Tổng quan về hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào thành

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào thành phố hà nội (Trang 36 - 41)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.1 Tổng quan về hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào thành

vào thành phố Hà Nội

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Hà Nội hiện nay có tọa độ địa lý từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên - Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam - Hòa Bình ở phía Nam; Bắc Giang - Bắc Ninh - Hưng Yên ở phía Đông và Hòa Bình- Phú Thọ.Thành phố Hà Nội sau hợp nhất, mở rộng địa giới hành chính Thủ đô bao gồm: Thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh - tỉnh Vĩnh Phúc và bốn xã thuộc huyện Lương Sơn - tỉnh Hòa Bình. Thủ đô Hà Nội sau khi được mở rộng có diện tích tự nhiên 334.470,02 ha, lớn gấp hơn 3 lần trước đây và đứng vào tốp 17 Thủ đô trên thế giới có diện tích rộng nhất; dân số tăng hơn gấp rưỡi, hơn 6,2 triệu người, hiện nay là hơn 7 triệu người; gồm 30 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã, 577 xã, phường, thị trấn.

Với vị trí được coi là trung tâm vùng kinh tế đồng bằng Sông Hồng, nằm trong khu vực tam giác kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh, đồng thời nơi giao lưu kinh tế, du lịch phát triển kiinh tế xã hội giữa nhiều tỉnh thành và các nước trong khu vực làm nền tảng cho thành phố phát triển mặt kinh tế đối ngoại

b. Địa hình

Hà Nội hiện nay vừa có núi, có đồi và địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, trong đó đồng bằng chiếm tới ¾ diện tích tự nhiên của thành phố. Độ cao trung bình của Hà Nội từ 5 đến 20 mét so với mặt nước biển, các đồi núi cao đều tập trung ở phía Bắc và phía Tây.

Khu vực nội Thành và phụ cận là vùng trũng thấp trên nền đất yếu, mực nước sông Hồng về mùa lũ cao hơn mặt bằng Thành phố trung bình 4 - 5m. Hà Nội có nhiều hồ, đầm thuận lợi cho phát triển Thủy sản và du lịch, nhưng do thấp trũng nên khó khăn trong việc tiêu thoát nước nhanh, gây úng ngập cục bộ thường xuyên vào mùa mưa. Vùng đồi núi thấp

29

và trung bình ở phía Bắc Hà Nội thuận lợi cho xây dựng, phát triển công nghiệp, lâm nghiệp và tổ chức nhiều loại hình du lịch.

c. Khí hậu

Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Thuộc vùng nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 28,1 °C. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là khí hậu của mùa đông với nhiệt độ trung bình 18,6 °C. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông.

d. Tài nguyên thiên nhiên +Tài nguyên nước

Hệ thống sông, hồ Hà Nội thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, phân bố không đều giữa các vùng, có mật độ thay đổi trong phạm vi khá lớn 0,1 - 1,5 km/km2 (chỉ kể những sông tự nhiên có dòng chảy thường xuyên) và 0,67 - 1,6 km/km2 (kể cả kênh mương). Một trong những nét đặc trưng của địa hình Hà Nội là có nhiều hồ, đầm tự nhiên. Tuy nhiên, do yêu cầu đô thị hóa và cũng do thiếu quy hoạch, quản lý kém nên nhiều ao hồ đã bị san lấp để lấy đất xây dựng. Diện tích ao, hồ, đầm của Hà Nội hiện còn lại vào khoảng 3.600 ha. Có thể nói, hiếm có một Thành phố nào trên thế giới có nhiều hồ, đầm như ở Hà Nội. Hồ, đầm của Hà Nội đã tạo nên nhiều cảnh quan sinh thái đẹp cho Thành phố, điều hòa tiểu khí hậu khu vực, rất có giá trị đối với du lịch, giải trí và nghỉ dưỡng tại thành phố

+Tài nguyên đất

Hà Nội có tổng diện tích đất tự nhiên 92.097 ha, trong đó, diện tích đất nông nghiệp chiếm 47,4%, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 8,6%, đất ở chiếm 19,26%. Xuất phát từ yêu cầu sử dụng đất của Thủ đô Hà Nội, có 2 nhóm đất có ý nghĩa lớn nhất đối với phát triển kinh tế - xã hội, đó là đất nông lâm nghiệp và đất xây dựng. Phần lớn diện tích đất đai ở nội Thành Hà Nội được đánh giá là không thuận lợi cho xây dựng do có hiện tượng tích nước ngầm, nước mặt, sụt lún, nứt đất, sạt lở, trôi trượt dọc sông, cấu tạo nền đất yếu.

30

2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

a. Điều kiện kinh tế

Bảng 2. 1.GRDP của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020

Năm 2016 2017 2018 2019 2020

GRDP(%) 8,2 7,85 7,17 7,62 5,68

Nguồn: Sở Công Thương thành phố Hà Nội

Là thủ đô của nước ta và một trong những thành phố mũi nhọn của cả nước, kinh tế thành phố Hà Nội luôn phát triển ổn định với mức tăng trưởng thường xuyên cao hơn bình quân cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, theo hướng hiện đại, tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng mạnh; khu vực nông nghiệp giảm còn 2,09%. Tăng trưởng khu vực dịch vụ bình quân đạt 7,12%/năm. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2020 ước đạt 48,47 tỷ USD, tăng 1,34 lần so với năm 2015. Năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thủ đô được cải thiện rõ rệt. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) luôn đứng trong top đầu cả nước.

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2016-2020 ước đạt 1,74 triệu tỷ đồng, gấp 1,65 lần giai đoạn trước, bằng 39,2% GRDP, đạt mục tiêu đề ra. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2019 đạt 8,67 tỷ USD, cao nhất sau hơn 30 năm mở cửa và hội nhập, là năm thứ hai liên tiếp Hà Nội dẫn đầu cả nước. Mặc dù chỉ chiếm 1% về diện tích, 8,5% về dân số nhưng Hà Nội đóng góp trên 16% tổng sản phẩm nội địa (GDP), 18,5% thu ngân sách, 20% thu nội địa và 8,6% tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của cả nước. Hà nội cũng giao thương chặt chẽ với nhiều địa phương, ngày càng xứng đáng vai trò là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế, động lực phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước

b. Điều kiện xã hội và nguồn nhân lực

Song song với phát triển kinh tế thì trong những năm qua thành phố Hà Nội cũng chú trọng phát triển văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục, khoa học…Đời sống người dân Thủ đô luôn có những chuyển biến và cải thiện ấn tượng. Các khu đô thị lớn, mới cùng những bệnh viện và trường học hàng đầu cả nước đều có mặt tại Hà Nội. Đến cuối năm 2020, toàn thành phố có 10 huyện và 371 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ 96,1%, hoàn thành trước thời hạn 2 năm mục tiêu đề ra, là địa phương có số xã đạt chuẩn nông thôn mới cao nhất cả nước. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn ước đạt 55 triệu đồng, gấp

31

1,36 lần so với năm 2016. Hà Nội còn chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan trung ương, hợp tác, liên kết với các tỉnh, thành phố trong nước được đẩy mạnh. Có thể nói, không những cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, mà vai trò, vị thế, uy tín của Thủ đô ngày càng được nâng cao. Đây chính là những cơ sở để thành phố đặt ra những mục tiêu cao hơn, xa hơn trong giai đoạn tới.

Là trung tâm kinh tế của vùng đồng bằng Bắc Bộ, Hà Nội có nguồn lao động dồi dào từ trong thành phố, cũng như là lao động từ các địa phương khác vào thành phố. Giai đoạn 2015-2020, trung bình mỗi năm, toàn thành phố tuyển sinh, đào tạo nghề cho hơn 202.000 lượt người, đạt 132% so với kế hoạch. Nhờ đó, đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 53,14% vào năm 2015 lên 70,25% vào năm 2020. Với vị thế có nhiều trường đại học lớn, và lượng trường nghề cũng đa dạng, nguồn lao động có trình độ đại học, cao đằng nghề của Hà Nội cũng khá nhiều. Thành phố cũng đang chú trọng khai thác lượng nhân lực bền vững, có tay nghề, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ để có nguồn cung ứng cho các doanh nghiệp lớn đặc biệt là những tập đoàn xuyên quốc gia, doanh nghiệp FDI.

c.Cơ sở hạ tầng – kĩ thuật

Thành phố tiếp tục quan tâm phát triển đồng bộ, hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, nhất là hệ thống đường vành đai, trục hướng tâm, cầu đường bộ, gắn với nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng và hạ tầng xã hội. Ước tính đến năm 2020, diện tích đất đô thị dành cho giao thông, tỷ lệ vận chuyển hành khách công cộng của thành phố đều tăng, ước đạt lần lượt là 10,05% và 20,05%. Bên cạnh đó, thành phố đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các khu đô thị mới, khu nhà ở theo hướng đồng bộ, văn minh, hiện đại, làm thay đổi diện mạo kiến trúc Thủ đô; từng bước phát triển vùng đô thị khu vực hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài. Đến nay, Hà Nội đã đạt diện tích nhà ở bình quân 27,25m2/người, vượt mục tiêu đề ra. Tỷ lệ đô thị hóa của thành phố đạt 49,2%.

Hệ thống cầu đường, đường sá cũng được thành phố đã và đang cải thiện để hoạt động kinh tế, lưu thông vận chuyển diễn ra hiệu quả nhất, tình trạng ùn tắc giao thông, ngập lụt cũng được thành phố xử lý. Ngoài ra, với mục tiêu bảo vệ, cải thiện môi trường để đô thị phát triển bền vững, thành phố đã đầu tư hệ thống trạm quan trắc đánh giá ô nhiễm môi trường không khí, nhất là ở những khu vực nguy cơ cao, từ đó nâng cao năng lực dự báo và có kế hoạch kiểm soát ô nhiễm cụ thể với lộ trình rõ ràng.

32

Với những điều kiện tiên quyết về kinh tế-xã hội, cơ sở hạ tầng mà thành phố Hà Nội đã và đang xây dựng, củng cố sẽ là những nền tảng vững chắc đầu tiên trong hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào thành phố. Bên cạnh đó, thì những nhà đầu tư EU yêu cầu khá cao trong môi trường đầu tư, hệ thống hành chính cũng như là các ưu đãi đầu tư và với sự phát triển ổn định về mọi mặt đây được coi là lợi thế so sánh không hề nhỏ cho thành phố Hà Nội

2.1.3 Thực trạng hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào thành phố Hà Nội thành phố Hà Nội

Thời gian qua, tình hình thu hút FDI của EU vào thành phố Hà Nội được thể hiện ở những nội dung sau:

- Về quy mô đầu tư: Theo thống kê mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lũy kế đến năm 2019, EU là đối tác đầu tư lớn thứ 4 vào Hà Nội. Hiện nay, có 579 dự án (tăng 35 dự án so với năm 2018) từ 27/28 quốc gia thuộc EU còn hiệu lực tại Hà Nội, với tổng vốn đầu tư đăng ký 4,3tỷ USD (tăng 0,78 tỷ USD) chiếm 7,70% số dự án của toàn thành phố và chiếm 7,03% tổng vốn đầu tư đăng ký của toàn thành phố Hà Nội.

- Về các nhà đầu tư (NĐT): Hà Lan đứng đầu với 313 dự án và 2,3 tỷ USD, chiếm 39,43% tổng vốn đầu tư của EU tại Việt Nam. Vương quốc Anh đứng thứ 2, 123 với dự án và 1,15 tỷ USD tổng vốn đầu tư, chiếm 14,58% tổng vốn đầu tư. Pháp đứng thứ 3, với 89 dự án và 0,68 tỷ USD tổng vốn đầu tư, chiếm 14,13% tổng vốn đầu tư. Một số tập đoàn lớn của EU đang hoạt động có hiệu quả tại Hà Nội như BP (Anh), Shell Group (Hà Lan), Total Elf Fina (Pháp Bỉ), Daimler Chrysler (Đức)

- Về hình thức đầu tư: Phần lớn các dự án đầu tư của EU tại Hà Nội là 100% vốn nước ngoài. Hình thức liên doanh BOT, BT, BTO chiếm tỷ lệ nhỏ. Điều này dẫn tới tính liên kết giữa khu vực FDI và khu vực trong nước, cũng như tác động, lan tỏa từ các doanh nghiệp (DN) FDI còn nhiều hạn chế.

- Về lĩnh vực đầu tư: Các NĐT EU đã có mặt tại hầu hết các ngành kinh tế quan trọng của thành phố Hà Nội, các dự án đầu tư của EU có hàm lượng và tỷ lệ chuyển giao công nghệ cao, phương pháp quản lý tiên tiến, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. EU đã đầu tư vào 18/21 ngành theo hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó tập trung ở lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo; Sản xuất, phân phối điện, khí, bất động sản, thông tin và truyền thông…

33

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào thành phố hà nội (Trang 36 - 41)