7. Bố cục và kết cấu đề tài
2.1.4. Phân tích thực trạng công tác tạo động lực làm việc thông qua
công cụ tài chính
Trong những năm qua, Đài rất coi trọng vai trò của các yếu tố tài chính và sử dụng chúng như những công cụ nâng cao động lực thúc đẩy nhân viên của Đài .
những thay đổi gần đây trong Đài khiến cho động lực của người lao động bị ảnh hưởng: 55% chọn thay đổi các chính sách về định mức và thù lao, 25% chọn thay đổi về cán bộ quản lý, sự luân chuyển cán bộ quản lý trọng từng bộ
phận, 10% chọn việc thay đổi tinh giảm biên chế và 10% chọn việc liên kết các công ty truyền thông. Qua đây, cho thấy tạo động lực bằng tài chính vẫn hết sức quan trọng đối với người lao động tạo Đài
a. Thực trạng tạo động lực bằng công cụ tiền lương
Tiền lương có ý nghĩa cơ bản trong việc tạo động lực cho người lao động tại Đài. Công tác trả lương tại Đài hiện nay diễn ra như sau:
* Tiền lương cơ bản
Đài chi trả tiền lương theo số biên chế, lao động được cơ quan có thẩm quyền giao, mức lương ngạch bậc, phụ cấp lương ( nếu có ) được thực hiện theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và Nghị định số 14/2012/NĐ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về việc sửa đổi điều 7, Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ. Tiền công lao động hợp đồng: thực hiện theo hệ
số lương, ngạch, bậc hoặc theo thỏa thuận giữa Giám đốc và người lao động tùy theo từng trường hợp cụ thể.
* Tiền nhuật bút và thù lao
Với đặc thù là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực báo chí, ngoài tiền lương
được chi trả như trên thì người lao động tại Đài còn có thêm khoản thu nhập gọi là: Tiền nhuận bút và thù lao sản xuất chương trình (thực hiện theo Nghị định 61/2002/NĐ-CP ngày 11/6/2002 của Chính phủ).
Đối tượng hưởng nhuận bút và thù lao công việc bao gồm:
+ Phóng viên, biên tập viên, quay phim, phát thanh viên, Kỹ thuật viên dựng hình của Đài trực tiếp tham gia sản xuất tác phẩm báo chí được phát
trên sóng DRT sau khi hoàn thành nhiệm vụ và định mức được giao.
+ Lãnh đạo đài, cán bộ viên chức và lao động của đài tham gia gián tiếp tạo nên tác phẩm báo chí được phát trên sóng của đài.
+ Cộng tác viên của đài có tác phẩm báo chí được phát trên sóng của
Đài.
* Nhuận bút
Là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm khi tác phẩm được sử dụng. Đối tượng được hưởng nhuận bút là tác giả hoặc là chủ sở hữu tác phẩm có tác phẩm được cơ quan phát thanh phát thanh, truyền hình sử dụng, bao gồm: Phóng viên, biên tập viên, biên kịch,
đạo diễn, quay phim, nhạc sĩ, họa sĩ, người dựng hình, phát thanh viên dẫn chương trình.
* Nguyên tắc và phương pháp xây dựng nhuận bút định mức chi phí
sản xuất chương trình:
- Nguyên tắc
+ Tuỳ theo thể loại, chất lượng tác phẩm và khả năng nguồn thu hằng năm, Giám đốc Đài quyết định đơn giá nhuận bút tác phẩm phát thanh, truyền hình cho từng năm phù hợp với tình hình ngân sách tài chính.
+ Định mức nhuận bút khoán đơn giá cho các thể loại tác phẩm đảm bảo tính công bằng, hợp lý với quan hệ tiền lương được áp dụng cho các đối tượng trả lương theo thời gian, quan hệ giữa các chức danh tham gia sản xuất trong cùng một thể loại tác phẩm, giữa thể loại tác phẩm này và thể loại tác phẩm khác. Định mức chi phí cho các chức danh tham gia sản xuất chương trình sẽ được điều chỉnh (tăng hoặc giảm) khi có sự thay đổi về mặt công nghệ sản xuất chương trình và tuỳ thuộc khả năng tài chính của đơn vị theo dự toán thu chi ngân sách hàng năm.
đề tài, nếu được sử dụng thì được tính thêm nhuận bút bằng 30% của tác phẩm phát thanh, được áp dụng cho một số thể loại như: bài, phóng sự.
+ Những tác phẩm đã sử dụng, sau khi đã thanh toán nhuận bút lần đầu, nếu được sử dụng để phát lại thì không được hưởng chế độ trả nhuận bút bổ
sung.
+ Tác phẩm đã sử dụng ở cơ quan báo chí khác, các tạp chí, mạng Internet... hoặc dưới hình thức xuất bản, nếu được sử dụng lại cho phát thanh truyền hình không nhằm mục đích kinh doanh thì tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm không hưởng nhuận bút mà chỉ được tính nhuận bút cho biên tập hoặc biên dịch (nếu có).
+ Đối với các tác phẩm khai thác, được sử dụng, người sưu tầm ghi rõ nguồn khai thác để phục vụ công tác đánh giá tác phẩm theo qui định. Trường hợp không ghi rõ nguồn gốc xuất xứ thì tác phẩm không được tính nhuận bút.
+ Biên tập viên không được biên tập tác phẩm của mình sản xuất.
* Phương pháp xác định chi phí
+ Các tác phẩm PTTH được xây dựng đơn giá theo các thể loại, khung nhuận bút tối đa theo Nghị định 61/2002/NĐ-CP của Chính phủ và tùy thuộc nguồn kinh phí của Đài.
+ Các tác phẩm sân khấu và loại hình sân khấu khác, tác phẩm điện ảnh
được xây dựng theo quy định tại chương III, IV Nghị định 61/2012/NĐ-CP ngày 11/6/2012 của Chính phủ và tùy thuộc nguồn kinh phí của Đài.
- Đơn giá nhuận bút và thù lao công việc áp dụng đối với các tác phẩm báo chí phát trên sóng của Đài
+ Đơn giá nhuận bút và thù lao được xác định bằng điểm, giá trị 01 điểm tối đa bằng 1% mức lương tối thiểu do nhà nước qui định. Căn cứ nguồn ngân sách và nguồn thu dịch vụ của Đài, phòng Kế hoạch và tài vụ đề xuất giá trị
trị 01 điểm bằng 1.000 đồng.
+ Đối với các tác phẩm được đặt hàng sản xuất không áp dụng đơn giá trên và tùy từng trường hợp, Giám đốc quyết định phê duyệt chi phí sản xuất theo dự toán được duyệt.
* Nhuận bút khuyến khích
+ Tác phẩm sản xuất trong các ngày lễ, Tết theo quy định (10/3 (ÂL), 01/01, 30/4, 01/5, 02/9 và 04 ngày Tết cổ truyền) thì các chức danh trực tiếp tham gia, biên tập viên phòng biên tập và kỹ thuật viên truyền dẫn phát sóng làm việc trong các ngày lễ đó được hưởng thêm 100% đơn giá; trường hợp sản xuất trước được chọn lựa để phát lần đầu trong các ngày Tết Nguyên đán thì các chức danh trực tiếp tham gia được hưởng thêm 50% đơn giá.
+ Tác phẩm thực hiện ở các xã vùng núi của thành phố (Hòa Phú, Hòa Bắc, Hòa Ninh, Hòa Sơn, Hòa Liên thuộc huyện Hòa Vang) PV viết và quay phim được hưởng tăng thêm 20% đơn giá.
* Nhuận bút định mức khoán
Nhằm đảm bảo yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch, cán bộ, viên chức của Đài đều có trách nhiệm và nghĩa vụ hoàn thành khối lượng công tác
định mức trong một tháng như sau:
- Mức khoán áp dụng cho đối tượng thực hiện chế độ khoán đơn giá sản phẩm
Nhuận bút định mức khoán được áp dụng chọ mọi viên chức và người lao động trong đài là 1.150.000 (tính theo mức lương tối thiểu hiện tại)
Khi nhà nước thay đổi mức tiền lương tối thiểu, Giám đốc có thể điều chỉnh định mức lao động cho phù hợp.
-Chếđộ miễn giảm định mức nhuận bút
+ Trưởng phòng khối sản xuất chương trình được giảm 75% định mức khoán; Phó phòng khối sản xuất chương trình, phó phòng Kỹ thuật công nghệ
phụ trách dựng hình, thu ghi chương trình, phó phòng Biên tập (phụ trách Sản xuất chương trình) được giảm 50% định mức khoán để phục vụ công tác điều hành, quản lý. Riêng trưởng, phó phòng Biên tập (phụ trách Biên tập viên hưởng thù lao) được giảm 85% định mức khoán.
+ Trưởng, phó các Phòng thuộc khối sản xuất chương trình Phát thanh truyền hình ngoài việc thực hiện công tác quản lý, điều hành, theo dõi, kiểm tra công việc của phòng, duyệt chương trình thì phải có sự phân công nhiệm vụ cho từng viên chức quản lý của phòng tùy theo điều kiện của từng phòng nhưng phải đảm bảo những quy định sau:
Trưởng phòng phải trực tiếp tham gia nhiệm vụ biên tập chỉ thực hiện không quá 70% đối với phòng có 1 phó phòng, không quá 50% đối với phòng có 02 phó phòng trên tổng mức biên tập các chương trình của phòng
đó. Số còn lại phân công cho các phó phòng.
Phó trưởng phòng ngoài những nhiệm vụ trên phải trực tiếp tham gia sản xuất chương trình theo sự phân công của Trưởng phòng.
Ngoài những trường hợp trên, tùy tình hình thực tế của từng phòng Giám
đốc hoặc người được ủy quyền sẽ có điều chỉnh cho phù hợp.
+ Người lao động đang trong thời gian hợp đồng thử việc: Trong thời gian 03 tháng đầu thử việc, người lao động phải hoàn thành một khối lượng công việc nhất định do trưởng phòng giao. Sau thời gian 03 tháng đó, người lao động thuộc khối sản xuất chương trình được hưởng nhuận bút (hoặc thù lao) và mức trừ định mức tương ứng với tỷ lệ mức lương hiện hưởng, người lao động thuộc khối gián tiếp được hưởng 85% thù lao công việc như viên chức chính thức (tùy theo chức danh).
+ Không thực hiện tính nhuận bút vượt định mức đối với trường hợp Viên chức nghỉ thai sản theo chếđộ, hoặc nghỉ việc riêng không lương.
thù lao bằng 80% mức bình quân của khối đang làm việc trước khi nghỉ hưu.
* Thù lao
Thù lao là khoản tiền trả cho những người thực hiện các công việc có liên quan đến tác phẩm được quy định theo Nghị định 61/2002/NĐ-CP ngày 11/6/2002 của Chính phủ. Thù lao sản xuất chương trình đối với khối lao
động theo chế độ làm việc theo thời gian 40giờ/tuần và chức danh trưởng phó phòng thuộc khối nội dung; kỹ thuật.
Bao gồm:
*Giám đốc, các phó Giám đốc;
*Trưởng, Phó phòng khối quản lý; Tổ chức hành chính, Kế hoạch tài vụ, Quảng cáo dịch vụ
*Trưởng, Phó phòng khối Nội dung; Kỹ thuật
*Viên chức thuộc các phòng: Tổ chức và Hành chính, Kế hoạch Tài vụ, Quảng cáo dịch vụ, bộ phận lưu trữ, Biên tập viên (không thuộc đối tượng sản xuất SXCT) thuộc phòng Biên tập, kỹ thuật viên (không thuộc Kỹ thuật viên dựng hình, thu ghi chương trình) thuộc phòng Kỹ thuật và Công nghệ.
Mức thù lao phục vụ công tác sản xuất chương trình hàng ngày theo chức năng, nhiệm vụ thường xuyên nhà nước giao.
Căn cứ kết quả xếp lao động hàng tháng, mức thù lao phục vụ công tác sản xuất chương trình được tính cho các đối tượng cán bộ lãnh đạo, cán bộ, viên chức, người lao động khối quản lý được thực hiện theo nguyên tắc như
sau :
-Lấy thu nhập nhuận bút vượt mức bình quân (Nbq) của khối lao động thực hiện chếđộ khoán sản phẩm theo mức hệ số 1.
Trong đó : - Thu nhập nhuận bút vượt mức bình quân của khối lao động áp dụng chế độ khoán sản phẩm = (Tổng thu nhập nhuận bút vượt định mức/tổng số lao động khối áp dụng chế độ khoán sản phẩm);
-Cách chi trả: Thù lao của một chức danh được tính theo công thức: Nhuận bút, thù lao được hưởng = H x Nbq
Trong đó: H: hệ số thù lao được hưởng.
Nbq: Nhuận bút vượt định mức bình quân của phóng viên
Bảng 2.3. Hệ số thù lao cho các chức danh
TT Chức danh Hệ số Ghi chú 1 Tổng Biên tập 3,5 2 Phó Tổng Biên tập 3,0 3 Phó GĐ kỹ thuật 2,8 4 Trưởng phòng 1,8 5 Phó trưởng phòng 1,3
6 Viên chức, người lao động có HĐLĐ
- Có trình độ đại học trở lên, công tác trên 3 năm
1
- Có trình độ đại học trở lên, công tác dưới 3 năm
0,9
- Có trình độ dưới đại học, công tác trên 3 năm
0,8
- Có trình độ dưới đại học, công tác dưới 3 năm 0,7 7 Người lao động hợp đồng thử việc - Có trình độđại học 0,5 - Có trình độ dưới đại học 0,4 7 Đối tượng khác - Lái xe 0,8
- HĐLĐ theo NĐ 68 (trừ lái xe) 0,4
-Trưởng, Phó phòng: Thời sự, Chuyên đề, Văn nghệ, Văn hóa Thể thao, Phát thanh hưởng bằng 50% chức danh Trưởng, Phó phòng;
-Trưởng, Phó phòng Biên tập (phụ trách Biên tập viên hưởng thù lao) hưởng 85% chức danh Trưởng, phó phòng;
-Phó trưởng phòng Kỹ thuật và Công nghệ phụ trách bộ phận dựng hình, phó phòng Biên tập phụ trách Sản xuất chương trình (SXCT) hưởng 50% chức danh phó phòng;
-Viên chức, người lao động thuộc phòng Kỹ thuật và Công nghệ không thuộc bộ phận dựng hình, thu ghi chương trình và Biên tập viên không trực tiếp tham gia sản xuất chương trình thuộc phòng Biên tập được hưởng thêm 0,1 so với từng chức danh phù hợp của Viên chức, Người lao động ký hợp
đồng lao động.
Khối quản lý (bao gồm : Ban giám đốc; phòng Tổ chức và Hành chính; Phòng Kế hoạch và tài vụ; phòng Quảng cáo và Dịch vụ; Viên chức ở bộ
phận lưu trữ phòng Biên tập) được hưởng 25% trên tổng nhuận bút đối với những tác phẩm chưa có quy định về thù lao khối quản lý.
* Thời gian chi trả lương
Đài trả lương cơ bản cho người người lao động đều đặn, đúng định kỳ
vào ngày 5 hằng tháng và chi trả tiền nhuận bút và thù lao vào ngày 20 hằng tháng theo đúng hợp đồng đã ký kết.
* Quỹ tiền lương
Đài Phát thanh – Truyền hình Đà Nẵng hoạt động chủ yếu bằng ngân sách Nhà nước, do cơ quan chủ quản cấp. Quỹ lương được chi trong nguồn kinh phí do ngân sách cấp và nguồn thu từ hoạt động dịch vụ Phát thanh – Truyền hình. Trong đó, quỹ nhuận bút tính theo số lượng bình quân nhuận bút cho một chương trình phát thanh, truyền hình nhân với tổng thời lượng chương trình phát thanh truyền hình trong năm, cộng thêm phần nhuận bút
khuyến khích và thù lao.
* Lương bình quân
Khoản thu nhập bao gồm từ lương cơ bản, định mức và thu lao bình quân hằng tháng của người lao động tại Đài Phát thanh – Truyền hình Đà Nẵng
Bảng 2.4. Thu nhập bình quân hằng tháng của người lao động tại đài PT-TH Đà Nẵng từ 2012 đến 2014
ĐVT: triệu đồng/tháng
Năm 2012 2013 2014
Số tiền 7,022 8,246 9,860
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tài VụĐài Phát thanh – Truyền hình Đà Nẵng)
Nhìn chung những năm gần đây, tiền lương trung bình của người lao
động tại Đài tăng qua các năm, từ 7,022 triệu năm 2012 lên 8,246 triệu năm 2013 và tăng lên 9,86 triệu năm 2014.
* Nguyên tắc và điều kiện xét nâng bậc lương
Việc nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ và nâng bậc lương trước thời hạn khi có thông báo nghỉ hưu đối với công chức, viên chức và người lao
động thuộc Đài được thực hiện theo quy định của luật lao động (theo Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn việc thực hiện chế độ nâng lương thường xuyên và nâng lương trước thời hạn
đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động). -Nguyên tắc xét nâng lương:
Đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng, dân chủ, khách quan đồng thời động viên, khích lệ phong trào thi đua nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
10% tổng số công chức, viên chức và người lao động trong danh sách trả
lương của cơ quan, đơn vị (không bao gồm số người được xét nâng lương trước thời hạn để giải quyết chế độ nghỉ hưu).