Các nhận xét rút ra từ tổng quan các công trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển dịch vụ bao thanh toán trong xuất khẩu hàng hoá ở Việt Nam (Trang 52 - 54)

- Các nghiên cứu trước đây nêu bật vai trò then chốt của Cam kết của nhà quản trị cấp cao đối với nhiều hoạt động trong tổ chức nhưđối với thành công của sản phẩm mới (Cooper và Kleinschmidt, 1987, 1995; Gupta và Wilemon, 1990; Rogers và cộng sự, 2005; Swink, 2000), đối với sự thành công trong áp dụng hệ thống quản trị chất lượng đồng bộ (Flynn và Saladin, 2001; Kaynak, 2003; Bayazit, 2003; Beer , 2003; Jun và cộng sự , 2006; Salaheldin, 2009; Soltani và Wilkinson, 2010), ...Tuy nhiên, các nghiên cứu về tác động của cam kết của nhà quản trị cấp cao đến cam kết với tổ chức của người lao động hay đến các thành phần của nó như cam kết tình cảm hiện cón rất ít( Babakus và cộng sự 2003). Mặc dù tác động này ngày càng được ghi nhân là hiện hữu và có vai trò tích cực. Harari (1993) đã nhận ra đánh giá này từ trước đồng thời ghi nhận thêm rằng tất cả các nhân sự tại tất cả các cấp sẽ trở thành “người theo đuôi sếp”, nói cách khác là họ sẽưu tiên các nhiệm vụ mà quản lý của họ thích. Nếu quản lý của họưu tiên cam kết của người lao động, họ sẽưu tiên cam kết của người lao động và ngược lại. Như vậy, việc cải thiện mức cam kết với tổ chức của người lao động cần phải được khởi xướng từ cấp cao, với một cam kết rõ ràng và một quyết tâm thực hiện thành công. Ở

Việt Nam, Cam kết của nhà quản trị cấp cao có thể còn đóng vai trò quan trọng hơn các nước phương Tây vì văn hóa quản trịở Việt Nam còn mang nhiều đặc tính của quản trị

cấu trúc phân cấp từ trên xuống khi người lao động thường dựa vào các nhà quản trị cấp cao ra quyết định (Tiessen, 1995). Ngoài ra một số nghiên cứu tại các nước đang phát triển trước đây cũng cho thấy sự ủng hộ của nhà quản trị cấp cao là yếu tố quan trọng

để thuyết phục người lao động chủ động thực hiện một hành động cụ thể (Nicholls và cộng sự, 1999). Tuy nhiên tổng quan cũng cho thấy còn ít nghiên cứu thực nghiệm tìm hiểu ảnh hưởng của cam kết của nhà quản trị cấp cao đối với việc gia tăng mức cam kết với tổ chức của người lao động. Đây là một khoảng trống cần bổ sung mà luận án đã tập trung nghiên cứu về vấn đề này.

- Kết quả tổng quan đã chỉ ra rằng, hầu hết các nghiên cứu trước đây đi vào nghiên cứu tác động riêng biệt của 2 hoặc một vài hoạt động quản trị nhân sựđến cam kết với tổ chức của người lao động. Trong khi thực tếđã chứng kiến kết quả vượt trội trong khi nghiên cứu tác động đồng thời của các hoạt động HRM lên cam kết với tổ chức của người lao động. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên kết quả nghiên cứu của nhiều học giả

trên thế giới nhận định cần có các nghiên cứu tác động đồng thời của các hoạt động HRM (các ‘gói’), thay vì tập trung vào các hoạt động riêng lẻ như nhiều nghiên cứu trước đây đã thực hiện (Eaton, 2003; Benson, 2006; Sweins và Kalmi, 2008; Farndale và cộng sự, 2011) để tìm hiểu được tối đa về ảnh hưởng của các hoạt động HRM lên vấn đề nghiên cứu (Huselid, 1995; Horwitz et al, 2003) để nghiên cứu ảnh hưởng trực

tiếp của các hoạt động HRM này lên 3 hình thức của cam kết với tổ chức của người lao

động. Đó thực sự là một khoảng trống cần được tiếp tục nghiên cứu khi mà số lượng các nghiên cứu đã thực hiện theo hướng này cón rất ít..

- Các nghiên cứu trước đây hầu như tập trung vào việc nghiên cứu tác động trực tiếp của nhà quản trị cấp cao hoặc của các hoạt động HRM đến cam kết với tổ chức của người lao động. Trên thực tế, các hoạt đông HRM vừa có tác động trực tiếp lên cam kết của người lao động với tổ chức vừa có tác động điều tiết mối quan hệ giữa cam kết của nhà quan trị cấp cao đến cam kết với tổ chức của người lao động. Nghiên cứu tác động

điều tiết của HRM lên mối quan hệ trên sẽ cung cấp các bằng chứng sát thực hơn và cụ

thể hơn để có các biện pháp sâu sắc và hữu ích hơn. Tuy nhiên, tổng quan các nghiên cứu gần đây cho thấy cón rất ít các nghiên cứu về mối quan hệ “kep” này của các hoạt

động HRM. Đây có thể coi là một khoảng trống còn chưa được nghiên cứu đầy đủ và rất cần nhiều nghiên cứu tiếp theo khai phá.

Từ các phát hiện trên đây qua tổng quan các công trình nghiên cứu nghiên cứu sịnh đã xác định các nội dung chính tập trung nghiên cứu trong luận án(tại phần mởđầu của luận án) nhắm góp thêm bằng chứng thực nghiệm và góp phần lấp một phần các khoảng trống đã chỉ ra ở trên.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển dịch vụ bao thanh toán trong xuất khẩu hàng hoá ở Việt Nam (Trang 52 - 54)