Tạo động lực bằng công cụ tài chính

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại đài phát thanh truyền hình dà nẵng (Trang 31 - 35)

7. Bố cục và kết cấu đề tài

1.3.1. Tạo động lực bằng công cụ tài chính

a. Lương

Theo bài giảng kinh tế nguồn nhân lực, PGS. TS. Trần Xuân Cầu thì “Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo giá trị sức lao động đã hao phí trên cơ sở có sự thoả thuận giữa hai bên”.

Ta có thể hiểu tiền lương là số tiền mà người lao động nhận được, trên cơ

sở dựa vào trình độ năng lực của người lao động kết hợp với sự thoả thuận trước với người sử dụng lao động. Tiền lương là bộ phận cơ bản nhất để tạo

động lực cho người lao động. Nó có vai trò kích thích người lao động hoàn thành tốt công việc cũng như mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Vì như chúng ta đã biết thì thường là tiền lương chiếm một tỷ

trọng cao nhất trong thu nhập của người lao động. Tiền lương giúp người lao

động trang trải chi phí sinh hoạt, tái tạo sức lao động của họ cũng như là để đảm bảo cuộc sống gia đình họ. Do vậy tiền lương có ảnh hưởng rất lớn đối với động lực làm việc của người lao động. Tiền lương càng nhiều thì sự hài lòng về công việc càng được tăng cường, giảm lãng phí giờ công, ngày công. Họ sẽ ngày càng gắn bó với tổ chức, làm việc chăm chỉ hơn, chất lượng lao

động được nâng cao hơn cũng như là nâng cao được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong thực tiễn hiện nay, các doanh nghiệp thường áp dụng một hoặc hai hình thức trả lương: theo thời gian và theo sản phẩm.

Hình thức trả lương theo thời gian

Tiền lương theo thời gian là tiền lương thanh toán cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc và trình độ chuyên môn của họ. Nhược điểm chính của hình thức trả lương này là không gắn giữa chất lượng và số lượng lao động mà người lao động đã tiêu hao trong quá trình thực hiện công việc.

Điều này thể hiện khi trả lương người sử dụng lao động không quan tâm nhiều lắm đến kết quả của người lao động tạo ra. Chính vì thế hình thức trả

lương này không kích thích người lao động thi đua sáng tạo để có thể đạt

được một kết quả cao hơn, tốt hơn.

Hiện nay trong các doanh nghiệp, người ta sử dụng hình thức trả lương theo thời gian cho những công việc chưa hoặc không thể xây dựng được

định mức lao động, những công việc mà khối lượng hoàn thành không xác

định được, những công việc cần thiết phải trả lương theo thời gian để nhằm

đảm bảo chất lượng sản phẩm...

Hình thức trả lương theo sản phẩm

Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương căn cứ vào số lượng và chất lượng sản phẩm mà người lao động tạo ra và đơn giá tiền lương theo sản phẩm để trả lương cho người lao động.

Để tiền lương thật sự phát huy hiệu quả của nó trong việc tạo động lực lao động thì nó phải có sự công bằng. Trả lương công bằng cả bên trong và bên ngoài. Sự công bằng càng được quán triệt thì sự hài lòng về công việc càng cao, hoạt động của tổ chức càng hiệu quả. Một khi mục tiêu của tổ chức

đạt được lại có điều kiện nâng cao mức sống vật chất, tinh thần cho người lao

động, tọa ra động lực kích thích người lao động. Vì vậy để đảm bảo hiệu quả

của tiền lương trong công tác tạo động lực, nhà quản lý phải nhận biết được tầm quan trọng và có các biện pháp tăng cường mối quan hệ này. Có ba nguyên tắc cơ bản tổ chức tiền lương nói chung. Thứ nhất là trả lương ngang nhau cho những lao động như nhau. Thứ hai là đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân. Thứ ba là đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa người lao động làm các nghề khác nhau trong nền kinh tế

quốc dân.

b. Thưởng

Tiền thưởng là một dạng khuyến khích tài chính được chi trả một lần (thường là vài cuối quý hoặc cuối năm) để thù lao cho sự thực hiện công việc của người lao động. Tiền thưởng cũng có thể được chi trả đột xuất để ghi nhân những thành tích xuất sắc như hoàn thành dự án công việc trước thời hạn, tiết kiệm ngân sách hoặc cho các sáng kiến cải tiến có giá trị.

có những thành tích và đóng góp vượt trên mức độ mà chức trách quy định. Tiền thưởng cùng với tiền lương tạo nên khoản thu nhập bằng tiền chủ yếu của người lao động. Vì vậy, tiền thưởng cũng góp phần giúp người lao động có thể thoả mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của bản thân và gia đình ở

mức độ cao hơn.

Từ đó có thể thấy, tiền thưởng là một công cụ khuyến khích vật chất có hiệu quả nhất đối với người lao động, nhất là những người còn tiềm ẩn nhiều năng lực làm việc. Tiền thưởng có nhiều loại, bao gồm:

Thưởng năng suất, chất lượng tốt; thưởng do tiết kiệm vật tư, nguyên liệu;

Thưởng do sáng kiến, cải tiến kỹ thuật; thưởng theo kết quả hoạt động kinh doanh;

Thưởng do hoàn thành tiến độ sớm so với quy định.

Tiền thưởng có tác dụng kích thích người lao động làm việc, làm cho họ

cảm thấy họđược đền đáp xứng đáng với những cố gắng nỗ lực của họ. Tiền thưởng sẽ làm cho người lao động cố gắng phấn đấu cống hiến cho tổ chức nhiều hơn. Tuy vậy để cho tiền thưởng phát huy tối đa hiệu quả của nó thì cần có một sô lưu ý. Cũng như lương thì tiền thưởng phải công bằng giữa các cá nhân trong tổ chức. Và thưởng phải nhanh nhạy, kịp thời với những cố gắng phấn đấu của người lao động, tức là ngoài những tiền thưởng định kỳ như

thưởng quý, thưởng năm thì người quản lý phải linh động với những phần thưởng đột xuất cho những cá nhân có sự thể hiện xuất sắc trong tổ chức. Có như vậy thì việc tạo động lực thông qua công cụ này sẽ đạt hiệu quả cao.

c. Phúc li

Phúc lợi là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng các hỗ trợ về cuộc sống cho người lao động. Nó bao gồm các loại bảo hiểm và các chương trình liên quan đến sức khỏe, sự an toàn, các lợi ích khác cho người lao động... Có

hai loại phúc lợi và dịch vụ cho người lao động: phúc lợi bắt buộc và phúc lợi tự nguyện.

Phúc lợi bắt buộc: là một khoản phúc lợi tối thiểu mà các tổ chức phải đưa ra theo yêu cầu của pháp luật. Phúc lợi bắt buộc có thể là các loại bảo đảm, bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Phúc lợi tự nguyện: là các khoản phúc lợi mà các tổ chức đưa ra tùy thuộc vào khả năng kinh tế của người lao động và sự quan tâm của lãnh đạo ởđó.

Tất cả các loại phúc lợi đều nhằm mục đích đảm bảo và nâng cao cuộc sống cho người lao động, làm tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, làm người lao động sẽ cảm thấy phấn chấn. Đặc biệt còn giúp giảm bớt gánh nặng của Xã Hội trong việc chăm lo cho người lao động như BHXH, BHYT, BH thất nghiệp… Và thông qua đó sẽ tạo được động lực cho người lao động.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại đài phát thanh truyền hình dà nẵng (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)