Giải pháp 3: Tạo động lực bằng các công cụ hình thức đánh giá

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại đài phát thanh truyền hình dà nẵng (Trang 90 - 107)

7. Bố cục và kết cấu đề tài

3.2.3. Giải pháp 3: Tạo động lực bằng các công cụ hình thức đánh giá

giá thành tích công bằng và hiệu quả

Mục tiêu của giải pháp:

-Hoàn thiện phương pháp đánh giá thành tích nhân viên, phát huy tiềm năng của nhân viên

-Việc đánh giá phải được thực hiện theo các chỉ tiêu định tính và định lượng theo quy định, đánh giá trong phạm vi công việc được giao, trong thời gian lao động và phải đảm bảo tính chính xác.

Nội dung của giải pháp: Xây dựng phương pháp đánh giá thang đo

đồ họa

Các tiêu chuẩn thực hiện công việc phải được xây dựng một cách hợp lý và khách quan, tức là phản ánh được kết quả sau khi hoàn thành công việc và hành vi cần có để thực hiện tốt công việc. Các tiêu chuẩn phải phản ánh được một cách hợp lý các mức độ yêu cầu về số lượng và chất lượng của thực hiện công việc, phù hợp với từng công việc cụ thể.

Lựa chọn phương pháp đánh giá theo: Phương pháp thang đo đồ họa

Bảng 3.2. Bảng đánh giá thành tích công việc hằng năm TT Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa Điểm tự chấm Điểm tập thể chấm

1 Nắm vững về chuyên môn nghiệp vụ, chủđộng trong công việc

15 2 Hoàn thành nhiệm vụđược giao với chất lượng

cao và đúng tiến độ quy định.

15

3 Sự sáng tạo trong công việc 15

4 Kỹ năng làm việc theo nhóm và thái độ làm việc lịch sự, văn minh, có tinh thần trách nhiệm phối hợp công tác với các đồng nghiệp, các đơn vị trong và ngoài cơ quan.

15

5 Có tinh thần đoàn kết, chấp hành tốt các nội quy, quy định của cơ quan, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

10

6 Tham gia tích cực các phong trào thi đua và các hoạt động xã hội của cơ quan.

TT Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa Điểm tự chấm Điểm tập thể chấm

7 Tham gia và có nhiều đóng góp tích cực trong các tổ chức, đoàn thể (Đảng, công đoàn, nữ

công, đoàn thanh niên).

10

8 Tích cực học tập chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ.

10

9 Tổng Cộng 100

Hằng năm, các phòng chuyên môn đánh giá, xếp loại viên chức, lao

động của phòng mình theo loại A, B, C, D.

Xếp loại A đối với viên chức, người lao động có sốđiểm >=85

Xếp loại B đối với viên chức, người lao động có sốđiểm >=70 và <85 Xếp loại C đối với viên chức, người lao động có sốđiểm >=60 và <70 Xếp loại D với sốđiểm <60

Hiệu quả của giải pháp

Phương pháp đánh giá thành tích theo thang đo đồ họa này dễ hiểu, sử

dụng thuận tiện, dễ dàng xây dựng và lượng hoá được tình hình thực hiện công việc của người lao động bằng điểm. Nhờ đó có thể so sánh về điểm số

và thuận tiện ra các quyết định quản lý có liên quan quyền lợi và đánh giá năng lực nhân viên. Nó giúp người quản lý đưa ra những quyết định nhân sự đúng đắn, các kết quả đánh giá thực hiện công việc còn giúp người quản lý làm cơ sởđể tác động đến động lực của nhân viên, tạo ra sự công bằng chính xác trong vấn đề tiền lương khen thưởng. Đồng thời, tạo tâm lý thoải mái cho nhân viên thực sự cố gắng vì họ luôn muốn cấp trên ghi nhận, đánh giá những cố gắng nỗ lực và họđã cống hiến cho tổ chức.

3.2.4. Giải pháp 4: Đổi mới chính sách đào tạo

- Phát hiện và giữ chân người lao động giỏi thông qua chương trình đào tạo thích hợp đồng thời chuẩn bịđược đội ngũ quản lý, chuyên môn kế cận.

Nội dung giải pháp

- Xây dựng kế hoạch đào tạo có chọn lọc, theo quy hoạch đào tạo chuyên sâu, trách đào tạo tràn lan.

Đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn lành nghề, có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng, có năng lực trí tuệ và khả năng tổ chức thực hiện, từng bước đáp ứng yêu cầu của truyền hình hiện đại.

Thu hút nhân viên có tài năng, trẻ hóa đội ngũ cán bộ, chuẩn hóa trình độ

tin học và anh văn cho nhân viên

Đối với khối quản lý: bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và lý luận chính trị cho 90% chuyên viên và tương đương, 60% chuyên viên chính và tương đương, 40% chuyên viên và tương đương, bồi dưỡng về ngoại ngữ và tin học cho 10% - 20% tổng số cán bộ/năm.

Đối với khối chuyên môn: bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho 95% công chức chuyên môn; bồi dưỡng lý luận chính trị và hành chính nhà nước cho 80% công chức chuyên môn; bồi dưỡng pháp luật và đạo đức công vụ

- Phối hợp với các đơn vị, cơ sở uy tín trong nước và nước ngoài để tổ

chức các lớp đào tạo và bồi dưỡng theo yêu cầu.

+ Đào tạo về chuyên môn: Tranh thủ sự giúp đỡ của Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam mở lớp hoặc cử cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên và đội ngũ quản lý. Mỗi năm cử ít nhất 10 - 15 cán bộ phóng viên, kỹ thuật viên tham gia học tập kinh nghiệm quản lý và sản xuất chương trình, truyền dẫn phát sóng tại Đài Truyền hình Việt Nam,

Đài Tiếng nói Việt Nam; mở được ít nhất 01 lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên của Đài từ nguồn

kinh phí đào tạo bồi dưỡng hàng năm của Tỉnh và Trung ương.

+ Đào tạo về chính trị: Từng bước chuẩn hóa trình độ chính trị cử nhân hoặc cao cấp Lý luận chính trị đối với đội ngũ phóng viên, biên tập và lãnh

đạo Trưởng, phó phòng trở lên.

+ Đào tạo chuyên sâu: Phát hiện kịp thời những nhân tố có năng lực và triển vọng để tập trung đào tạo bồi dưỡng trở thành những cán bộ giỏi, có chuyên môn vững vàng, trong đó lưu ý các lĩnh vực: Cán bộ quản lý; đạo diễn; biên kịch; dẫn chương trình; cán bộ kỹ thuật - công nghệ.

- Thực hiện công tác đánh giá nhân viên trước, trong và sau khi đào tạo - Thực hiện chương trình hội nhập vào môi trường làm việc đối với người lao động mới tuyển dụng giúp cho người lao động mới nhanh nắm bắt công việc và yên tâm, gắn bó với cơ quan.

- Hiu qu ca giai pháp

Đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển của người lao động. Việc đáp

ứng mong ước của người lao động là được học hỏi thêm, được đào tạo nâng cao trình độ thì sẽ tạo động lực tinh thần cho người lao động. Khi nhu cầu của họđược đáp ứng, họ sẽ cố gắng học tập chăm chỉ để phát triển bản thân và như vậy trong tương lai họ sẽ làm việc hiệu quả hơn giá trị mà họ mang lại cho Đài sẽ cao hơn.

3.2.5. Giải pháp 5: Cải thiện điều kiện làm việc

* Mc tiêu ca gii pháp:

Đầu tư trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ điều hành, sản xuất và phát sóng chương trình. Chú trọng quản lý, khai thác, sử dụng trang thiết bị

kỹ thuật hiện đại, tiếp tục tham mưu, đầu tư, nâng cấp thiết bị kỹ thuật của

Đài, đảm bảo tính đồng bộ, đáp ứng yêu cầu thực hiện Đề án số hóa, truyền dẫn, phát sóng truyền hình theo chủ trương của Chính phủ.

nhiều chương trình tốt hơn, đảm bảo chất lượng.

* Ni dung ca gii pháp:

Thay thế thiết bị mới và đầu tư đồng bộ trang thiết bị kỹ thuật hiện đại chất lượng cao, trang thiết bị kỹ thuật sốđể nâng cao chất lượng chương trình phải chú trọng xu thế phát triển của kỹ thuật truyền hình thế giới

- Thiết bị sản xuất và phát sóng chương trình

+ Tiếp tục duy trì các trang thiết bị hiện có, đảm bảo duy trì phát sóng tương tự chương trình theo chuẩn SD trong thời kỳ quá độ.

+ Từng bước thực hiện đầu tư mới các trang thiết bị sản xuất và điều khiển phát sóng theo tiêu chuẩn HD. Lập mới 02 dự án nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi chuẩn tín hiệu phát sóng chương trình truyền hình thuộc

Đài PT-TH Đà Nẵng, gồm:

- Dự án “Mua sắm, lắp đặt trang thiết bị sản xuất và phát sóng chương trình truyền hình Đà Nẵng theo chuẩn tín hiệu HD”, nhằm đầu tư đồng bộ hệ

thống camera, xe truyền hình lưu động, hệ thống lưu trữ và phát sóng theo tiêu chuẩn HD; Trường quay và các Studio, phòng bá âm đáp ứng tiêu chuẩn với tổng mức đầu tư (dự kiến): 55 (tỷđồng);

- Dự án “Đầu tư, lắp đặt thiết bị sản xuất và phát sóng chương trình phát thanh Đà Nẵng” để thay thế, bổ sung trang thiết bị SXCT phát thanh, hệ

thống phát sóng với tổng mức đầu tư (dự kiến): 2 (tỷđồng)

+ Từng bước thay thế các trang thiết bị đã cũ, đảm bảo quy trình hoạt

động và điều hành thông qua mạng máy tính (LAN/WAN) tốc độ cao, sử

dụng các công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả quản lý và SXCT với tổng mức đầu tư (dự kiến) 2 (tỷđồng)

* Cơ s vt cht và phương tin

- Triển khai dự án “Đầu tư cải tạo và xây dựng mới nhà làm việc phục vụ hoạt động điều hành và SXCT PT-TH Đà Nẵng” giai đoạn 2015- 2020 dự

kiến 20 tỷđồng;

- Từng bước thay thế các phương tiện đã hết thời gian khấu hao sử

dụng (02 xe ô tô các loại) để đảm bảo đáp ứng yêu cầu SXCT lưu động, tại các vùng núi cao, biên giới; 01 xe ô tô 4 chỗ ngồi phục vụ ghi hình các hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại địa bàn và các vùng lân cận với tổng kinh phí (dự kiến) 2 tỷđồng. .

* V truyn dn, tiếp phát sóng

- Tiếp tục duy trì phủ sóng PT-TH Đà Nẵng qua vệ tinh Vinasat-2; trên hệ thống truyền hình số mặt đất, truyền hình cáp Sông thu tại Đà Nẵng. MyTV, VTVcab và cáp Truyền hình Tp Hồ Chí Minh, đồng thời mở

rộng thêm hình thức phủ sóng qua IpTV (truyền hình qua mạng internet), MobiTV (truyền hình qua di động),…

- Lập dự án “thiết lập và thuê mướn đường truyền tín hiệu để phát kênh chương trình DRT lên hệ thống số VTV Đà Nẵng, hệ thống cáp tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh”.

- Lồng ghép các chương trình mục tiêu Quốc gia, chuyển đổi các máy phát tương tự khu vực vùng núi, biên giới thành máy phát số và triển khai kế

hoạch trợ giá thiết bị thu số mặt đất, tivi, radio cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo vùng sâu, biên giới trên địa bàn tỉnh thu được sóng truyền hình số mặt

đất; hỗ trợ thiết bị thu truyền hình số vệ tinh tại các khu vực không thể phủ

sóng truyền hình số mặt đất theo chủ trương chung.

Hiệu quả của giải pháp

Với những điều kiện đầy đủ cả về cơ sở vật chất sẽ tạo ra tâm lý làm việc thoải mái cho người lao động, kích thích tinh thần làm việc và khả năng sáng tạo của người lao động. Đồng thời, Đài PT-TH Đà Nẵng sẽ đủ tiềm lực, khả năng sản xuất các thể loại chương trình giải trí, thông tin kinh tế, xã hội

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Các cấp, các ngành, chính quyền địa phương cần hỗ trợ để Đài làm tốt hơn nữa trong công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên làm việc như:

Đề nghị cho tiếp tục đầu tư trang thiết bị bên trong trụ sở Đài theo quy hoạch phát triển ngành đã được UBND thành phố phê duyệt nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất và phát sóng chương trình ngày càng tăng.

Đề nghị cho Đài được chủ động hơn nữa trong công tác tuyển dụng nguồn nhân lực cũng như công tác thêm chỉ tiêu biên chế.

Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề tại chỗ cho công ty một cách thiết thực, tránh thủ tục rườm rà, hình thức; tăng cường hợp tác và liên kết trong đào tạo nhân lực để hạn chế sự dịch chuyển lao động.

Bổ sung nguồn kinh phí không tự chủ hằng năm để đảm bảo kinh phí về

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ những hạn chế tồn tại trong công tác tạo động lực thúc đẩy cho người lao động tại đài, phần trình bày ở chương 3 tác giả đã đưa ra được những giải pháp cơ bản nhằm góp phần vào việc tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc.

Một trong những chính sách tạo động lực quan trọng đó là cải tiến chính sách tiền lương, tiền thưởng vào xây dựng phương pháp đánh giá đồ họa và

đổi mới chính sách đào tạo. Những thay đổi này đã khắc phục được những hạn chế trong công tác tạo động lực tại Đài từ đó sẽ tạo động lực làm việc mãnh mẽ, thúc đẩy động cơ làm việc của người lao động tại Đài.

KẾT LUẬN

Vấn đề tạo động lực lao động đang được nhắc đến nhiều trong tư duy quản trị hiện đại như là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản trị nhân sự trong tổ chức, nó thúc đẩy người lao động hăng say làm việc, nâng cao năng suất lao động. Song mức độ quan tâm và cách thức thực hiện của mỗi doanh nghiệp lại khác nhau. Việc chọn lựa cách thức tạo động lực làm việc cho người lao động sao cho hiệu quả thể hiện trình độ, nghệ thuật của những người làm công tác quản lý.

Đài Phát thanh – Truyền hình Đà Nẵng đã có rất nhiều cố gắng trong việc tạo động lực làm việc cho người lao động. Cùng với những thành tựu bước đầu, thì vẫn còn rất nhiều vấn đề tồn tại khiến công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Đài chưa phát huy hiệu quả cao nhất.

Qua sự vận dụng các lý luận khoa học cơ bản và nghiên cứu thực trạng vấn đề tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Đài, tác giả đã đưa ra một số

giải pháp. Tuy nhiên do giới hạn về thời gian và phạm vi nghiên cứu, nên luận văn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót và rất cần được tiếp tục hoàn thiện. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô và các nhà khoa học để luận văn hoàn thiện hơn nữa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

[1] Lê Thế Giới, Nguyễn Xuân Lãn, Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Thị Loan, Ngô Xuân Thuỷ (2007), Giáo trình Quản trị học, Nxb Tài chính. [2] Nguyễn Hữu Lam (2007), Hành vi tổ chức, NXB Thống Kê.

[3] Nguyễn Ngọc Quân, ThS Nguyễn Vân Điềm (2007), Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực, Đại học Kinh tế Quốc dân.

[4] Bùi Anh Tuấn, Phạm Thúy Hương (2009), Giáo trình Hành vi tổ chức, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân.

[5] Nguyễn Quốc Tuấn, Đoàn Gia Dũng, Đào Hữu Hòa, Nguyễn Thị Loan, Nguyễn Thị Bích Thu, Nguyễn Phúc Nguyên (2006), Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Thống kê.

Tài liệu tiếng nước ngoài

[6] Dipak Kumar Bhattacharyya (2007), Human Resource Research Methods, 229-256.

[7] Hackman, J.R & Oldham, G.R.(1974), The Job Diagnosis Survey: An Instrument for the Diagnosis of Jobs and the Evaluation of Job Redesign Project, Technical Report No. 4, Department of Administrative Sciences, Yale University, USA

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT

Phiếu khảo sát số:...

I. PHẦN GIỚI THIỆU

Xin chào anh (chị), tôi tên Huỳnh Thị Xuân Triều, học viên cao học QTKD trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng. Hiện tôi đang thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài “Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Đài Phát

thanh – Truyền hình Đà Nẵng”. Mong anh/chị bớt chút thời gian cùng tôi

thảo luận về đề tài, mọi ý kiến góp ý của anh/chị là rất cần thiết để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu. Các dữ liệu và thông tin anh/chị cung cấp chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu và sẽđược bảo mật, tuyệt đối không sử dụng cho mục

đích khác. Trân trọng cảm ơn !

II. PHẦN THÔNG TIN CÁ NHÂN

Xin anh/chị vui lòng cho biết:

1. Giới tính: r Nam r Nữ 2. Bộ phận công tác: r Khối sản xuất chương trình r Khối truyền dẫn và phát sóng r Khối quản lý gián tiếp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại đài phát thanh truyền hình dà nẵng (Trang 90 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)