Thuyết về sự công bằng của Adams (1965)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại đài phát thanh truyền hình dà nẵng (Trang 25 - 26)

7. Bố cục và kết cấu đề tài

1.2.4. Thuyết về sự công bằng của Adams (1965)

Lý Thuyết được đưa ra bởi Adams (1965) chỉ ra rằng nhân viên hướng

đến sự công bằng giữa họ và những nhân viên khác. Sự công bằng đạt được khi tỷ lệ giữa kết quả so với sự cống hiến của một nhân viên bằng với tỷ lệ

giữa kết quả so với sự cống hiến của nhân viên khác.

có xu hướng so sánh những đóng góp và phần thưởng của họ với những người khác. Khi so sánh, đánh giá có thể có ba trường hợp xảy ra:

Nếu người lao động cho rằng họ được đối xử không tốt, phần thưởng là không xứng đáng với công sức họ đã bỏ ra thì họ sẽ bất mãn và từ đó họ sẽ

làm việc không hết khả năng của họ và thậm chí họ sẽ ngừng việc.

Nếu người lao động tin rằng họ được đối xử đúng, phần thưởng và đãi ngộ là tương xứng với công sức của họ đã bỏ ra thì họ sẽ duy trì mức năng suất như cũ.

Nếu người lao động nhận thức rằng phần thưởng và đãi ngộ là cao hơn so với điều mà họ mong muốn họ sẽ làm việc tích cực hơn, chăm chỉ hơn. Song trong trường hợp này, họ có xu hướng giảm giá trị của phần thưởng.

Một điều khó khăn là người lao động thường có xu hướng đánh giá cao cống hiến của mình và đánh giá cao phần thưởng mà người khác nhận được. Cần phải hiểu rằng sẽ không có sự công bằng tuyệt đối trong mọi hoàn cảnh. Thuyết về sự cộng bằng đòi hỏi các nhà quản trị phải quan tâm tới các nhân tố

chi phối đến nhận thức của các thành viên về sự công bằng và từ đó có các tác

động thích hợp để tạo cho các thành viên trong tổ chức có được nhận thức

đúng đắn về sự công bằng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại đài phát thanh truyền hình dà nẵng (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)