đóng góp ý kiến của nhân dân, của đối tượng điều chỉnh, đối tượng chịu sự tác động của văn bản quy phạm pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo
Trong những năm gần đây, mặc dù quy trình xây dựng pháp luật khơng cịn khép kín, hoạt động triển khai lấy ý kiến của người dân, doanh nghiệp đã được thực hiện rộng rãi, công khai, tuy nhiên vẫn chưa đi vào thực chất. Doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xây dựng chính sách và pháp luật cịn rất hạn chế, xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: Việc lấy ý kiến đối với dự
thảo nhiều khi mang tính hình thức; khơng giải trình cơng khai minh bạch về các ý kiến nhận được; lấy ý kiến một lần và khơng lấy ý kiến khi có thay đổi quan trọng liên quan đến nghĩa vụ doanh nghiệp…
Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 thể hiện rõ quan điểm: “… Bảo đảm để nhân dân tích cực tham gia vào các hoạt động xây dựng pháp luật” và một trong các giải pháp quan trọng được nhấn mạnh vai trò của các đơn vị nghiên cứu, khuyến khích cơ chế thu hút “các hiệp hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các chuyên gia giỏi” tham gia hoạch định chính sách, pháp luật ở tất cả các quá trình lập pháp cũng như xác định cơ chế phản biện xã hội và tiếp thu ý kiến. Hiến pháp năm 2013 cũng đã quy định khá cụ thể nguyên tắc về quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân.
Để cơ chế tham vấn hiệu quả hơn, trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo phải có sự tham gia của các chủ thể liên quan đến văn bản đó, cụ thể là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực quảng cáo. Từ các ý kiến tham vấn của doanh nghiệp, Chính phủ sẽ xem xét những văn bản chưa có tính khả thi đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực này để tránh tình trạng phải sửa đổi khi văn bản đã đi vào cuộc sống. Về nguyên tắc, dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật sẽ được xin ý kiến góp ý, phản biện của tất cả các đối tượng chịu tác động của văn bản đó. Từng cá nhân, pháp nhân đều có thể tự mình nêu các ý kiến góp ý, phản biện hoặc thông qua tổ chức đại diện của mình.
Chúng ta cần đổi mới cách thức và phương pháp huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào q trình xây dựng chính sách pháp luật, trong đó tập trung vào việc tăng cường năng lực đóng góp ý kiến, phản biện chính sách của doanh nghiệp thơng qua các buổi tập huấn chuyên sâu; mở rộng đối tác lấy ý kiến; thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại trực tiếp giữa cơ quan
nhà nước với doanh nghiệp để truyền tải trực tiếp ý kiến của các doanh nghiệp, chuyên gia, nhà hoạt động thực tiễn về các vấn đề chính sách hoặc dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; phát huy vai trị của báo chí trong xây dựng chính sách, pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo…
Quyền tham gia xây dựng pháp luật là biểu hiện cụ thể của quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Trong điều kiện mở rộng dân chủ và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân thì sự tham gia của tổ chức xã hội vào quá trình xây dựng pháp luật là một trong những điều kiện cần thiết để đảm bảo cho pháp luật phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Sự tham gia của công dân, tổ chức xã hội vào q trình xây dựng pháp luật cũng chính là cơ hội để tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, hay nói khác đi đó cũng là q trình để các bên hiểu nhau và vận động sự ủng hộ lẫn nhau trong việc thiết lập một cơ chế, khn khổ mang tính pháp lý chung đối với xã hội. Bên cạnh đó, với chức năng vốn có của các tổ chức xã hội, cũng như theo kinh nghiệm của nhiều nước, việc tham gia của tổ chức xã hội trong quá trình xây dựng pháp luật rõ ràng là một sự giám sát khách quan, hữu hiệu đối với các quá trình trong quy trình lập pháp và các bên tham gia lập pháp - điều này cũng thể hiện xu hướng tất yếu của xã hội dân chủ hiện đại dù ở bất kỳ thể chế nào.