Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào thành phố hà nội (Trang 28 - 31)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

1.3.1 Nhân tố khách quan

a. Tình hình kinh tế và xu hướng đầu tư thế giới

Tình hình kinh tế ảnh hưởng có biến động đều ảnh hưởng hai chiều tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động thu hút vốn FDI, khi tình hình kinh tế biến động giảm sút, khủng hoảng thì lượng vốn FDI cũng giảm theo và ngước lại.

21

Về khía cạnh xu hướng đầu tư trên thế giới hiện nay thì chủ yếu dựa trên sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và chịu sự chi phối của một số những nhà đầu tư lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU, Anh... Bên cạnh đó thì xu hướng dòng vốn FDI đổ vào các nước đang phát triển đặc biệt là khu vực châu Á cũng ngày ngày gia tăng mạnh trong những năm trở lại đây dưới nhiều hình thức và phổ biến là các tập đoàn xuyên quốc gia đẩy mạnh đầu tư vào những nước này và kiểm soát phần lớn sản xuất và kinh doanh. Việc yếu tố này thay đổi cũng ảnh hưởng đến các phương thức, và phương hướng QLNN với vốn FDI bên cạnh đó là những tiếp cận mới, kịp thời trước sự thay đổi nhanh chóng của thị trường và FDI thế giới từ đó có những đổi mới, sáng tạo trong công tác QLNN về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

b. Chế độ chính sách quản lý của Nhà nước đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Bất cứ một chủ thể nào cũng chịu sự chi phối, quản lý bởi hệ thống các cơ chế, chính sách của nhà nước và địa phương đó quy định. Hệ thống cơ chế, chính sách là nhân tố ảnh hưởng tới công tác QLNN vì các văn bản pháp luật là cơ sở để chính quyền địa phương tổ chức thực hiện và điều hành, xác định được các nhiệm vụ cần thực hiện và trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền trong quá trình điều hành. Chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước ta về quản lý vốn FDI chính là căn cứ để các địa phương đề ra những chính sách QLNN đối với vốn FDI phù hợp với khả năng, thế mạnh và nhu cầu thực tế của từng địa phương, lãnh thổ. Qua đó thực hiện chức năng điều tiết, kích thích và định hướng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.Việc có được một chế độ chính sách quản lý kinh tế- xã hội phù hợp với nguồn lực kinh tế đất nước sẽ giúp hoạt động QLNN với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tính đồng bộ hơn, rõ ràng hơn.

c. Điều kiện tự nhiên của từng địa phương

Là một điều kiện khách quan ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định rót vốn của các nhà đầu tư cũng như là các phương thức QLNN sao cho phù hợp với điều kiện từng vùng. Nếu điều kiện tự nhiên tốt, thuận lợi trước tiên sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh vùng, ưu thế so sánh cho địa phương, hoạt động tăng cường thu hút, xúc tiền đầu tư thuận lợi diễn ra. Các chính sách, kế hoạch, quy hoạch quản lý cũng được dễ dàng thực thi và có khả năng hiệu quả cao hơn. Nếu điều kiện tự nhiên không thuận lợi thì việc QLNN của địa phương sẽ khó khăn hơn trong việc thu hút đầu tư, vướng mắc cũng nhiều hơn, nguồn lực cũng ít hơn từ đó cần có nhiều cơ chế, chính sách hấp dẫn hơn để thu hút đầu tư.

22 d. Điều kiện kinh tế-xã hội:

Với một nền tảng có điều kiện kinh tế-xã hội tốt, chính trị văn minh ổn định kéo theo đó là những nguồn lực sắn có để thực hiện những kế hoạch đã được đặt ra trong QLNN đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Dựa vào từng vùng, điều kiện kinh tế, con người, nền tảng văn minh-văn hóa mà các thực thi chính sách, nội dung QLNN tới mỗi địa phương cũng khác nhau và có mức hiệu quả khác nhau. Việc có điều kiên kinh tế-xã hội ổn định, nổi bật sẽ tạo điều kiện cho địa phương có những ưu thế trong thu hút đầu tư và thực hiện những kế hoạ ch đầu tư

1.3.2 Nhân tố chủ quan

a. Hệ thống hành chính, bộ máy quản lý nhà nước của hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của từng địa phương

Các cơ chế quản lý, bộ máy hành chính có vai trò quan trọng trong hiệu quả cũng như quản lý hoạt động thu hút đầu tư. Việc địa phương có một hệ thống hành chính với những thủ tục ngắn gọn, rõ ràng dễ hiểu đồi với các nhà đầu tư nước, thủ tục đầu tư không chồng chéo và mâu thuẫn cho các doanh nghiệp đầu tư, sẽ giúp đẩy mạnh thời gian đăng ký cũng như là thi hành các dự án.

Hệ thống hóa bộ máy QLNN một cách đồng bộ, thống nhất từ cấp trên xuống cấp dưới đặc biệt là khi đưa ra những quy hoạch tổng thể, chiến lược đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, sẽ không gây là sự kiêm nhiệm của cá nhân trong một bộ máy quản lý, hay sự chồng chéo, mâu thuẫn khi thực thi quản lý bất kỳ nghiệp vụ nào.

b. Chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đối với công tác QLNN về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn nhân lực được liệt kê đến ở đây chính là chính là cán bộ quản lý nhà nước đối với FDI:

Thứ nhất, về năng lực cán bộ quản lý nhà nước đối với FDI

Đây là nhân tố có tính quyết định tới chất lượng, hiệu quả công tác quản lý. Để có thể quản lý tốt, đội ngũ nhân viên cần có trình độ chuyên môn vững vàng, cán bộ có năng lực lãnh đạo. Có trình độ mới có thể hướng dẫn các đơn vị thực thi đúng, mới có thể phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật, các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực thi các dự án FDI từ đó có thể giải quyết được các vấn đề trên. Các cán bộ QLNN cũng cần có

23

năng lực tổ chức thực hiện các chính sách, năng lực thực hiện công tác thanh tra kiểm tra và giám sát với các dự án FDI.

Thứ hai, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ công tác QLNN đối với FDI

Đội ngũ cán bộ chuyên trách phải có phẩm chất đạt chuẩn về đạo đức, có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực quản lý, có kinh nghiệm thực tiễn và thấu hiểu DN, biết phát huy trình độ, năng lực, tính năng động, sáng tạo trong thực thi công vụ, tạo niềm tin cho DN để thu hút đầu tư, thúc đẩy các dự án được thực thi hiệu quả. Khi chính quyền đề cao nhiệm vụ “kiến tạo” thì đội ngũ công chức phải xác định “phục vụ” DN là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, nếu trình độ, năng lực của đội ngũ không ngang tầm nhiệm vụ, quan liêu, nhũng nhiễu, sẽ làm giảm sút niềm tin, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả QLNN đối nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

c. Quy hoạch phát triển và cơ chế phát triển của địa phương

Công tác quản lý, hỗ trợ của chính quyền địa phương có tác động rất lớn tới hoạt động cũng như hiệu quả đầu tư. Các nước tiếp nhận đầu tư cần có một hệ thống chính sách, quy định rõ ràng và minh bạch, tiếp cận với thông lệ quốc tế. Cần có những ưu đãi về chính sách tiền tệ, chính sách thương mại, chính sách đất đai, chính sách thuế phù hợp và tùy vào từng lĩnh vực, ngành nghề đầu tư mà có các ưu đãi đặc biệt về thuế. Đồng thời, xây dựng các quy định pháp luật nhằm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ sản xuất kinh doanh… để nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các quy hoạch, cơ chế chi tiết theo từng mốc thời gian ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động cũng như công tác quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của từng địa phương

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào thành phố hà nội (Trang 28 - 31)