7. Bố cục và kết cấu đề tài
2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH ĐÀ NẴ NG
NẴNG
2.1.1. Thông tin chung vềĐài Phát thanh – Truyền hình Đà Nẵng
Đài Phát thanh – Truyền hình Đà Nẵng thành lập ngày 31/3/1975 với tên gọi Đài phát thanh Đà Nẵng. Năm 1976 đổi tên thành Đài phát thanh Quảng Nam - Đà Nẵng . Năm 1997, hình thành Đài phát thanh -truyền hình Đà Nẵng sau khi chia tách Đài phát thanh Quảng Nam -Đà Nẵng.. Qua từng giai đoạn phát triển, Đài không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dùng, chất lượng các chương trình phát sóng cũng từng ngày được cải tiến nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu bạn nghe đài và bạn xem truyền hình.
a. Vị trí và chức năng của Đài
Đài Phát thanh – Truyền hình Đà Nẵng thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch số 17/2010/TTLT-BTTT- BNV ngày 27 tháng 7 năm 2010 của liên Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ nội vụ hướng dẫn thực hiện chức nẵng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ
chức của Đài Phát thanh và Truyền hình Thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
Đài Truyền thanh và Truyền hình thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng là đơn vị sự nghiệp của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, thực hiện chức năng báo chí của Đảng bộ, chính quyền thành phố, là diễn đàn của các tầng lớp nhân dân thành phố
Đài Phát thanh – Truyền hình đà Nẵng có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
b. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Lập kế hoạch hàng năm và dài hạn để thực hiện nhiệm vụ được giao; tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp phát thanh, truyền thanh, truyền hình và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt theo sự phân công của UBND thành phố và cấp có thẩm quyền.
- Sản xuất và phát sóng các chương trình phát thanh, các chương trình truyền hình, nội dung trên trang thông tin điện tử bằng tiếng Việt, bằng tiếng các dân tộc và tiếng nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Tham gia phát triển sự nghiệp phát thanh, truyền hình trên địa bàn thành phố.
- Trực tiếp vận hành, quản lý, khai thác hệ thống kỹ thuật chuyên ngành
để sản xuất chương trình, truyền dẫn tín hiệu và phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình của tỉnh và quốc gia theo quy định của pháp luật; phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác để đảm bảo sự an toàn của hệ thống kỹ
thuật này.
- Thực hiện các dự án đầu tư và xây dựng; tham gia thẩm định các dự án
đầu tư thuộc lĩnh vực phát thanh, truyền thanh, truyền hình theo sự phân công của UBND thành phố và cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình phát trên sóng Đài quốc gia.
- Nghiên cứu khoa học và ứng dụng các thành tự kỹ thuật, công nghệ
thuộc lĩnh vực phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật chuyên ngành phát thanh, truyền thanh, truyền hình theo quy định của pháp luật.
thanh, truyền hình theo sự phân công, phân cấp. Phối hợp xây dựng tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của Trưởng Đài Truyền thanh, Đài Truyền thanh - Truyền hình quận, huyện thuộc UBND quận, huyện để UBND thành phố ban hành.
- Tổ chức các hoạt động quảng cáo, kinh doanh, dịch vụ, tiếp nhận sự tài trợ, ủng hộ của các tổ chức, các nhân trong và ngoài nước theo quy định.
- Quản lý và sử dụng lao động, vật tư, tài sản, ngân sách do nhà nước cấp, nguồn thu từ quảng cáo, dịch vụ, kinh doanh và nguồn tài trợ theo quy
định của pháp luật.
- Thực hiện chế độ, chính sách, nâng bậc lương, tuyển dụng, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ khác đối với viên chức và người lao động thuộc phạm vị quản lý theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất với cơ quan chủ quản, cơ
quan quản lý cấp trên và cơ quan chức năng về các mặt công tác được giao; tổ
chức các hoạt động thi đua, khen thưởng theo phân cấp và quy định hiện hành.
- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, phòng, chống tham nhũng,lãng phí, quan liêu, hách dịch và các tệ nạn xã hội khác trong đơn vị. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
- Phối hợp trong thanh tra, kiểm tra thực hiện chế độ, chính sách và các quy định của pháp luật; đề xuất các hình thức kỷ luật đối với đơn vị, cá nhân vi phạm các quy định trong hoạt động phát thanh, truyền thanh, truyền hình theo phân công, phân cấp và theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện công tác thông tin, lưu trữ theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân thành phố giao theo quy định của pháp luật.
c. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Đài
* Lãnh đạo đài: 01 Giám đốc, 03 Phó Giám đốc * Phòng chuyên môn, nghiệp vụ: 11 phòng
- Phòng Tổ chức và Hành chính - Phòng Kế hoạch và Tài vụ - Phòng Thời sự - Phòng Biên tập - Phòng Văn Nghệ - Phòng Văn hóa – Thể thao
- Phòng Phát thanh và Thông tin điện tử
- Phòng Chuyên đề
- Phòng Kỹ thuật và Công nghệ
d. Đặc điểm về hoạt động của Đài Phát thanh – Truyền hình Đà Nẵng
Hoạt động của Đài chia làm 3 lĩnh vực chính
- Sản xuất chương trình: Do đội ngũ phóng viên, biên tập viên thực hiện sản xuất các chương trình, chuyên mục....phát thanh, truyền hình
- Truyền dẫn và phát sóng: Do đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên sử dụng hạ
tầng kỹ thuật để đưa sản phẩm đến công chúng qua làn sóng phát thanh và truyền hình.
- Khối quản lý gián tiếp: Do đội ngũ chuyên viên, cán sự thực hiện các công việc tổ chức bộ máy, quản lý nhân sự, hành chính, tài chính kế toán và tạo nguồn thu quảng cáo và dịch vụ.
2.1.2. Đặc điểm các yếu tố nguồn lực của Đài
Bảng 2.1. Nguồn nhân lực tại đài Phát thanh – Truyền hình #à nẵng 2012 2013 2014 Danh mục Số lượng Tăng so với năm trước Số ượng Tăng so với năm trước Số lượng Tăng so với năm trước Tổng số cán bộ công nhân viên 140 3,7% 151 7,9% 160 6,0% 1. Tính chất công việc Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ - Cán bộ lãnh đạo 33 23,6% 33 21,9% 33 20,6%
- Viên chức khối nội dung 58 41,4% 60 39,7% 63 39,4%
- Viên chức khối kỹ thuật 31 22,1% 36 23,8% 40 25,0%
- Viên chức khối gián tiếp 18 12,9% 22 14,6% 24 15,0%
2. Giới tính Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ - Nam 75 53,6% 82 54,3% 85 53,1% - Nữ 65 46,4% 69 45,7% 75 46,9% 3. Trình độ học vấn Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ - Sau đại học 12 8,6% 15 9,9% 17 10,6% - Đại học 108 77,1% 112 74,2% 119 74,4% - Nghiệp vụ khác 20 14,3% 24 15,9% 24 15,0% (Nguồn: Phòng Tổ chức và Hành chính Đài PT-TH Đà Nẵng)
Qua bảng số liệu cho thấy trong ba năm tổng số lao động tăng qua từng năm không cao. Năm 2013 tăng rõ rệt hơn là 7.9% so với 2012. Nhìn chung cơ câu lao động tương đối ổn định.
- Theo tính chất công việc: Lao động tại khối nội dung chiếm phần lớn (từ 53% trở lên). Đây chính là đặc thù của các đơn vị ngành phát thanh truyền hình vì họ là bộ phận thực hiện các công việc nòng cốt trong cơ quan.
- Theo trình độ học vấn: Lực lượng lao động theo trình độ đại học chiếm phần lớn vì đây là lực lượng lao động chính trong hoạt động của Đài PT-TH
Đà Nẵng. Còn đội ngũ cán bộ quản lý có trình độđại học và sau đại học ngày càng có xu hướng đi lên chứng tỏ chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được cải thiện.
b. Nguồn lực tài chính của Đài
Tổng thu năm 2014 là 53 tỷ đồng, trong đó ngân sách cấp chi thường xuyên 16,2 tỷđồng, đầu tư xây dựng cơ bản 20,8 tỷđồng và dịch vụ là hơn 16 tỷđồng tăng 51,4% so với năm 2013.
Tổng chi năm 2014 là 52,6 tỷ đồng ( bao gồm chi từ ngân sách 16,2 tỷ đồng, chi đầu tư XDCB 20,8 tỷ đồng và chi từ nguồn dịch vụ 15,6 tỷ đồng), trong đó chi cho con người 14,7 tỷ đồng, chi nghiệp vụ chuyên môn như chi chuyên môn, tiền điện,thông tin liên lạc,công tác phí....hơn 10 tỷ đồng, chi mua sắm tài sản hơn 1,4 tỷ đồng và chi trả cho công ty liên kết DID 5,7 tỷ đồng.
d. Nguồn lực cơ sở vật chất
* Thiết bị sản xuất chương trình
- Xe truyền hình lưu động 5 camera được trang bị từ năm 2005, đây là hệ thống thiết bị định dạng tín hiệu SD, size hình 4:3, hệ thống xe được
đóng ráp, gia công vỏ của xe tải 3,5 tấn; thiết bị đầu tư nhiều đợt lắp ráp để
giả quyết công việc chuyên môn.
- Trong nhiều năm qua Đài đã đầu tư dần một sốt trang thiết bị tiền kỳ
khác phát huy được yêu nhu cầu sản xuất chương trình truyền hình, đảm bảo nâng thời lượng phát sóng 18 giờ trong ngày, số chương trình tự sản xuất chiếm hơn 40% , đảm bảo điều kiện phát sóng vệ tinh từ năm 2012 đến nay. -
Đài đã thiết lập hệ thống truyền tin bài qua mạng FTP, xây dựng Hosting upload/download để phóng viên tác nghiệp tại hiện trường có thể gửi hình
ảnh, âm thanh về Đài phát sóng và có thể cộng tác, trao đổi tin bài với các Đài TW và trong khu vực, qua đó nâng cao tính thời sự của bản tin và giảm nhiều chi phí và thời gian cho việc trao đổi tư liệu hơn so với trước đây.
* Hệ thống truyền dẫn và phát sóng
- Hệ thống thiết bị SXCT và truyền dẫn tín hiệu Truyền hình được đầu tư
lắp đặt từ năm 2003, với công nghệ mạng SAN, sản xuất chương trình và phát sóng khép kín trên hệ thống mạng, bước đầu số hoá được khâu hậu kỳ. Tuy nhiên qui mô sản xuất chương trình và hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất chương trình hiện tại, năm 2006 đầu tư hệ thống mạng NAS,
được nâng cấp dần hằng năm. Đến nay hệ thống mạng NAS kết nối 17 bộ
dựng phi tuyến, 03 bộ dựng cục bộ - không kết nối mạng. Tất cả các bộ dựng này sử dụng phần mền sản xuất chương trình truyền hình SD, gần 50% trong số bộ dựng đầu tư ở những năm 2006 đến năm 2010 nay đã xuống cấp cần
được thay thế. Một số bộ dựng còn lại còn chỉ sản xuất được chương trình SD chưa có phần mềm nâng cấp lên để sản xuất chương trình chuẩn HD; Năm 2008 đầu tư thư viện lưu trữ DLS 1000. với công nghệ này Đài cơ bản số hoá toàn bộ khâu sản xuất hậu kỳ và lưu trữ, chuyển đổi tư liệu tương tự từ các băng từđể lưu trữ.
- Máy phát sóng phát thanh FM 5KW được đầu tư năm 2002, phát thanh Analog.
- Hệ thống truyền dẫn qua vệ tinh Vinasat-2 với tiêu chuẩn tín hiệu SD.
* Cơ sở vật chất phục vụ điều hành, sản xuất và phát sóng chương trình
Diện tích đất: Đài Phát thanh – Truyền hình Đà Nẵng được xây dựng khang trang với diện tích khuôn viên đất là 10.380m2 được xây dựng khang trang, rộng rãi và đưa vào sử dụng năm 2011 đảm bảo chỗ làm việc của cán bộ viên chức, đáp ứng yêu cầu sản xuất phát sóng.
2.1.3. Tình hình và kết quả hoạt động của Đài Phát thanh – Truyền
hình Đà Nẵng
-Hiện nay, Đài đã có hai kênh truyền hình DRT1 và DRT2 phát sóng
độc lập với nhau. Từ năm 2010 đến nay, tăng thời lượng chương trình truyền hình từ 11giờ/ngày lên 34giờ/ngày, tăng thời lượng chương trình tự sản xuất từ 2giờ/ngày lên 4 giờ 30 phút/ngày, tăng thời lượng phát thanh tự sản xuất từ
1giờ30phút lên 4h30 phút/ngày. Xây dựng thêm trang web phát sóng trực tuyến, nối mạng toàn cầu.
-Mở rộng hạ tầng truyền dẫn phát sóng PTTH Đà Nẵng vươn ra cả
nước. DRT đã phát sóng vệ tinh AVG, đã vào cáp SCTV ở thành phố Hồ Chi Minh, cáp BTS ở Hà Nội, vào mạng MyTV phủ sóng toàn quốc, vào mạng
điện thoại Vinaphone...
Ngoài chương trình thời sự, Đài còn xây dựng gần 40 chuyên mục phát thanh, truyền hình đề cập những vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của thành phố. Ngoài ra, Đài thực hiện liên kết khai thác chương trình phim truyện, giải trí để phục vụ nhu cầu của nhân dân thành phố và các khu vực lân cận. Những năm gần đây, Đài thực hiện nhiệm vụ truyền hình trực tiếp nhiều sự kiện chính trị trọng đại, nhiều chương trình giao lưu, tọa đàm các hoạt động văn hóa, văn nghệ diễn ra trên địa bàn thành phố.
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO
NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI ĐÀI PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH ĐÀ
NẴNG
Để tìm hiểu về thực trạng động lực làm việc của người lao động tại Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng. Từ việc xử lý và phân tích các kết quả
thu được sẽ xác định được những nhu cầu chưa được thỏa mãn của người lao
động tại Đài và đồng thời đánh giá được các biện pháp tạo động lực mà Đài
nhu cầu trong công việc mà người lao động đang theo đuổi, từ đó có những
điều chỉnh hiệu quả hơn.
Số lượng mẫu được chọn là 150 người (chiếm 93,75% tổng lao động
đang làm việc tại Đài. Với tỷ lệ điều tra như sau:
Bảng 2.2. Đối tượng khảo sát động lực làm việc Bộ phận Số lượng Khối sản xuất chương trình 75 Khối truyền dẫn và phát sóng 60 Khối quản lý gián tiếp 25 Tổng 150 a. Xây dựng phiếu khảo sát Phiếu khảo sát gồm 3 phần: - Phần I: Phần giới thiệu
- Phần II: Phần thông tin cá nhân của đáp viên, bao gồm thông tin về giới tính, độ tuổi.
- Phần III: Bảng câu hỏi khảo sát động lực làm việc
Phần bảng câu hỏi khảo sát động lực làm việc của của người lao động tại
Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng được xây dựng gồm 4 câu hỏi mang tính định hướng, nhằm xác định được các nội dung cơ bản có liên quan đến vấn đềđộng lực làm việc của người lao động:
- Người lao động có hiểu được mục tiêu hoạt động chính của Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng ?
Người lao động sẽ có động lực làm việc nếu họ thật sự thấu hiểu được mục tiêu, định hướng hoạt động của tổ chức mang lại lợi ích gì cho họ. Vì vậy, câu hỏi đầu tiên trong bảng khảo sát mong muốn xác định được mức độ
nhận thức của người lao động về mục tiêu, định hướng hoạt động của Đài. - Đánh giá của người lao động về chính sách tạo động lực làm việc tại Đài?
Câu hỏi này trong bảng khảo sát nhằm xác định được những công cụ tạo
động lực mà người lao động cảm thấy không hài lòng. Từ đó, Đài cần có những giải pháp nhằm loại bỏ hoàn toàn hoặc hạn chế tối đa những rào cản này.
- Mục tiêu trong công việc của người lao động có gắn kết với mục tiêu hoạt động của Đài không?
Người lao động có động lực làm việc khi mục tiêu ưu tiên trong công