6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
1.4 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
tiếp nước ngoài từ EU của các địa phương khác và bài học cho thành phố Hà Nội
1.4.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU của các địa phương khác tiếp nước ngoài từ EU của các địa phương khác
a, Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU của thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang là địa phương có nền kinh tế phát triển sôi động nhất nước ta và đồng thời là một trong những trung tâm hàng đầu của khu vực Đông Nam
24
Á mà nhiều nhà đầu tư luôn lựa chọn là điểm đến lý tưởng cho dòng vốn của mình. Với nền kinh tế thị trường mở từ rất sớm, Tp Hồ Chí Minh đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư trong quá trình phát triển thời gian qua và với chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) luôn đứng trong top cùng với những thuận tiện trong cơ sở hạ tầng giao thông – kĩ thuật, trung tâm khu vực ASEAN, thì số lượng các nhà đầu tư EU đổ vốn vào thành phố Hồ Chí Minh cũng khá nhiều. Lượng vốn FDI từ EU vào thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu cả nước năm 2020, và tập trung vào 3 ngành chính là: thương mại – công nghiệp, kinh doanh bất động sản và các ngành chuyên môn khoa học – công nghệ.
Để quản lý các hoạt động liên quan đến FDI, từ quản lý dự án, xúc tiến thu hút, Vậy nhờ đâu mà TpHCM luôn thu hút được lượng vốn FDI từ EU dẫn đầu? Công tác quy hoạch tổng thể, định hướng kế hoạch- quy hoạch thu hút của thành phố khá toàn diện. Ngày 17.07.2019, Thành phố ban hành Nghị Quyết 53/NQ-CP Về giải pháp khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư hiệu quả, an toàn và bền vững. Thành phố cũng đã hoạch định ngay từ sớm được những kế hoạch, chiến lược thu hút khi mà bản thân thành phố HCM có nền kinh tế thị trường mở từ rất sớm, sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư cũng đổ dồn vào đây. Trong quá trình phát triển kinh tế, thì Thành phố cũng đã xác định được việc xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật động bộ, tiên tiến nhất cả nước với hệ thống đường sá, sân bay được quy hoạch rõ ràng. Thành phố HCM cũng đi đầu trong việc kết hợp cả nguồn vốn ODA, vốn FDI vào tổng đầu tư xã hội xây dựng hình ảnh thành phố phát triển tiên tiến với trình độ khoa học-công nghệ đi đầu cả nước. Các dự án FDI từ EU vào thành phố HCM cũng nhận được những ưu đãi đầu tư khá lớn dựa trên sự linh hoạt của công tác QLNN trong bộ máy quản lý của thành phố.
b, Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU của thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng là thành phố tại miền Trung nước ta với điều kiện tự nhiên-điều kiện kinh tế xã hội vô cùng thuận lợi cho phát triển kinh tế và hoạt động đầu tư FDI của các doanh nghiệp nước ngoài. Đối với các nhà đầu tư đến từ châu Âu thì có Anh là quốc gia luôn nằm trong top 5 những nhà đầu tư nhiều nhất vào thành phố Đà Nẵng với những dự án khoa học-công nghệ cao và lượng đăng ký vốn khá lớn.
Thành phố Đàng Nẵng đi đầu trong công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của thành phố gắn với nhiệm vụ phát triển KT-XH tại thành phố Đà Nẵng được Bộ Chính trị phê chuẩn với Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 16/10/2003 của Bộ Chính trị về xây
25
dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước và 12 chương trình lớn thực hiện Nghị quyết 33 của Đảng bộ thành phố Đà Nẵng đã xác định phương hướng “Xây dựng Đà Nẵng trở thành một đô thị lớn của cả nước, trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ của miền Trung”. UBND ban hành Quyết định số 1866/QĐ-TTg ngày 08/10/2010 về việc phê duyệt tổng thể phát triển KT-XH thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, trong đó nêu rõ mục tiêu về cơ cấu kinh tế của thành phố Đà Nẵng và định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực và các sản phẩm chủ lực. Công tác Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của thành phố luôn được duy trì, nối tiếp thực hiện qua các năm. Tại Kết luận số 75-LK/TW ngày 12/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị, thành phố Đà Nẵng cũng luôn đặt ra những mục tiêu kế hoạch theo năm để hoàn thành. Sự hiệu quả trong quản lý của thành phố Đà Nẵng chính là việc không bị chồng chéo, từng cấp ban ngành quản lý dưới dự chỉ đạo của UBND, Sở công thương thực hiện theo nhiệm vụ, chức năng của mình vì thế công tác quản lý được thực hiện khá đồng bộ và thống nhất
c, Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU của tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh được coi là một trong 3 mũi trong tam giác kinh tế tại đồng bằng Sông Hồng, với điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng thuận tiện thì Quảng Ninh đã và đang thu hút được lượng vốn FDI hàng năm với các dự án được đầu tư khá hiệu quả. Trong những năm vừa qua thì lượng vốn FDI từ EU đổ vào Quảng Ninh cũng khá ổn định, con số dự án và lượng vốn đầu tư chưa thực sự ấn tượng nhưng Quảng Ninh vẫn là lựa chọn khá tin tưởng của nhiều nhà đầu tư EU. Giai đoạn 2017 – 2020, Quảng Ninh đã thu hút được gần 3000 tỷ USD từ các dự án FDI của nhà đầu tư EU bên cạnh những nước đầu tư lớn khác. Các chuyên gia cho rằng Quảng Ninh được coi là “đất lành” thu hút đầu tư FDI.
Với điều kiện tự nhiên-điều kiện kinh tế xã hội khá ổn đinh, công tác QLNN của tình Quảng Ninh cũng đã thực sự hiệu quả khi thực hiện thi hành các công tác xúc tiến đầu tư. Đồng hành cùng doanh nghiệp, tỉnh Quảng Ninh sẽ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Chính quyền các địa phương và ngành của tỉnh tập trung giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế để sớm bàn giao mặt bằng sạch cho các nhà đầu tư khởi công triển khai dự án càng tạo ưu thế cho thành phố. Đặc biệt tỉnh Quảng Ninh còn luôn là tỉnh dẫn đầu từ năm 2016-2021 toàn cả nước về chỉ số PCI Cán bộ xúc tiến đầu tư tận dụng lợi thế về hạ tầng kỹ thuật cùng
26
địa bàn an toàn, ổn định, nhiều nhà đầu tư đã quyết định tiếp tục mở rộng quy mô đầu tư và mời gọi các đối tác vệ tinh tham gia đầu tư tại Quảng Ninh.Đặc biệt đối với cán bộ quản lý của tỉnh Quảng Ninh đều được biết đến là có tinh thần cởi mở, cầu thị trong xúc tiến thu hút nhưng cũng vô cùng quyết liệt trong công tác lãnh đạo liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết nhanh gọn các vướng mắc trong quá trình thực thi dự án FDI
1.4.2 Bài học kinh nghiệm rút ra nhằm quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào thành phố Hà Nội hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào thành phố Hà Nội
Thứ nhất, sớm triển khai công tác quy hoạch tổng thể đối với thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Để thúc đẩy quản lý dự án FDI cũng như thu hút FDI từ EU, chính địa phương cần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý, nhất là thông qua việc hoạch định chiến lược xúc tiến đầu tư chính sách đất đai, chính sách tài chính tín dụng, hỗ trợ thủ tục hành chính. Các quy hoạch tổng thể được đưa ra phải kết hợp với quy hoạch ngành lãnh thổ trên cơ sở quy hoạch tổng thể gắn với quy hoạch vùng. Để tạo nâng cao năng lực quản lý, chính quyền các tỉnh thường chú trọng hỗ trợ về đất, vốn, thủ tục hành chính và xúc tiến đầu tư. Kinh nghiệm của các tỉnh cho thấy, sự thân thiện của các nhà QLNN, quy hoạch công khai, rõ ràng, ổn định, sự hợp tác của người lao động và cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội đảm bảo là yếu tố quyết định đến thành công trong thu hút FDI từ EU
Thứ hai, Hà Nội cần phát huy được những lợi thế, ưu thế để làm nổi bật hơn hình ảnh thành phố, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh hơn. Việc QLNN với vốn FDI là một nghiệp vụ phức tạp, không có tính cố định vì thế mỗi địa phương có phương hướng và cách đi khác nhau, song đều có điểm chung là nỗ lực phát huy lợi thế so sánh và các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế trọng điểm, thực hiện sự mở cửa rộng rãi để thu hút được các nhà đầu tư. Chính sách ưu đãi các nhà đầu tư nước ngoài vẫn cần năm trong khuôn khổ luật pháp hiện hành nước ta, không thể vượt ra ngoài các quy định chung của Chính phủ, nhưng có thể vận dụng để tăng sức hấp dẫn thu hút, sự linh hoạt khéo léo trong quá trình quản lý để mang lại nhiều kết quả tốt và có lợi hơn.
Thứ ba, Bảo đảm sự thống nhất trong quản lý bằng việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp. Hệ thống QLNN phải gọn nhẹ và có hiệu lực, cần có những cơ chế chính sách ổn định lâu dài để nhà đầu tư yên tâm trong việc quản lý các dự án, công khai các thủ tục hành chính, giải quyết yêu cầu của các nhà đầu tư nhanh và đúng theo quy định của nhà nước, cần có các chế tài xử phạt nghiêm minh đối với các doanh
27
nghiệp vi phạm pháp luật, có sự quan tâm, thân thiện của các các cấp chính quyền, các Sở, Ban, Ngành trong thành phố đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ EU VÀO THÀNH PHỐ
HÀ NỘI