Đặc điểm pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo

Một phần của tài liệu Luan an nghien cuu sinh (Trang 38 - 40)

Pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo là một bộ phận hợp thành của hệ thống pháp luật, vì vậy, nó mang những đặc trưng cơ bản của pháp luật nói chung như: Các quy định pháp luật là do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của Nhà nước, có tính bắt buộc chung, tính quy phạm phổ biến và tính hệ thống, phản ánh những nhu cầu khách quan, điển hình, phổ biến và có tính cơng bằng đối với hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo, điều chỉnh các mối quan hệ cạnh tranh phát sinh, tồn tại và phát triển trong lĩnh vực quảng cáo. Tuy nhiên, pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo là một lĩnh vực pháp luật chun ngành, vì vậy, nó có những đặc điểm riêng cơ bản sau:

Thứ nhất, về bản chất: Pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo

là một bộ phận của pháp luật cạnh tranh, thuộc chế định pháp luật về chống

cạnh tranh khơng lành mạnh, vì vậy, nó cũng mang những đặc điểm của pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh như: (i) Được tiếp cận từ mặt trái của hoạt động cạnh tranh, tức là chỉ ra những hành vi bị ngăn cấm trong hoạt động cạnh tranh; (ii) Quy định không triệt để về mặt nội dung, tức là pháp luật khơng thể dự liệu triệt để tồn bộ các hành vi phản cạnh tranh tồn tại trong nền kinh tế. Quy định của luật thường đặt ra điều khoản mở cho phép cơ quan có thẩm quyền có thể bổ sung các hành vi mới xuất hiện có ảnh hưởng xấu đến cạnh tranh và xét thấy cần điều chỉnh, ngăn chặn. Mặt khác, đối với các hành vi đã được quy định trong luật, bên cạnh một số hành vi bị cấm đoán tuyệt đối, nhiều hành vi khác được xem xét theo nguyên tắc hợp lý cho phép cơ quan xử lý chiếu theo hoàn cảnh thực tế của vụ việc để cân nhắc xem xét hành vi có xâm hại đến cạnh tranh và ảnh hưởng xấu cho xã hội hay khơng; (iii) Có tính

mềm dẻo và linh hoạt trong q trình áp dụng pháp luật để xử lý hành vi vi phạm và áp dụng các biện pháp chế tài.

Thứ hai, về mục đích điều chỉnh: Mục đích điều chỉnh của pháp luật

cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo là nhằm: (i) Ngăn chặn các hành vi quảng cáo sai trái bằng việc quy định các quyền và nghĩa vụ cụ thể của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo, các chủ thể có căn cứ pháp lý để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, tránh vi phạm pháp luật và có thể tố giác hành vi vi phạm luật; (ii) Giải quyết các tranh chấp phát sinh và xử lý vi phạm nhằm mục đích răn đe, giáo dục;

(iii) Xây dựng nguyên tắc, chuẩn mực ứng xử trong kinh doanh và các hoạt động liên quan đến quảng cáo; (iv) Xây dựng trật tự kinh doanh lành mạnh, công bằng trong lĩnh vực quảng cáo, khuyến khích cạnh tranh và phát triển kinh doanh một cách lành mạnh thông qua việc bảo vệ quyền lợi của mọi chủ thể kinh doanh, các đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng cũng như nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế.

Thứ ba, về phạm vi điều chỉnh: Phạm vi điều chỉnh pháp luật cạnh

tranh trong lĩnh vực quảng cáo là các quan hệ cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo được pháp luật cạnh tranh điều chỉnh trong mối quan hệ với pháp luật quảng cáo và pháp luật chuyên ngành khác có liên quan. Theo đó, phạm vi điều chỉnh pháp luật đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo được xác định bởi các quan hệ giữa các chủ thể là Nhà nước, giữa những người thực hiện dịch vụ quảng cáo và quan hệ với khách hàng phát sinh bởi nhóm các hành vi quảng cáo so sánh, quảng cáo bắt chước và quảng cáo gian dối, gây nhầm lẫn…

Thứ tư, mối quan hệ của pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo với pháp luật chuyên ngành: Pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh

vực quảng cáo quy định và điều chỉnh các hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo, bên cạnh đó, các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành

mạnh cũng được quy định trong các luật chuyên ngành như Luật Quảng cáo, Luật Thương mại, Luật Dược, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật Kinh doanh Bảo hiểm... và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, Luật Cạnh tranh đã quy định, trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật Cạnh tranh với quy định của luật khác về hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh khơng lành mạnh thì áp dụng quy định của Luật Cạnh tranh. Quy định này là nền tảng pháp lý giúp đảm bảo sự tương thích, phù hợp và thống nhất của cả hệ thống pháp luật liên quan đến vấn đề cạnh tranh. Vì vậy, việc xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo phải dẫn chiếu áp dụng pháp luật cạnh tranh. Mặc dù vậy, nhưng trong quá trình áp dụng pháp luật để xử lý vi phạm, Luật Cạnh tranh khơng có chế tài riêng mà sử dụng chế tài của các ngành luật khác, bao gồm từ chế tài dân sự (bồi thường thiệt hại) của Luật Dân sự, chế tài hành chính (buộc chấm dứt hành vi

vi phạm, phạt tiền) của Luật Hành chính, chế tài hình sự (áp dụng đối với các hành vi vi phạm luật cạnh tranh đã hội đủ yếu tố cấu thành tội phạm) của Luật Hình sự. Vì vậy, pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo có mối liên hệ chặt chẽ với pháp luật chuyên ngành.

Một phần của tài liệu Luan an nghien cuu sinh (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w