6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
3.1.1 Quan điểm về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút FDI từ
3.1 Quan điểm và phương hướng trong quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn FDI từ EU vào thành phố Hà Nội hút vốn FDI từ EU vào thành phố Hà Nội
3.1.1 Quan điểm về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút FDI từ EU vào thành phố Hà Nội. EU vào thành phố Hà Nội.
Theo chiến lược phát triển giai đoạn 2021- 2035 và tầm nhìn chiến lược đến năm 2030 với những mục tiêu chung phát triển đất nước hòa chung với sự phát triển của toàn thế giới, thành phố Hà Nội đã xác định những quan điểm phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội đối với tình hình công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư FDI từ EU vào thành phố:
Thứ nhất, như chúng ta cũng đã xác định những nhà đầu tư EU là những nhà đầu tư khó tính, đòi hỏi sự chất lượng trong môi trường đầu tư khá khắt khe. Đặc biệt trước sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng toàn cầu kéo theo xu hướng đầu tư FDI của các nhà đầu tư EU có nhiều sự thay đổi khi mà tập trung nhiều hơn vào những nước khu vực châu Á đang phát triển sôi nổi. Chính nhờ vào điều kiện đó mà thành phố cần đặt ra cũng như quán triệt công tác quản lý trong việc đẩy mạnh môi trường đầu tư thuận lợi. Việc thành phố có thể quản lý hệ thống hành chính “một cửa” một cách ngắn gọn, không chồng chéo, xử lý kịp thời những thủ tục hành chính thì môi trường đầu tư sẽ trở nên thông thoáng hơn, thu hút nhiều sự quan tâm của giới nhà đầu tư EU. Chúng ta cũng phải cần quán triệt rằng việc có môi trường đầu tư thuận lợi, kéo theo đó không chỉ giúp tăng cường thu hút FDI cho thành phố, mà kéo theo các dự án có vốn đầu tư FDI cũng được khai thác triệt để một cách có hiệu quả. Từ việc có được tỷ suất lợi nhuận cũng như các dự án FDI từ EU hiệu quả cao thì thành phố Hà Nội có thể chiếm ưu thế khi có được những dự án hình mẫu lớn tạo tiền đề cho công tác quản lý tăng cường thu hút. Như vậy sức cạnh tranh của môi trường đầu tư chính là một trong những yếu tố chủ chốt mà công tác quản lý Nhà nước trong hoạt động thu hút vốn FDI từ EU vào thành phố cần được theo sát và khuyến khích.
Thứ hai, công tác QLNN phải tạo ra được cơ chế vừa có thể phát huy sức mạnh của vốn FDI từ EU, đồng thời đẩy mạnh lợi thế của các doanh nghiệp FDI. Vốn đầu tư EU được biết là nguồn vốn có hàm lương công nghệ, trí tuệ cao và tỷ lệ chuyển giao các công nghệ
50
ở mức tốt. Vấn đề đặt ra cho công tác QLNN cần có một cơ chế quản lý có tính đồng bộ đảm bảo việc quản lý hoạt động thu hút FDI có chiều sâu. Việc có thể đảm bảo được điều này thì thành phố cũng có thể phát hụy hiệu quả nguồn vốn FDI từ các nhà đầu tư từ EU đồng thời tối đa hóa khả năng chuẩn hóa khoa học công nghệ để có được sự phát triển đồng bộ
Thứ ba, quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút FDI là việc thành phố thực hiện định hướng phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa và tạo điều kiện ưu tiên bố trí các ngành hàng, nhóm sản phẩm CN chủ lực của thành phố trong quá trình phát triển; đồng thời phối hợp với đào tạo ngành nghề, chuyển đổi cơ cấu lao động, các dự án FDI từ EU không chỉ giải quyết được tình trạng thất nghiệp mà còn đào tạo ra các lớp lao động lành nghề, có chuyên môn trình độ cao theo định hướng phát triển của thành phố.
Thứ tư, việc phát huy sức mạnh FDI và hạn chế tác động tiêu cực của nó, QLNN cần nâng cao năng lực khu vực kinh tế trong nước. Dưới góc độ QLNN, thành phố cần quán triệt hoạt động các doanh nghiệp trong nước có môi trường cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cụ thể từ EU đặc biệt là Việt Nam đã cam kết tham trong khuôn khổ EVFTA. Chính quá trình cạnh tranh mới tạo ra động lực cho khu vực kinh tế trong nước nâng cao khả năng hợp tác đầu tư, khai thác thế mạnh thế mạnh FDI về công nghệ, về phương pháp quản lý tiên tiến từ khu vực EU.
Thứ năm, công tác định hướng chuyên môn, nghiệp vụ cho thế hệ quản lý trẻ trong những năm tiếp theo là vô cùng quan trọng. FDI từ EU trong thời gian tới được cho là nguồn vốn FDI thế hệ mới, việc Đảng ủy Thành phố Hà Nội cần tập trung xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ với đầy đủ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ và phù hợp với thực tế xu hướng phát triển của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việc hiểu rõ tầm quan trọng của con người đặc biệt là những người trẻ trong bộ máy QLNN đối với FDI sẽ được coi là những bước đi chủ động mà thành phố cần tập trung trong thời gian này để xây dựng lớp quản lý trẻ có tài, có tâm và có chí.