PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại đài phát thanh truyền hình dà nẵng (Trang 49 - 51)

7. Bố cục và kết cấu đề tài

2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO

NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI ĐÀI PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH ĐÀ

NẴNG

Để tìm hiểu về thực trạng động lực làm việc của người lao động tại Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng. Từ việc xử lý và phân tích các kết quả

thu được sẽ xác định được những nhu cầu chưa được thỏa mãn của người lao

động tại Đài và đồng thời đánh giá được các biện pháp tạo động lực mà Đài

nhu cầu trong công việc mà người lao động đang theo đuổi, từ đó có những

điều chỉnh hiệu quả hơn.

Số lượng mẫu được chọn là 150 người (chiếm 93,75% tổng lao động

đang làm việc tại Đài. Với tỷ lệ điều tra như sau:

Bảng 2.2. Đối tượng khảo sát động lực làm việc Bộ phận Số lượng Khối sản xuất chương trình 75 Khối truyền dẫn và phát sóng 60 Khối quản lý gián tiếp 25 Tổng 150 a. Xây dng phiếu kho sát Phiếu khảo sát gồm 3 phần: - Phần I: Phần giới thiệu

- Phần II: Phần thông tin cá nhân của đáp viên, bao gồm thông tin về giới tính, độ tuổi.

- Phần III: Bảng câu hỏi khảo sát động lực làm việc

Phần bảng câu hỏi khảo sát động lực làm việc của của người lao động tại

Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng được xây dựng gồm 4 câu hỏi mang tính định hướng, nhằm xác định được các nội dung cơ bản có liên quan đến vấn đềđộng lực làm việc của người lao động:

- Người lao động có hiểu được mục tiêu hoạt động chính của Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng ?

Người lao động sẽ có động lực làm việc nếu họ thật sự thấu hiểu được mục tiêu, định hướng hoạt động của tổ chức mang lại lợi ích gì cho họ. Vì vậy, câu hỏi đầu tiên trong bảng khảo sát mong muốn xác định được mức độ

nhận thức của người lao động về mục tiêu, định hướng hoạt động của Đài. - Đánh giá của người lao động về chính sách tạo động lực làm việc tại Đài?

Câu hỏi này trong bảng khảo sát nhằm xác định được những công cụ tạo

động lực mà người lao động cảm thấy không hài lòng. Từ đó, Đài cần có những giải pháp nhằm loại bỏ hoàn toàn hoặc hạn chế tối đa những rào cản này.

- Mục tiêu trong công việc của người lao động có gắn kết với mục tiêu hoạt động của Đài không?

Người lao động có động lực làm việc khi mục tiêu ưu tiên trong công việc của họ gắn kết chặt với mục tiêu hoạt động của Đài, khi đó những nỗ lực

đúng hướng của người lao động sẽ mang lại hiệu quả và được ghi nhận.

- Có những thay đổi nào gần đây trong Đài khiến cho động lực của người lao động bịảnh hưởng?

Câu hỏi này nhằm khảo sát một vài vấn đề quan trọng có liên quan đến cảm nhận của người lao động về sự thay đổi của Đài ảnh hưởng đến bản thân người lao động như: Việc thay đổi nhân sự như tuyển dụng hay tinh giảm biên chế của Đài? Việc thay đổi người quản lý? Việc hợp tác với các công ty liên kết?

(Phiếu khảo sát động lực làm việc của người lao động tại Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng: xem phụ lục 1)

Kết quả khảo sát

(Tổng hợp kết quả khảo sát động lực của ngươi lao động tại đài Phát thanh – Truyền hình đà Nẵng: xem phụ lục 2)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại đài phát thanh truyền hình dà nẵng (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)