các hoạt động quản trị nhân sự và cam kết với tổ chức của người lao động
Mối quan hệ giữa quản trị cấp cao và người lao động là một mối quan hệđã tồn tại, được xây dựng và nghiên cứu trong nhiều năm qua. Mối quan hệ này có thể không mang tính chất cá nhân và tương tác. Việc giao tiếp và thấu hiểu mối quan hệ sẽ dựa trên nhận thức của hai bên. Điều quan trọng là hai bên phải có mối quan hệ trước khi giao tiếp có hiệu lực. Drucker (1973) nhận xét rằng vai trò của nhà quản lý cấp cao phải hướng tới việc xác định chiến lược tổng thể, và sau đó, họ phải cung cấp hỗ trợ thực hiện cùng với hệ thống khen thưởng. Evans (1996) nhận xét rằng các nhà quản lý cần tạo ra một môi trường để mọi người tận hưởng công việc của họ bằng cách cung cấp cho họ sự hướng dẫn, phản hồi và khen thưởng. Marchington (1996) khẳng định rằng một yếu tố quan trọng trong mối quan hệ giữa nhà quản lý cấp cao và nhân viên là cảm nhận của nhân viên về sự trân trọng của người lãnh đạo đối với những đóng góp của lực lượng lao động. Tuy nhiên, Guest (1991) cảnh báo rằng việc theo đuổi cam kết của nhà
quản trị cấp cao có thể thực sự là một phương tiện để đạt được sự tuân thủ, nói cách khác nhân viên phải cam kết với những gì tổ chức muốn họ làm.
Nhìn chung, tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy các tổ chức tạo ra và duy trì được mối quan hệ tốt đẹp giữa người lao động và nhà quản trị sẽđược hưởng nhiều lợi ích hơn nhờ mức độ tạo động lực làm việc, mức độ cam kết với tổ chức và sự hài lòng cao hơn của nhân viên, từ đó tác động tích cực đến kết quả hoạt động (Becker và cộng sự, 1996; Benkhoff, 1997; Leung và cộng sự, 2004). Trong nghiên cứu của Powell và Colyvas, (2008), các tác giả kế thừa nhận định rằng khi cam kết của nhà quản trị cấp cao ở mức cao, sức ép từ tổ chức để nâng cao hoặc thay đổi các vấn đề nội bộ của nó, bao gồm cả các nhân tốảnh hưởng đến mức cam kết với tổ chức của người lao động cũng trở nên hiệu quả hơn. Nói cách khác, đây là kỳ vọng về mức ảnh hưởng của cam kết của nhà quản trị cấp cao có thể có lên việc gây áp lực cho những thay đổi cần có trong tổ chức, từđó buộc các tổ chức phải hành động.
Nhà quản trị cấp cao có ảnh hưởng quan trọng đến sự hài lòng trong công việc và cam kết của nhân viên đối với tổ chức của họ (Niehoff, Enz, và Grover, 1990; Ugboro và Obeng, 2000; Kim và Brymer, 2011). Bằng cách chia sẻ tầm nhìn rõ ràng với nhân viên và tham gia vào các hành vi hỗ trợ, nhà quản trị cấp cao có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao sự hài lòng trong công việc của nhân viên và cam kết của nhân viên với tổ chức, điều này cuối cùng có thểđóng góp vào cải thiện kết quả hoạt
động của tổ chức (Niehoff, Enz, và Grover, 1990; Kim và Brymer, 2011; Arnold và cộng sự, 2015). Nói cách khác, tầm nhìn và sự hỗ trợ của nhà quản trị cấp cao có thể có tác động tích cực đến thái độ của nhân viên đối với công việc của họ và toàn bộ tổ chức.
Thông qua sự hợp tác, thực hành các hoạt động quản trị nhân sự, nhà quản trị cấp cao cần cung cấp đủ hỗ trợđể thể hiện rằng họđánh giá cao và tôn trọng nhân viên như
những tài sản quý giá, từ đó dẫn dắt nhân viên cam kết và hài lòng với tổ chức và có trách nhiệm công việc của họ (Lee và cộng sự, 2017). Các chức năng và vai trò của quản trị nhân sựđã góp phần tích cực vào việc nâng cao sự hài lòng trong công việc của nhân viên và cam kết với tổ chức của họ (Bartlett, 2001; Shields và Ward, 2001; Tansky và Cohen, 2001; Rowden, 2002; Benson, 2006; Schmidt, 2007; Ramkumar, 2012). Với tư
cách là người ủng hộ nhân viên cũng như đối tác chiến lược của nhà quản trị cấp cao, các hoạt động HRM có thể khuyến khích nhân viên tham gia đầy đủ hơn vào công việc và tổ chức của họ, do đó tăng khả năng hài lòng với công việc và cam kết với tổ chức.