Hầu hết các hành vi được xem là cạnh tranh không lành mạnh được xác định bởi 4 loại hành vi sau của hệ thống pháp luật Hoa Kỳ: (i) Hành vi cản trở hoạt động kinh doanh thông thường (thuộc sự điều chỉnh của các Luật của các bang khác nhau); (ii) Hành vi xâm phạm nhãn hiệu hoặc bản quyền (thuộc sự điều chỉnh của Đạo Luật giảm chất lượng thương hiệu Liên bang 1996 (Federal Trademark Dilution Act) và Đạo Luật Lanham); quảng cáo so sánh gian dối hoặc gây nhầm lẫn (Thuộc sự điều chỉnh của Đạo Luật Lanham); (iii) Hành vi quảng cáo hoặc marketing thông thường gian dối hoặc gây nhầm lẫn gây thiệt hại cho tiêu dùng nói chung. Ba loại hành vi đầu được giải quyết trong lĩnh vực hoạt động của luật tư; (iv) Riêng loại hành vi thứ tư, tại Hoa Kỳ gọi là “hành vi thương mại gian dối hoặc không lành mạnh” thuộc sự quản lý của Ủy ban Thương mại Liên bang (Federal Trade Commission – FTC) theo Mục 5 của Đạo Luật về Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC Act).
Ủy ban Thương mại liên bang đã ban hành nhiều quy tắc nhằm điều chỉnh các hành vi thương mại gian dối hoặc không lành mạnh mang tính hệ thống. Một số quy tắc có thể kể đến bao gồm: Quy tắc về đặt hàng qua thư
điện tử; Quy tắc về marketing qua điện thoại; Quy tắc không gọi điện (Do-not- call Rule) và Đạo luật chống thư rác liên bang (CAN–SPAM Act)… Một vài cơ quan chính phủ khác của Mỹ cũng có thẩm quyền xét xử chuyên biệt đối với một số loại quảng cáo đối với các sản phẩm đặc thù, ví dụ như thuốc. Năm 1994, Đạo Luật về Ủy ban Thương mại Liên bang sửa đổi định nghĩa hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi “gây ra hoặc có thể gây ra những thiệt hại đáng kể mà người tiêu dùng không thể tránh được một cách hợp lý và thiệt hại gây ra này khơng bù lại được những lợi ích tương ứng do hành vi đó tạo ra cho người tiêu dùng hoặc đối thủ cạnh tranh”. Các quy định cạnh tranh quan trọng nhất có thể kể đến là Luật về Ủy ban Thương mại liên bang (1914) và Luật Nhãn hiệu liên bang, hay còn gọi là Luật Lanham (1946).
Nếu Luật về Ủy ban Thương mại Liên bang trao quyền cho USFTC chủ động thực hiện các biện pháp pháp lý chống quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh với tư cách đại diện cho lợi ích cơng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thì Luật Lanham mở ra một kênh khác cho phép đối thủ cạnh tranh trực tiếp khiếu nại, và thủ tục này cũng được USFTC ủng hộ với quan điểm cho rằng thiệt hại của người tiêu dùng cũng đồng nghĩa với thiệt hại của các đối thủ cạnh tranh. Điều 43(a) của Luật này quy định: “Bất kỳ ai liên quan đến việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sử dụng từ ngữ, khái niệm, tên, biểu tượng, hình vẽ hoặc sự kết hợp của chúng, hay nguồn gốc xuất xứ giả mạo, mô tả gian dối hoặc gây nhầm lẫn: (i) Có thể gây bối rối, sai sót hoặc đánh lừa về sự liên hệ, liên kết hoặc hợp tác giữa người này với một người khác, hoặc về nguồn gốc, khả năng tài trợ hoặc sự chấp nhận hàng hóa, dịch vụ hoặc hoạt dộng thương mại của nguời này từ người khác đó, hoặc (ii) Trong quảng cáo hay khuyến mại mà diễn giải sai lệch bản chất, đặc đỉểm số lượng, nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ hay hành động thương mại của người này hay người khác đó; hoặc (iii) Có thể gây bối rối, sai sót hoặc đánh lừa về sự liên hệ, liên kết hoặc hợp tác giữa nguời này với một người khác, hoặc về nguồn
gốc, khả năng tài trợ hoặc sự chấp nhận hàng hóa, dịch vụ hoặc hoạt động thương mại của người này từ người khác đó; hoặc (iv) Trong quảng cáo hay khuyến mại mà diễn giải sai lệch bản chất, đặc điểm số lượng, nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ hay hành động thương mại của người này hay người khác đó sẽ chịu trách nhiệm từ khởi kiện dân sự của bất kỳ ai cho rằng lợi ích của họ bị thiệt hại hoặc có thể bị thiệt hại do hành vi nêu trên. Đạo luật Lanham Act - một trong hai đạo luật giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống pháp luật về nhãn hiệu của Hoa Kỳ, có lịch sử lâu đời với những quy định tương đối đầy đủ, có tính thực thi trong một thời gian dài. Luật này quy định rất rõ về ba hành động chính tạo thành sai phạm trong quảng cáo: (i) Những quảng cáo bên ngồi của sản phẩm khơng phản ánh đúng chất lượng bên trong; (ii) Sai sót trong nghiên cứu (những lời miêu tả bên ngồi của sản phẩm khơng phù hợp với các tài liệu nghiên cứu từ thực tiễn được phổ biến rộng rãi); (iii) Quảng cáo sai làm mất uy tín của sản phẩm khác.
Có rất nhiều dạng quảng cáo khơng trung thực mà người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận biết. Một kiểu rất phổ biến, đó là sự thổi phồng mức chênh lệch giá cả. Người bán hàng tự ý tăng giá sản phẩm, rồi lại bán với mức giá ưu đãi thấp hơn nhiều, khiến cho khách hàng lầm tưởng là họ đã được "hời" lớn. Một dạng quảng cáo sai phạm khác là kiểu bán sản phẩm kèm với phiếu hoàn tiền. Với phiếu này, khách hàng sẽ được trả lại một phần tiền mà mình đã chi, nhưng khơng phải ngay lập tức mà sau khi sự việc mua bán diễn ra. Để chứng minh thiệt hại, bên nguyên đơn phải đưa ra được trường hợp người tiêu dùng thực tế tin vào quảng cáo gian dối và từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình. Theo Luật Lanham, nguyên đơn phải chứng minh một quảng cáo là sai sự thật với 5 điều kiện sau: (i) Đã có một thông điệp sai sự thật về đoạn quảng cáo hay 1 loại hàng hóa, dịch vụ hoặc hoạt động thương mại nào khác; (ii) Thơng điệp này đã lừa dối, hay có nguy cơ sẽ lừa dối nhiều khán giả mục tiêu; (iii) Sự lừa dối này cỏ thể ảnh hưởng đến quyết định mua
sắm của khách hàng; (iv) Đoạn quảng cáo liên quan đến hàng hóa hoặc dịch vụ trong lĩnh vực thương mại đa quốc gia; (v) Sự gian dối này gây ra hoặc có thể gây ra tổn thất cho ngun đơn. Yếu tố có tính quyết định nhất là khả năng gây tổn thất cho khách hàng. Tổn thất ở đây thường quy ra số tiền mà khách hàng mất do hoạt động mua hàng, điều mà đáng lẽ sẽ không xảy ra nếu như đoạn quảng cáo không gây ra nhầm lẫn.
Về xử lý vi phạm, năm 2007, Hội đồng Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC - The Federal Trade Commission) đã ra lệnh phạt các công ty phân phối 4 loại thuốc giảm cân (Xenadrine EFX, One A Day Weight Smart, Cortislim và TrimSpa) tổng số tiền 25 triệu USD vì quảng cáo sai sự thật. Một phần trong tổng số tiền phạt sẽ được dùng để bồi thường cho người tiêu dùng. Hội đồng Thương mại Liên bang Hoa Kỳ cũng có quyền can thiệp và gỡ bỏ bất kỳ quảng cáo nào gây hiểu lầm cho khách hàng. Cơ quan này cũng định nghĩa tính khơng trung thực trong quảng cáo là khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về sản phẩm. Đa số các khiếu kiện quảng cáo sai sự thật là của các đối thủ cạnh tranh, nhưng người tiêu dùng cũng có thể nộp đơn kiện và Tòa án sẽ xử lý những trường hợp cụ thể mà không theo quy tắc xử lý đơn kiện từ các đối thủ cạnh tranh. Họ phải chứng minh được rằng họ có lợi ích hợp pháp cần được bảo vệ. Một cách khác, người tiêu dùng có thể được bảo vệ bởi Luật Liên bang khi có những hành vi gian lận thương mại. Một số đạo luật của liên bang định nghĩa những hành vi này là việc quảng cáo hàng hố dịch vụ theo mục đích khơng giống như khi bán chúng.