng về tính là ngu; thuận tình và giữ tính là thánh, đạt đến thánh là đạo. Và ông nói rằng:

Ngƣời quân tử tôn trọng trời để tôn trọng tính mình bảo tồn tâm mình để bảo tồn thiên lý. Tâm với tính là một, là trời, không tôn trọng cái đáng quan trọng gọi là “khinh mạng trời”; không bảo tồn cái đáng bảo tồn gọi là “bỏ trời”. Khinh mệnh trời, bỏ trời thì trời cũng khinh bỉ. Làm tôi mà vua không cho là trung, làm con mà cha mẹ không cho là hiếu thì trời còn cho mình ra gì? Cho nên ngƣời quân tử không thể không làm cho mình thánh nhân, muốn thành khẩn thì không thể không thuận trời, phụng sự trời mà bảo tồn lấy thiên lý là con hiền, dòm ngó trời mà cƣớp bóc là giặc trời (tức là dị đoan) [40, tr. 22].

Nguyễn Đức Đạt đã giành phần lớn Thiên “Đại đạo” cho vấn đề phƣơng pháp cầu đạo. Trƣớc hết ông nêu tƣ tƣởng rất tích cực:

Đạo vốn không khó cầu, khó thì không phải là đạo. Thánh nhân ở vào nơi bình thản mà làm theo cách giản dịch đã bình thản thì không trở ngại; đã giản dị thì không phiền phức, vậy còn có gì là khó? Còn nhƣ hội họp mọi việc nhân gian mà tìm tòi ở ngoài, thời tính vƣợt ra mà xa lìa chỗ ở của tinh thần. Nhƣ thế mà cầu lấy tốt đẹp, cũng nhƣ vén xiêm mà vƣợt biển vậy [40, tr. 27].

Và rằng, dù ngu độn hay thông minh, ai cũng có thể cầu đƣợc đạo, ai cũng có thể đƣợc nhƣ Khổng tử và Nhan Hồi, có ngƣời hỏi:

Ngƣời quân tử học đạo muốn giống ai? Ông đáp: Giống ông Khổng, ông Nhan. Lại hỏi: Ông Khổng, ông Nhan ở đâu? Ông đáp: “Ở tâm. Tâm ta có quy cũ ta không vƣợt qua, thì ta cũng là ông Khổng; tâm ta có nhân đạo ta không làm điều gì trái thì ta là ông Nhan. Nếu không muốn giống Khổng, Nhan thì thôi, đã muốn thì không ai cấm [40, tr. 25].

Tiếp đến Nguyễn Đức Đạt giải quyết mối quan hệ giữa kiến thức và sự cố gắng, giữa tri thức và thực hành trong việc cầu đạo. Trả lời câu hỏi vị trí

của kiến thức và sự gắng sức trong tầm quan trọng của việc cầu đạo, ông đã trả lời “Kiến thức trọng hơn. Ví nhƣ muốn đi đến Nam Kỳ mà lại ra trạm Bắc, ngựa chạy càng nhanh, đầy tớ càng khoẻ, đi nhƣ bay thì cách Nam Kỳ càng xa. Nếu đổi đƣờng đi mà đi về phía Nam, sáng đi tối nghỉ, không sai phƣơng hƣớng thì lo gì mà không đến” [40, tr. 28].

Về mối quan hệ giữa trí thức và thực hành trong việc cầu của đạo, Nguyễn Đức Đạt đã coi đã coi cả hai có vị trí ngang nhau và đều đƣa đến kết quả nhƣ nhau. Trả lời câu hỏi về mối liên hệ này, ông đáp “Ruộng cấy lúa cấy tẻ hay cấy nếp cho thu hoạch cũng nhƣ nhau. Đi săn ngoài đồng dùng cung hoặc dùng lƣới, vật săn đƣợc cũng nhƣ nhau” [40, tr. 31].

Về biện pháp cầu đạo, Nguyễn Đức Đạt coi việc “thu cái Tâm phóng túng” là biện pháp quan trọng hơn cả. Theo ông, Tâm là biện pháp Thái hƣ, chân thực thì hƣ không, thanh tịnh, càn dở thì cái hƣ không, thanh tịnh ấy bị vẩn đục cho nên, ông khẳng định:

Ở từ lòng ta. Lòng ta là một cõi “thái hƣ”. Chân thực thì hƣ không, càn rỡ thì làm cái hƣ không đó bị đục bẩn. Cho nên cầu đạo chẳng gì bằng thu cái tâm phóng túng, thu cái tâm phóng túng không gì bằng khu trục những sự càn rở [40, tr. 23].

Làm thế nào để thu cái Tâm phóng túng? Ông đã lấy ý nghĩa của Khổng tử và Mạnh tử mà trả lời rằng phải từ bỏ bốn điều “không hợp” và khuyếch trƣơng “bốn đầu mối” (tứ đoan). Bốn điều không hợp ấy là không hợp lễ thì

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng nguyên đức đạt qua tác phẩm nam sơn tùng thoại (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)