Yếu tố về chính trị có ảnh hưởng mang tính định hướng, chỉ đạo quan trọng đối với việc hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo. Ở Việt Nam, yếu tố về chính trị thể hiện chủ yếu trong chủ trương, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Việc xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, cạnh tranh bình đẳng và cơng bằng là một trong những vấn đề được Đảng ta đặc biệt quan tâm. Ngay từ Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000 (được ban hành từ năm 1991) đã phác họa một số nét cơ bản về vấn đề cạnh tranh, chống cạnh tranh không lành mạnh: "...Tạo môi trường và điều kiện cho sự cạnh tranh hợp pháp và hợp tác liên doanh tự nguyện, bình đẳng giữa các đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngồi. Từng bước xố bỏ độc quyền nhà nước và đặc quyền ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực kinh tế. Đối với những trường hợp không tránh được độc quyền và hiện tượng độc quyền tự nhiên, Nhà nước cần có cơ chế kiểm sốt để tránh cửa quyền, lũng đoạn và gây nên những hậu quả cho xã hội...". Từ chủ trương, định hướng chiến lược, yêu cầu xây dựng chính sách và pháp luật về cạnh tranh được Đảng ta chỉ rõ trong các văn kiện của Đại hội lần thứ VIII (năm 1996) và lần thứ IX (năm 2001) của Đảng như: "... Phải nghiên cứu
ban hành Luật bảo đảm cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh, chống cạnh tranh không lành mạnh và chống hạn chế thương mại". "... Xây dựng khuôn khổ pháp lý và thể chế để thị trường hoạt động năng động, có hiệu quả, có trật tự kỷ cương trong mơi trường cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch, hạn chế và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh...". "Ban hành Luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh phù hợp với những điều kiện thực tế của Việt Nam...". Luật Cạnh tranh ra đời chính là công cụ mà Nhà nước sử dụng để điều tiết, đảm bảo cho quá trình cạnh tranh diễn ra một cách lành mạnh, tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường và nền kinh tế xã hội, trong đó có lĩnh vực quảng cáo.
Trong bối cảnh hiện nay, vai trò của pháp luật cạnh tranh nói chung và pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo tiếp tục được Đảng ta nhấn mạnh và làm sâu sắc hơn. Tại Đại hội XI, Đảng ta nhấn mạnh: “Nhà nước đóng vai trị định hướng, xây dựng và hồn thiện thể chế kinh tế, tạo mơi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các cơng cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển” [23, tr.76.]. Quan điểm của Đảng cho thấy, muốn xây dựng và phát triển một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển lành mạnh thì trước hết, phải hồn thiện khung pháp lý, cơ chế, chính sách, thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển, vận hành thông suốt, hiệu quả các loại thị trường và bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, minh bạch. Mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều phải hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật. Có chính sách thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp Việt Nam thật sự trở thành lực lượng nịng cốt, đi đầu trong sự nghiệp cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bảo đảm quyền tự do kinh doanh các lĩnh vực mà luật pháp không cấm; xây dựng, thực thi đồng bộ, hiệu quả cơ chế hậu kiểm, tiếp tục
hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh, tăng cường tính minh bạch đối với độc quyền nhà nước và độc quyền doanh nghiệp, kiểm soát độc quyền kinh doanh. Hoàn thiện thể chế bảo vệ nhà đầu tư, quyền sở hữu và quyền tài sản… Nhà nước có trách nhiệm thể chế hóa nghị quyết của Đảng, xây dựng tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, bảo đảm các loại thị trường ngày càng hoàn thiện và vận hành thơng suốt, cạnh tranh cơng bằng, bình đẳng và kiểm sốt độc quyền kinh doanh; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, cải thiện mơi trường đầu tư kinh doanh [24, tr.104-110].
Những quan điểm nêu trên là định hướng quan trọng cho việc hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo. Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xây dựng pháp luật trong lĩnh vực này cần quán triệt đầy đủ, toàn diện, đúng đắn và kịp thời các chủ trương, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn để xây dựng và bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh để pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo đạt được mục đích điều chỉnh hướng tới xây dựng trật tự kinh doanh lành mạnh, công bằng trong lĩnh vực quảng cáo, khuyến khích cạnh tranh và phát triển kinh doanh một cách lành mạnh.