Kết quả kiểm định thang đo

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển dịch vụ bao thanh toán trong xuất khẩu hàng hoá ở Việt Nam (Trang 99 - 100)

Luận án sử dụng 9 biến với 9 thang đo được kế thừa từ các nghiên cứu trước đây cụ thể như sau: (1) Cam kết của nhà quản trị cấp cao (TM) được đo lường bằng 3 quan sát từ TM1 đến TM3; (2) Tuyển dụng (RS) được đo lường bằng 2 quan sát RS1, RS2; (3) đánh giá nhân viên (PE) được đo lường bằng 6 quan sát từ PE1 đến PE6; (4) đào tạo và tuyển dụng (TD) được đo lường bằng 8 quan sát từ TD1 đến TD8; (5) môi trường làm việc (WE) được đo lường bằng 6 quan sát từ WE1 đến WE6; (6) thù lao (EC) được

đo lường bằng 3 quan sát từ EC1 đến EC3; (7) cam kết tình cảm (AC) được đo lường bằng 8 quan sát từ AC1 đến AC8; (8) cam kết đạo đức (NC) được đo lường bằng 8 quan sát từ NC1 đến NC8 và (9) cam kết lợi ích (CC) được đo lường bằng 8 quan sát từ CC1

đến CC8.

Các thang đo được đánh giá thông qua các công cụ lần lượt như sau: (1) đánh giá

độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha; (2) phân tích nhân tố khám phá (EFA).

Đầu tiên, độ tin cậy của thang đo cho phép đo lường mức độ phù hợp với thực tế của ý tưởng nghiên cứu. Nói cách khác nếu nhà nghiên cứu sử dụng các thang đo không đủ

phù hợp giữa lý thuyết và thực tiễn thì bảng hỏi khảo sát sẽ có độ tin cậy thấp. Theo Hair và cộng sự (2009) thì Cronbach’s Alpha là hệ sốđược sử dụng đểđo lường độ tin cậy của các công cụ nghiên cứu. Mục đích của kiểm định Cronbach’s Alpha là tìm hiểu xem các biến quan sát có cùng đo lường cho một khái niệm cần đo hay không. Giá trị đóng góp nhiều hay ít được phản ánh thông qua hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation). Qua đó, cho phép loại bỏ những biến không phù hợp trong mô hình nghiên cứu. Trong nghiên cứu thống kê, giá trị của Cronbach’s Alpha từ 0.8 trở lên

được coi là thang đo tốt, trong khoảng từ 0.7 đến 0.8 có độ tin cậy cao, trên 0,6 là có thể

chấp nhận được cho nghiên cứu với tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 (Hair và cộng sự, 2009). Thứ hai, kiểm định giá trị hội tụ và phân biệt của thang đô bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA). Phương pháp trích Principal Component với phép xoay Varimax

được thực hiện để loại bỏ các biến có hệ số tải nhỏ hơn 0.4 là mức được xem là quan trọng (Hair và cộng sự, 2009) và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigen value bằng 1. Các tiêu chí cần đạt là KMO lớn hơn hoặc bằng 0,5; kiểm định Barlett nhỏ hơn 0.05; tổng phương sai trích (Total variance explained) lớn hơn hoặc bằng 50% và hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,4.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển dịch vụ bao thanh toán trong xuất khẩu hàng hoá ở Việt Nam (Trang 99 - 100)