Đặc điểm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo

Một phần của tài liệu Luan an nghien cuu sinh (Trang 32 - 35)

trong lĩnh vực quảng cáo

Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh là một vấn đề cần quan tâm trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, hành vi quảng cáo

không chỉ đơn giản là hành vi quảng cáo cho sản phẩm hay doanh nghiệp mà còn là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân tiến hành hoạt động kinh doanh. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh được coi là một trong các hành vi của cạnh tranh không lành mạnh. Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh bên cạnh những đặc điểm chung của hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh, nó cũng có những đặc điểm riêng có như sau:

Thứ nhất, hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh là

một hành vi cạnh tranh do các chủ thể quảng cáo trên thị trường thực hiện nhằm mục đích lợi nhuận. Trên thị trường cạnh tranh, mỗi hành vi kinh

doanh của một doanh nghiệp cũng chính là hành vi cạnh tranh trong tương quan lợi ích với các doanh nghiệp đối thủ. Để thu được lợi nhuận, doanh nghiệp buộc phải quảng cáo cạnh tranh với đối thủ hoạt động trong cùng lĩnh vực nhằm thu hút khách hàng về phía mình. Chủ thể thực hiện hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh là các doanh nghiệp thực hiện hoạt động quảng cáo trên thị trường, bao gồm mọi tổ chức hay cá nhân tham gia tìm kiếm lợi nhuận một cách thường xuyên, chuyên nghiệp.

Thứ hai, hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh khơng lành mạnh là

hành vi có tính chất đối lập, đi ngược lại các thông lệ tốt đẹp và các nguyên tắc đạo đức kinh doanh, có thể hiểu là các quy tắc xư sự chung đã được chấp

nhận rộng rãi và lâu dài trong hoạt động kinh doanh trên thị trường. Các quy định về quảng cáo cạnh tranh khơng lành mạnh được hình thành và hồn thiện qua bề dày thực tiễn phát triển kinh tế xã hội. Để có thể phán định một hành

vi có đi ngược lại những quy tắc xư sự chung trong kinh doanh, đòi hỏi cơ quan xử lý hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh cần hiểu biết và đánh giá sâu sắc về thực tiễn thị trường.

Thứ ba, hành vi quảng cáo cạnh tranh khơng lành mạnh cần được

ngăn chặn khi nó gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại cho đối tượng khác. Hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh là hành vi gây thiệt hại

nhất định dù thiệt hại này đã xảy ra hay chưa xảy ra thì cũng cần được ngăn chặn. Những thiệt hại cũng gắn liền với trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhằm bảo vệ quyền lợi cho các bên. Đặc điểm này mang ý nghĩa về tố tụng và gắn liền với yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Trong lĩnh vực quảng cáo, hoạt động canh tranh chủ yếu là việc các doanh nghiệp đưa ra sản phẩm quảng cáo nhằm khuếch trương thương hiệu hàng hóa, dịch vụ để thu hút khách hàng. Với mục tiêu này, các hành vi quảng cáo nhằm mục đích cạnh tranh khơng lành mạnh có thể nhằm so sánh để khẳng định tính ưu điểm trong hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này so với doanh nghiệp khác; hoặc đưa ra nội dung quảng cáo gian dối, gây nhầm lẫn để lừa đảo người tiêu dùng, làm phương hại đến uy tín của đối thủ cạnh tranh. Đối với hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh khơng lành mạnh, hiện chưa có khái niệm định danh. Cũng như nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác, các nhà lập pháp vẫn hay liệt kê danh sách các hành vi thay cho việc xây dựng một khái niệm cụ thể. Việc liệt kê những hành vi bị coi là quảng cáo nhằm cạnh tranh khơng lành mạnh này có ưu điểm là có thể làm rõ hơn biểu hiện cụ thể của các hành vi, nhưng chưa khái quát được bản chất và tính nguy hại của hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo. Tuy nhiên, ở chừng mực nào đó, các quy định của pháp luật cũng đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực hiện và kiểm sốt tình hình chấp hành và thực thi pháp luật trong lĩnh vực quảng cáo của các doanh nghiệp. Có thể chỉ ra các nhóm hành vi chủ yếu sau đây:

(i) Quảng cáo nhằm so sánh trực tiếp hàng hố, dịch vụ của mình với hàng hố, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác;

(ii) Quảng cáo có nội dung và ý đồ bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng về đối tượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được quảng bá trước công chúng;

(iii) Quảng cáo đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Luan an nghien cuu sinh (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w