mạn, kỹ thuật lập pháp cịn hạn chế, khơng có các văn bản quy phạm pháp
luật quy định chi tiết thi hành về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh
trong lĩnh vực quảng cáo
Hệ thống pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo còn tản mạn. Một số quy định trong Luật Cạnh tranh và các văn bản luật có liên quan mới chỉ dừng ở mức độ ngun tắc chung, mang tính luật khung, khơng có các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo.
Cho đến nay, ngoài các quy định tại Điều 45 Luật Cạnh tranh năm 2004; khoản 6, 7 và 9 Điều 109 Luật Thương mại năm 2005; khoản 9, 10 và 12 của Luật Quảng cáo năm 2012, khoản 1 Điều 10 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010... chưa có một văn bản dưới luật nào hướng dẫn thi hành về việc nhận diện, các tiêu chí để nhận diện xử lý các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Cạnh tranh, Luật Quảng cáo đều khơng có các quy định nào hướng dẫn thi hành các vấn đề liên quan đến cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo. Việc hướng dẫn duy nhất liên quan đến các hành vi này một cách khá cụ thể là trong các Nghị định của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, có quy định về mức xử phạt hành chính đối với các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh (Điều 35 Nghị định số
120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 và Điều 33 Nghị định số 71/2014/NĐ-CP ngày 21/7/2014 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh).