Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ QLNN đối vớ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào thành phố hà nội (Trang 47 - 50)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước

2.2.3 Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ QLNN đối vớ

hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào thành phố Hà Nội.

Xây dựng bộ máy quản lý thống nhất từ ngay trên Sở kế hoạch- đầu tư đến cái bộ ban ngành. Xác định các bộ phận cũng như vị trí cụ thể trong từng khâu của hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bộ máy cần hoạt động thống nhất, rõ ràng để hoạt động thu hút diễn ra theo hoạch định cũng như là kịp thời xử lý kịp thời những vướng mắc của nhà đầu tư EU nhanh nhất

Theo nghị định số 09/2018/NĐ-CP thì bộ máy QLNN về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm

- Chính phủ: Chính phủ Việt Nam thông nhất quản lý nhà nước về đầu tư trong phạm vi cả nước.

+ Chính phủ quy định việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quyết định việc phân cấp cấp giấy phép đầu tư cho ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quy định việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư vào khu chế xuất, khu công nghiệp.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài, chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý nhà nước trong các hoạt động đầu tư.

+ Chủ trì xây dựng và trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch thu hút vốn đầu tư nước ngoài, soạn thảo các dự án luật về đầu tư nước ngoài, phôi hợp vối các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc quản lý các hoạt động đầu tư nước ngoài, hướng dẫn úy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện pháp luật, chính sách về đầu tư nưởc ngoài;

40

+ Xây dựng tổng hợp danh mục dự án đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư, quản lý nhà nước đối với các hoạt động xúc tiến và tư vấn đầu tư nước ngoài;

+ Tiếp nhận dự án đầu tư và chủ trì thẩm định và cấp Giấy phép đầu tư cho các dự án thuộc thẩm quyền;

+ Làm đầu mối giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành, triển khai và thực hiện dự án đầu tư nước ngoài;

+ Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các hoạt động đầu tư nước ngoài.

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về đầu tư nưóc ngoài theo chức năng và thẩm quyền, gồm:

+ Phối hợp vối Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc xây dựng pháp luật, chính sáchquy hoạch liên quan đến đầu tư nước ngoài

+ Xây dựng kế hoạch, danh mục dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài của ngành mình, tham gia thẩm định dự án đầu tư

+ Hướng dẫn, giải quyết các thủ tục liên quan đến triển khai, thực hiện dự án đầu tư; Kiểm tra, thanh tra hoạt động của các dự án đã được cấp Giấy phép đầu tư thuộc lĩnh vực phụ trách.

-Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài trên địa bàn lãnh thổ theo chức năng và thẩm quyền gồm:

+ Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được duyệt lập và cộng bố danh mục dự án thu hút đầu tư nước ngoài tại địa phương; tổ chức vận động, xúc tiến đầu tư

+ Tham gia thẩm định dự án đầu tư nước ngoài tại địa phương;

+ Tiếp nhận dự án đầu tư, thẩm định và cấp Giấy phép đầu tư cho các dự án tại địa phươngtheo sự phân cấp của Chính phủ

+ Giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến việc hình thành, triển khai, thực hiện các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền;

+ Quản lý nhà nước trên địa bàn lãnh thổ đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, của các bên hợp doanh.

+ Kiểm tra, thanh tra hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh.

41

+ Đề nghị quy hoạch, thành lập, mở rộng Cụm công nghiệp trên địa bàn; đảm bảo các điều kiện cần thiết cho Trung tâm phát triển Cụm công nghiệp hoặc Ban Quản lý Cụm công nghiệp cấp huyện hoạt động hiệu quả.

+ Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan chuyên môn trực thuộc hỗ trợ thực hiện công tác thu hồi đất, thuê đất, đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư, nhà ở công nhân, thủ tục triển khai đầu tư vào Cụm công nghiệp.

+ Thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc chấp hành pháp luật, chính sách về Cụm công nghiệp theo thẩm quyền; định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Công Thương về tình hình Cụm công nghiệp trên địa bàn.

Nguồn: Sở Công Thương thành phố Hà Nội

Để cụ thể hóa các mục tiêu trong đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ, Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành Đề án số 04-ĐA/TU, ngày 20/9/2017 về "Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý" với phương châm thiết thực, hiệu quả, gắn với thực tiễn, yêu cầu vị trí việc làm và đánh giá đúng thực chất kết quả học tập. Trong đó, chú trọng đổi mới việc xây dựng nội dung, chương trình giảng dạy, đi sâu bồi dưỡng kỹ năng công tác. Xác định công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, công chức là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, Hà Nội đã đề ra nhiều giải pháp mang tính căn cơ, đột phá, thiết thực, đáp ứng đòi hỏi cấp thiết trong giai đoạn phát triển mới của Thủ đô. Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 và các

Chính phủ Bộ Kế hoạch – Đầu tư UBND Tỉnh/Thành phố UBND cấp huyện

Sơ đồ 2. 2 Sơ đồ bộ máy QLNN đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

42

năm tiếp theo; Quy định về trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và đối tượng khác của Thành phố.

Chỉ tính riêng năm 2019, với việc tập trung thực hiện Đề án số 04, TP đã hoàn thành tổ chức lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch nguồn Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ TP nhiệm kỳ 2020 - 2025 với 144 người; nguồn Bí thư, Phó Bí thư các quận, huyện, thị ủy và Đảng ủy trực thuộc Thành ủy nhiệm kỳ 2020 – 2025 với 86 người; nguồn giám đốc sở, ban, ngành TP và tương đương, Chủ tịch HĐND - UBND quận, huyện, thị xã nhiệm kỳ 2021 - 2026 với 84 người. Cùng với đó, tổ chức 2 lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ tiếng Anh giao tiếp đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý với 40 người; chỉ đạo các cấp ủy trực thuộc tổ chức 13 lớp/1.555 học viên là cán bộ nguồn quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ cùng cấp… tạo chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ toàn TP. Hoạt động cử các cán bộ đi tìm hiểu bồi dưỡng ở các địa phương và đất nước khác để đổi mới, học hỏi năng lực quản lý cũng được thành phố đặc biệt quan tâm. Bên cạnh đó cũng thường xuyên tuyên truyền, vận động bồi dưỡng đạo đức tới các cán bộ quản lý các dự án FDI.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào thành phố hà nội (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)