Thanh tra, kiểm tra, đánh giá hiệu quả đầu tư, giải quyết khiếu nại, tố cáo,

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào thành phố hà nội (Trang 50 - 51)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước

2.2.4 Thanh tra, kiểm tra, đánh giá hiệu quả đầu tư, giải quyết khiếu nại, tố cáo,

khen thưởng, xử lý vi phạm và vấn đề phát sinh trong quá trình thu hút vốn FDI từ EU vào thành phố Hà Nội

Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Đầu tư, trong đó có khái niệm về đầu tư kinh doanh, ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài, việc sáp nhập, hợp nhất, mở rộng dự án, cơ chế quyết toán vốn đầu tư; giám định giá, chất lượng máy móc thiết bị nhập khẩu tạo tài sản cố định; danh mục ngành nghề không thu hút hoặc hạn chế áp dụng riêng đối với đầu tư nước ngoài chung và vốn FDI từ EU nói riêng. Năm 2017, Ban thanh tra QLNN về FDI của thành phố Hà Nội đã điều tra các dự án FDI trên toàn địa bàn thành phố thì có 13 dự án FDI từ EU có sai phạm về giấy phép đất đai, 2 dự án đang có dấu hiệu trong vấn đề môi trường. Năm 2019 thì công tác thành tra đã ghi nhận được những dự án sai sót với số lượng ít hơn, tuy vậy một số dự án đầu tư vẫn còn bị kéo dài tồn đọng và thời gian hoạt động do có một số vướng mắc về thủ tục và giấy phép cấp đầu tư và đất đai trong quá trình thi hành dự án.

Triển khai có hiệu quả các công tác kiểm tra các dự án FDI từ EU vào thành phố hiện nay. Ban quản lý cần luôn luôn đề cập, cập nhật kết quả hoạt động đầu tư của các dự

43

án để kịp thời phát hiện những vấn đề phát sinh và xử lý kịp thời. Các dự án của nhà đầu tư EU cũng được theo dõi thống nhât giữa cả hai bên để hoạt động diễn ra được đồng đều nhất.

Trong thời gian tới, Thanh tra Bộ Kế hoạch Đầu tư chỉ đạo Sở Công Thương thành phố Hà Nội sẽ tập trung thanh tra, kiểm tra đối với các bộ, ngành, địa phương trong hoạt động đầu tư công; Tiếp tục thanh tra các hoạt động trong phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp…; Các dự án BOT, BT, PPP…trong lĩnh vực giao thông, điện, thu gom, xử lý chất thải, cải tạo môi trường, cấp nước sạch…Đặc biệt, cơ quan này sẽ đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra các chương trình hỗ trợ có mục tiêu theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; các doanh nghiệp FDI nhằm hạn chế tiêu cực và phòng chống tham nhũng, thể hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam với các Nhà tài trợ quốc tế.

Các phòng ban liên quan đến quản lý thủ tục hành chính, tiếp tục tiếp nhận những đơn khiếu nại, vướng mắc trong quá trình thi công các dự án FDI từ EU. Bên cạnh đó thì công tác “hậu” các dự án FDI này cũng cần được kiểm tra, báo cáo, xử lý đồng bộ để hoạt động đồng bộ, chuẩn hóa khoa học-công nghệ, tránh ảnh hưởng đến môi trường cũng là điều vô cùng cần thiết.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào thành phố hà nội (Trang 50 - 51)