7. Bố cục và kết cấu đề tài
3.2.1. Giải pháp 1: Tạo động lực thông qua cải cách tiền nhuận bút
Mục tiêu giải pháp
giảm nhuận bút định mức khoán để tạo ra sự công bằng, gắn với kết quả công việc của người lao động tại Đài.
-Thực hiện tốt các khoản chi khuyến khích hoạt động chuyên môn, điều chỉnh các mức chi hợp lý hơn qua cải tiến nhuận bút khuyến khích.
Nội dung giải pháp:
* Cải tiến chếđộ miễn giảm nhuận bút định mức khoán
Nhuận bút định mức khoán lao động phân theo hệ hệ số lương, áp dụng tỷ lệ theo 3 mức 0.8 ; 1.0 ; 1.2. Mức khoán không tính các khoản phụ cấp và
được tính theo lương tối thiểu do nhà nước qui định (hiện tại tính theo mức Lương tối thiểu 1.150.000đ)
Nhuận bút định mức khoán = tỷ lệ khoán x lương tối thiểu
Bảng 3.1. Định mức khoán của viên chức, người lao động tại Đài
TT Đối tượng Có hệ số mức lương Tỷ lê khoán Mức khoán (Số tuyệt đối) 01 Viên chức, NLĐ - Từ 3.99 trở lên 1.2 1.380.000đ 02 Viên chức, NLĐ - Từ 2.34 đến 3,99 1 1.150.000đ 03 Viên chức, NLĐ < 2.34 0.8 920.000đ
- Viên chức, người lao động thuộc đối tượng trừ nhuận bút định mức khoán là nữ có con nhỏ dưới 12 tháng tuổi được giảm 10% trừ định mức hàng tháng (việc xác nhận là con nhỏ dưới 12 tháng được thông qua phòng TC - HC).
- Phóng viên, Biên tập viên nghỉ bệnh (có giấy chứng nhận cơ sở y tế),
được cơ quan cử đi học hoặc nghỉ phép theo chế độ thì được giảm trừ nhuận bút định mức khoán tương ứng với số ngày nghỉ (căn cứ vào Bảng chấm công hằng tháng, phòng Tổ chức và Hành chính xác định số ngày công được miễn giảm chuyển phòng Kế hoạch và Tài vụ khấu trừ) .
* Cải tiến nhuận bút khuyến khích
điều kiện nguy hiểm, độc hại (hỏa hoạn, bão lụt, dịch bệnh,….) phóng viên viết được hưởng thêm 150% đơn giá và chức danh quay phim hưởng bằng phóng viên viết.
Tác phẩm thực hiện ở vùng sâu, vùng xa trong nước, được Giám đốc cử đi công tác thì PV viết và quay phim được hưởng thêm tối đa 100% đơn giá tùy theo điều kiện cụ thể.
Đối với các tác phẩm mà phóng viên, biên tập viên gọi được tài trợ cho chương trình mà phóng viên, biên tập viên đó trực tiếp tham gia (trừ các chương trình từ nguồn ngân sách cấp thẳng cho Đài), thì những người tham gia vào tác phẩm đó được hưởng khuyến khích như sau:
- Tin: được hưởng thêm tối đa 120% đơn giá;
- Nghiên cứu, hướng dẫn khoa học giáo dục, các chương trình văn nghệ được hưởng thêm tối đa 50% đơn giá;
- Phóng sự, phim, tọa đàm, giao lưu, truyền hình trực tiếp được hưởng thêm từ 25% – 100 % đơn giá.
- Các chương trình có thu khác ngoài trường hợp trên được hưởng thêm 30% đơn giá.
Đối với các tác phẩm được đặt hàng sản xuất theo yêu cầu của khách hàng thì tùy theo từng trường hợp, Giám đốc quyết định tổng chi phí sản xuất tác phẩm đó nhưng không vượt quá 85% giá trị hợp đồng sau thuế.
Khuyến khích nhuận bút theo chất lượng của tác phẩm. Áp dụng theo 3 bậc và có giá trị từ thấp đến cao theo bậc 1, bậc 2, bậc 3. Kết quả xếp bậc do Hội đồng nghiệm thu tác phẩm của Đài đánh giá. Tác phẩm được xếp bậc 1 hưởng bằng đơn giá, bậc 2 hưởng bằng 1,2 lần đơn giá, bậc 3 hưởng 1,3 lần
đơn giá.
Hiệu quả của giải pháp
phân công và hợp tác lao động mang tính tập thể cao, nhiều tính sáng tạo từ
ý tưởng về đề tài, soạn thảo đề cương kịch bản, thu thập tin tức tư liệu, xây dựng đề cương, phân cảnh, ghép nhạc, lồng tiếng… đến quy trình sản xuất hoàn thiện một sản phẩm. Chất lượng của mỗi một chức danh tham gia sản xuất một loại sản phẩm đều có ảnh hưởng chung tới chất lượng của chương trình. Chính vì vậy, khi tiền lương gắn với công sức và kết quả thực hiện công việc của người lao động thông qua việc hoàn thiện việc chi trả tiền nhuận bút và thù lao qua cải tiến chế độ miễn giảm nhuận bút định mức khoán và cải tiến nhuận bút khuyến khích sẽ trở thành một công cụ tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ người lao động nhằm kích thích sự phấn đấu của người lao động vươn lên hoàn thành xuất sắc công việc tạo ra những sản phẩm truyền hình giá trị, giữ vững được thương hiệu DRT trong ngành truyền thông báo chí và tạo ra nguồn thu cho Đài, đảm bảo tái đầu tư sản xuất chương trình và nâng cao đời sống cán bộ viên chức.
3.2.2. Giải pháp 2: Tạo động lực thông qua công cụ tiền thưởng
Mục tiêu của giải pháp:
Điều chỉnh hình thức thưởng gắn liền với trách nhiệm và sự sáng tạo của nhân viên để tạo động lực cho nhân viên nổ lực làm việc gắn liền với sự
phát triển lâu dàu và bên vững của Đài.
Nội dung giải pháp: Đa dạng hóa các hình thức khen thưởng
* Tạo thêm hình thức thưởng định kỳ hằng tháng
Hằng tháng, trên cơ sở đề xuất của phụ trách phòng và Hội đồng nghiệm thu tác phẩm, Giám đốc chọn một số tác phẩm xuất sắc. Những tác phẩm được chọn được thưởng từ 300.000 đồng – 1.000.000 đồng cho một tác phẩm.
Ngoài những tác phẩm phát thanh truyền hình, những viên chức có cung cấp cho Đài những tác phẩm, văn bản, bản dịch, tài liệu quý được Ban giám
đốc duyệt thì được chi trả một khoản tiền thưởng bằng 3 lần mức nhuận bút chuẩn cùng thể loại
* Tạo thêm hình thức thưởng đột xuất
Thưởng đột xuất cho cá nhân người lao động hay tập thể có thành tích xuất sắc nổi bật đem lại hiệu quả kinh tế cao hoặc góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
Đối với tác phẩm được Đài chọn đi thi toàn quốc, nếu đạt giải thì tác giả
và những người tham gia sản xuất chương trình, tác phẩm đó được hưởng 100% giá trị giải thưởng do Ban tổ chức trao tặng và 30% giá trị giả thưởng
đó do Đài trao tặng.
Hiệu quả của giải pháp
Đài đưa ra các hình thức thưởng kịp thời, hợp lý, đa dạng nhằm thu hút sự quan tâm của người lao động đến kết quả sản xuất, khuyến khích họ
quan tâm tiết kiệm thời gian lao động hao phí, đảm bảo yêu cầu về chất lượng công việc, thời gian hoàn thành công việc được giao, từ đó tăng thu nhập cho người lao động.
Việc khen thưởng đúng lúc, kịp thời, không chỉ dừng lại việc khen thưởng theo hằng nằm và theo đợt mà còn khen thưởng theo tháng và thưởng
đột xuất sẽ kịp thời khích lệ tinh thần và vật chất cho người lao động, người lao động sẽ cảm thấy mình được quan tâm và những gì mình cống hiến là xứng đáng. Từđó họ sẽ phấn đấu hơn nữa, cố gắng hơn nữa đểđóng góp vào thành công chung.
3.2.3. Giải pháp 3: Tạo động lực bằng các công cụ hình thức đánh
giá thành tích công bằng và hiệu quả
Mục tiêu của giải pháp:
-Hoàn thiện phương pháp đánh giá thành tích nhân viên, phát huy tiềm năng của nhân viên
-Việc đánh giá phải được thực hiện theo các chỉ tiêu định tính và định lượng theo quy định, đánh giá trong phạm vi công việc được giao, trong thời gian lao động và phải đảm bảo tính chính xác.
Nội dung của giải pháp: Xây dựng phương pháp đánh giá thang đo
đồ họa
Các tiêu chuẩn thực hiện công việc phải được xây dựng một cách hợp lý và khách quan, tức là phản ánh được kết quả sau khi hoàn thành công việc và hành vi cần có để thực hiện tốt công việc. Các tiêu chuẩn phải phản ánh được một cách hợp lý các mức độ yêu cầu về số lượng và chất lượng của thực hiện công việc, phù hợp với từng công việc cụ thể.
Lựa chọn phương pháp đánh giá theo: Phương pháp thang đo đồ họa
Bảng 3.2. Bảng đánh giá thành tích công việc hằng năm TT Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa Điểm tự chấm Điểm tập thể chấm
1 Nắm vững về chuyên môn nghiệp vụ, chủđộng trong công việc
15 2 Hoàn thành nhiệm vụđược giao với chất lượng
cao và đúng tiến độ quy định.
15
3 Sự sáng tạo trong công việc 15
4 Kỹ năng làm việc theo nhóm và thái độ làm việc lịch sự, văn minh, có tinh thần trách nhiệm phối hợp công tác với các đồng nghiệp, các đơn vị trong và ngoài cơ quan.
15
5 Có tinh thần đoàn kết, chấp hành tốt các nội quy, quy định của cơ quan, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
10
6 Tham gia tích cực các phong trào thi đua và các hoạt động xã hội của cơ quan.
TT Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa Điểm tự chấm Điểm tập thể chấm
7 Tham gia và có nhiều đóng góp tích cực trong các tổ chức, đoàn thể (Đảng, công đoàn, nữ
công, đoàn thanh niên).
10
8 Tích cực học tập chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ.
10
9 Tổng Cộng 100
Hằng năm, các phòng chuyên môn đánh giá, xếp loại viên chức, lao
động của phòng mình theo loại A, B, C, D.
Xếp loại A đối với viên chức, người lao động có sốđiểm >=85
Xếp loại B đối với viên chức, người lao động có sốđiểm >=70 và <85 Xếp loại C đối với viên chức, người lao động có sốđiểm >=60 và <70 Xếp loại D với sốđiểm <60
Hiệu quả của giải pháp
Phương pháp đánh giá thành tích theo thang đo đồ họa này dễ hiểu, sử
dụng thuận tiện, dễ dàng xây dựng và lượng hoá được tình hình thực hiện công việc của người lao động bằng điểm. Nhờ đó có thể so sánh về điểm số
và thuận tiện ra các quyết định quản lý có liên quan quyền lợi và đánh giá năng lực nhân viên. Nó giúp người quản lý đưa ra những quyết định nhân sự đúng đắn, các kết quả đánh giá thực hiện công việc còn giúp người quản lý làm cơ sởđể tác động đến động lực của nhân viên, tạo ra sự công bằng chính xác trong vấn đề tiền lương khen thưởng. Đồng thời, tạo tâm lý thoải mái cho nhân viên thực sự cố gắng vì họ luôn muốn cấp trên ghi nhận, đánh giá những cố gắng nỗ lực và họđã cống hiến cho tổ chức.
3.2.4. Giải pháp 4: Đổi mới chính sách đào tạo
- Phát hiện và giữ chân người lao động giỏi thông qua chương trình đào tạo thích hợp đồng thời chuẩn bịđược đội ngũ quản lý, chuyên môn kế cận.
Nội dung giải pháp
- Xây dựng kế hoạch đào tạo có chọn lọc, theo quy hoạch đào tạo chuyên sâu, trách đào tạo tràn lan.
Đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn lành nghề, có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng, có năng lực trí tuệ và khả năng tổ chức thực hiện, từng bước đáp ứng yêu cầu của truyền hình hiện đại.
Thu hút nhân viên có tài năng, trẻ hóa đội ngũ cán bộ, chuẩn hóa trình độ
tin học và anh văn cho nhân viên
Đối với khối quản lý: bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và lý luận chính trị cho 90% chuyên viên và tương đương, 60% chuyên viên chính và tương đương, 40% chuyên viên và tương đương, bồi dưỡng về ngoại ngữ và tin học cho 10% - 20% tổng số cán bộ/năm.
Đối với khối chuyên môn: bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho 95% công chức chuyên môn; bồi dưỡng lý luận chính trị và hành chính nhà nước cho 80% công chức chuyên môn; bồi dưỡng pháp luật và đạo đức công vụ
- Phối hợp với các đơn vị, cơ sở uy tín trong nước và nước ngoài để tổ
chức các lớp đào tạo và bồi dưỡng theo yêu cầu.
+ Đào tạo về chuyên môn: Tranh thủ sự giúp đỡ của Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam mở lớp hoặc cử cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên và đội ngũ quản lý. Mỗi năm cử ít nhất 10 - 15 cán bộ phóng viên, kỹ thuật viên tham gia học tập kinh nghiệm quản lý và sản xuất chương trình, truyền dẫn phát sóng tại Đài Truyền hình Việt Nam,
Đài Tiếng nói Việt Nam; mở được ít nhất 01 lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên của Đài từ nguồn
kinh phí đào tạo bồi dưỡng hàng năm của Tỉnh và Trung ương.
+ Đào tạo về chính trị: Từng bước chuẩn hóa trình độ chính trị cử nhân hoặc cao cấp Lý luận chính trị đối với đội ngũ phóng viên, biên tập và lãnh
đạo Trưởng, phó phòng trở lên.
+ Đào tạo chuyên sâu: Phát hiện kịp thời những nhân tố có năng lực và triển vọng để tập trung đào tạo bồi dưỡng trở thành những cán bộ giỏi, có chuyên môn vững vàng, trong đó lưu ý các lĩnh vực: Cán bộ quản lý; đạo diễn; biên kịch; dẫn chương trình; cán bộ kỹ thuật - công nghệ.
- Thực hiện công tác đánh giá nhân viên trước, trong và sau khi đào tạo - Thực hiện chương trình hội nhập vào môi trường làm việc đối với người lao động mới tuyển dụng giúp cho người lao động mới nhanh nắm bắt công việc và yên tâm, gắn bó với cơ quan.
- Hiệu quả của giai pháp
Đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển của người lao động. Việc đáp
ứng mong ước của người lao động là được học hỏi thêm, được đào tạo nâng cao trình độ thì sẽ tạo động lực tinh thần cho người lao động. Khi nhu cầu của họđược đáp ứng, họ sẽ cố gắng học tập chăm chỉ để phát triển bản thân và như vậy trong tương lai họ sẽ làm việc hiệu quả hơn giá trị mà họ mang lại cho Đài sẽ cao hơn.
3.2.5. Giải pháp 5: Cải thiện điều kiện làm việc
* Mục tiêu của giải pháp:
Đầu tư trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ điều hành, sản xuất và phát sóng chương trình. Chú trọng quản lý, khai thác, sử dụng trang thiết bị
kỹ thuật hiện đại, tiếp tục tham mưu, đầu tư, nâng cấp thiết bị kỹ thuật của
Đài, đảm bảo tính đồng bộ, đáp ứng yêu cầu thực hiện Đề án số hóa, truyền dẫn, phát sóng truyền hình theo chủ trương của Chính phủ.
nhiều chương trình tốt hơn, đảm bảo chất lượng.
* Nội dung của giải pháp:
Thay thế thiết bị mới và đầu tư đồng bộ trang thiết bị kỹ thuật hiện đại chất lượng cao, trang thiết bị kỹ thuật sốđể nâng cao chất lượng chương trình phải chú trọng xu thế phát triển của kỹ thuật truyền hình thế giới
- Thiết bị sản xuất và phát sóng chương trình
+ Tiếp tục duy trì các trang thiết bị hiện có, đảm bảo duy trì phát sóng tương tự chương trình theo chuẩn SD trong thời kỳ quá độ.
+ Từng bước thực hiện đầu tư mới các trang thiết bị sản xuất và điều khiển phát sóng theo tiêu chuẩn HD. Lập mới 02 dự án nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi chuẩn tín hiệu phát sóng chương trình truyền hình thuộc
Đài PT-TH Đà Nẵng, gồm:
- Dự án “Mua sắm, lắp đặt trang thiết bị sản xuất và phát sóng chương trình truyền hình Đà Nẵng theo chuẩn tín hiệu HD”, nhằm đầu tư đồng bộ hệ
thống camera, xe truyền hình lưu động, hệ thống lưu trữ và phát sóng theo tiêu chuẩn HD; Trường quay và các Studio, phòng bá âm đáp ứng tiêu chuẩn với tổng mức đầu tư (dự kiến): 55 (tỷđồng);
- Dự án “Đầu tư, lắp đặt thiết bị sản xuất và phát sóng chương trình phát thanh Đà Nẵng” để thay thế, bổ sung trang thiết bị SXCT phát thanh, hệ
thống phát sóng với tổng mức đầu tư (dự kiến): 2 (tỷđồng)
+ Từng bước thay thế các trang thiết bị đã cũ, đảm bảo quy trình hoạt