VẬN DỤNG CÁCH ỌC THUYẾT ĐỂ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại đài phát thanh truyền hình dà nẵng (Trang 30 - 31)

7. Bố cục và kết cấu đề tài

1.3. VẬN DỤNG CÁCH ỌC THUYẾT ĐỂ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC

VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Động cơ thúc đẩy là thuật ngữ chung dùng để chỉ các xu hướng, ước mơ, nhu cầu, nguyện vọng của con người. Mối quan hệ giữa động cơ thúc đẩy và hành động của mỗi cá nhân được thể hiện như dưới:

Hình 1.1. Quan hệ giữa động cơ thúc đẩy và hành động của mỗi cá nhân

Qua sơđồ có thể thấy, động cơ thúc đẩy được xem xét như một phản ứng nối tiếp. Bắt đầu là sự cảm thấy có nhu cầu, những nhu cầu đó là cơ sở hình thành các mong muốn, tạo ra một trạng thái căng thẳng cần hành động và hành động để có sự thoả mãn. Sơ đồ là một chuỗi khép kín không có điểm

đầu và điểm cuối, nếu không thoả mãn hoặc thoả mãn một phần thì nhu cầu

đó vẫn còn tồn tại, còn việc thoả mãn hoàn toàn lại là khởi đầu cho một nhu cầu khác, từ đó lại thôi thúc con người hành động để thoả mãn những nhu cầu khác. Do vậy, nhà quản trị phải biết được người lao động có nhu cầu gì, giúp họ thoả mãn từđó tạo động lực thúc đẩy họ làm việc.

Mặc dù có nhiều điểm khác nhau hay tương tự đan xen, các lý thuyết trình bày trên đây không loại trừ lẫn nhau mà mang tính chất trung khớp và bổ sung cho nhau. Rộng nhất có lẽ là thuyết kỳ vọng bởi nó bắt đầu với các nỗ lực cá nhân và kết thúc với sự hài lòng của người lao động về các mục tiêu cá nhân. Ở mỗi phần lý thuyết này lại có các khái niệm bổ sung.

Nhận thức về động lực làm việc của các loại hình người lao động trên thế

giới đang thay đổi nhanh chóng để đáp ứng một số yếu tố quan trọng. Các biện pháp tăng tường động lực làm việc thông thường, bên ngoài hoặc bên trong đang dần mất đi sự quan trọng. Các yếu tố tạo động lực công việc thay

đổi theo không gian và thời gian. Không thể nào phân tích và chỉ ra một công cụ thúc đẩy động lực làm việc duy nhất được áp dụng cho nhiều thành phần nhân viên. Tuy nhiên, chúng ta có thể cố gắng đánh giá sự quan trọng tương

đối của một hoặc một vài công cụ trong một phân khúc người lao động nhất

định phụ thuộc vào một số tổ chức đồng nhất.

Việc phân loại nhóm công cụ tạo động lực chỉ mang tính tương đối bởi tác động của công cụ này chỉ phát huy khi có sự tác động tích cực từ công cụ

khác, trong một chỉnh thể thống nhất. Công cụ vật chất tạo ra cái căn bản, tiền đề và không thể thiếu, công cụ tinh thần làm tăng thêm tác dụng tạo

động lực cho công cụ vật chất và ngược lại.

Việc sử dụng các công cụ tạo động lực lao động hiệu quả cần đạt tới các mục tiêu sau:

- Thúc đẩy nhân viên làm việc và một cách tự giác và chủ động thông qua việc tạo ra một môi trường làm việc có quy định trách nhiệm quyền hạn rõ ràng và công khai.

- Hỗ trợ việc đạt được mục tiêu chung của toàn tổ chức bao gồm cả mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.

- Thu hút và giữ được những nhân việc làm việc hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại đài phát thanh truyền hình dà nẵng (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)