Tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào thành phố hà nội (Trang 43 - 47)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước

2.2.2 Tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách quản lý

nhà nước đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào thành phố Hà Nội

*Trong công tác quản lý nhà nước với vốn FDI, cùng việc nâng cao hành lang pháp lý, chỉ đạo trong việc thực hiện nghiệp vụ đầu tư, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành một số văn bản pháp lý về đầu tư như:

36

- Quyết định số 4665/QĐ-UBND ngày 05/9/2018: đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ DNNVV gia nhập thị trường; hỗ trợ DNNVV tiếp cận tín dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp; xúc tiến, mở rộng thị trường; hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao và đổi mới công nghệ

- Chương trình số 53/Ctr-UBND ngày 05/3/2021 của UBND Thành phố về Chương trình Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch của thành phố Hà Nội.

- Quyết định 710/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phần việc xây dựng nhiệm vụ lập Quy hoạch thành phố Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Quyết định số 72/2-18/QĐ-UBND ngày 28/11/2017 về vệc ban hành quy định trình tự, thủ tục dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 25/3/2015 về việc ban hành quy định về chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư; trình tự, thủ tục hưởng chính sách ưu đãi; tiêu chí, thủ tục công nhận dự án công nghệ cao tại thành phố Hà Nội đến năm 2020.

Để góp phần cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh và đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của Thành phố Hà Nội, ngày 08/12/2011, UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 141/KH-UBND về nâng cao chỉ số PCI giai đoạn 2011-2015, trong đó có chỉ đạo và giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, các cấp có các biện pháp để tác động trực tiếp vào việc cải thiện môi trường đầu tư của doanh nghiệp trên địa bàn. Gần đây nhất, ngày 27/5/2015, Thành phố đã ban hành Kế hoạch hành động số 117/KH-UBND nhằm triển khai Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh Thành phố từ giai đoạn 2016 – 2020. Tiếp tục cải thiện hệ thống hành chính, giảm tình trạng chồng chéo lên nhiều nghiệp vụ quản lý cùng một lúc.

Thành phố thực hiện hiệu quả chủ đề năm 2019 là “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị”, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin để giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp trong khởi sự kinh doanh, xây dựng thành phố thông minh; công khai, minh bạch hóa thông tin, cập nhật và hướng dẫn rõ ràng về thông tin: quy hoạch, chính sách; thủ tục hành chính...cho công dân, doanh nghiệp Hà Nội tập trung kêu gọi các dự án có quy mô lớn, sản phẩm cạnh tranh cao, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia, từ đó, nhận chuyển giao công nghệ, xây dựng, phát triển hệ thống các ngành, các doanh nghiệp phụ trợ của Thành phố”, ông Nguyễn Mạnh Quyền, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu

37

tư TP. Hà Nội cho biết. Trong giai đoạn từ 2010 – 2019 thì các dự án FDI từ EU vẫn theo hình thức chiều dọc khi Hà Nội vẫn định hướng dựa trên lượng nguồn nhân công dồi dào và rẻ. Cho tới năm 2020, tình hình dịch covid 19 phức tạp cũng như dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu, kết hợp với làn sóng đầu tư từ EU khi mà Việt Nam và EU đi vào thực hiện hiệp định EVFTA, thành phố đã nhanh chóng và chủ động đẩy mạnh nhiều chiến lược, chiến dịch thu hút. Ban chỉ đạo Đảng ủy Thành phố Hà Nội cũng đưa ra những phương án phát triển thu hút có chiều sâu và chiến lược hơn trước những thay đổi, dịch chuyển của FDI trên thế giới.

Để đón đầu cơ hội thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao từ EU, trên cơ sở định hướng đầu tư nước ngoài đến năm 2030 tại Nghị quyết của Bộ Chính trị; nhằm đẩy mạnh chất lượng, hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài đến năm 2030, Hà Nội sẽ tập trung thực hiện các giải pháp nhằm đạt được các chỉ tiêu: vốn đăng ký giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 30 - 40 tỷ USD (6 - 8 tỷ USD/năm); vốn thực hiện giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 20 - 30 tỷ USD (4 - 6 tỷ USD/năm); tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, bảo vệ môi trường, hướng đến công nghệ cao tăng 50% vào năm 2025 và 100% vào năm 2030 so với năm 2018; tỷ lệ nội địa hóa tăng lên trên mức 30% vào năm 2025 và 40% vào năm 2030; tỷ trọng lao động qua đào tạo trong cơ cấu sử dụng lao động trên 70% vào năm 2025 và 80% vào năm 2030.

*Hoạt động cấp phép, điều chỉnh các loại giấy tờ có liên quan đến thủ tục hành chính trong quản lý thu hút FDI từ EU vào thành phố Hà Nội

Bên cạnh đó, các sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã, trên cơ sở báo cáo phân tích kết quả Chỉ số CPI năm 2020 (Báo cáo số 2144/BC-SNV ngày 23/7/2021 của Sở Nội vụ), các cơ quan, đơn vị nghiên cứu, đề ra các giải pháp khắc phục ngay những tồn tại, thiếu sót; tập trung hoàn thành các nhiệm vụ tại các kế hoạch của UBND thành phố về nâng cao Chỉ số CPI năm 2021 và giai đoạn 2021-2026.

38

Bảng 2. 2 Chỉ số PCI và thứ hạng của thành phố Hà Nội qua các năm

Năm Chỉ số PCI Xếp hạng 2016 60,74 14 2017 64,71 13 2018 65,40 9 2019 68,80 9 2020 66,93 9

Nguồn: PCI Việt Nam

Chỉ số PCI là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền cấp tỉnh, thành của Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh. Với những nỗ lực trong những năm vừa qua, chúng ta cũng có thể nhìn thấy sự tăng của chỉ số PCI của thành phố. Đồng thời những hoạch định, kế hoạch được đưa ra trong việc đẩy mạnh thuận lợi và giải quyết thủ tục hành chính đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mặc dù chưa thực sự đứng ở vị trí cao, nhưng bằng việc nhìn thấy những sự thay đổi trong chỉ số PCI theo hàng năm đã cho thấy được những hiệu quả bước đầu trong công tác QLNN và chất lượng điều hành của thành phố Hà Nội khi dần tiến lên top đầu cả nước về chỉ số PCI.

Song song với đó là nâng cao số lượng thủ tục hành chính liên thông; không để xảy ra tình trạng quá hạn trong giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp FDI, tổ chức; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và giải quyết thủ tục hành chính; duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tại 100% sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và UBND cấp xã…

Hoạt động cấp phép các dự án đầu tư bao gồm: Đăng ký thuê đất; Đăng ký điện; Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy, chữa cháy; Cấp Giấy xác nhận đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường. Chủ đầu tư hạ tầng phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường; Điện Lực; Công an tỉnh để được hướng dẫn và giúp doanh nghiệp giải quyết các loại giấy trên.

Để thu hút FDI từ EU, trong những năm qua, TP Hà Nội đã tích cực tập trung thực hiện các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh

39

tranh và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Những thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận đầu tư, phê duyệt các dự án ngày càng được đơn giản, thông thoáng, minh bạch. Việc áp dụng cơ chế “một cửa liên thông” đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đăng ký đầu tư vào Hà Nội

Để đẩy mạnh hoạt động cấp phép cũng như là cập nhật thông tin nhanh chóng hơn, TP Hà Nội phối hợp cùng ban ngành tạo lập hệ thống cơ sở dữ liệu với đầy đủ thông tin về các điểm đầu tư, cùng những đồ án quy hoạch xây dựng. Đồng thời với hệ thống các thông tin thủ tục hành chính được cập nhật chi tiết và kịp thời cho cả nhà đầu tư và các doanh nghiệp tạo sự hiệu quả cũng như rút ngắn thời gian trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính cũng như là tìm kiếm địa điểm đầu tư lý tưởng cho nhà đầu tư EU.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào thành phố hà nội (Trang 43 - 47)