Nhóm chính sách thúc đẩy

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực cho người lao động tại viện vệ sinh dịch tễ tây nguyên (Trang 40 - 42)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.1. Nhóm chính sách thúc đẩy

Nhóm chính sách thúc đẩy là những chính sách tác động lên các yếu tố thúc đẩy như: công tác đào tạo, sự thăng tiến, sự công nhận, cơ hội phát triển... nhằm đem lại sự thỏa mãncho công chức trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Mục tiêu của chính sách này là nhằm thúc đẩy, khuyến khích, động viên công chức tự giác, hăng say, nỗ lực làm việc tốt các nhiệm vụ được giao.

Các chính sách thúc đẩy là đa dạng và phong phú. Trong khuôn khổ luận văn, tác giả xin đề cập đến một số chính sách cơ bản đó chính là: chính sách đào tạo và phát triển, chính sách thăng tiến.

a. Chính sách đào tạo và phát triển

Đào tạo và phát triển là tổng thể các hoạt động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng của công chức nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được giao. Đào tạo và phát triển là một trong những nhu cầu bậc cao của công chức. Khi công chức cảm nhận được những khả năng và cơ hội được đào tạo để tiếp tục nâng cao kiến thức, trình độ năng lực chuyên môn và hoàn thiện bản thân thì họ sẽ có được động lực làm việc, tích cực, hăng say hơn trong quá trình làm việc. Chính sách đào tạo và phát triển nếu được thiết kế phù hợp sẽ tạo động lực làm việc cho công chức.

Chính sách đào tạo, phát triển phải đảm bảo cho mỗi công chức đều có cơ hội tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình công tác. iệc lựa chọn người lao động nào được đi đào tạo nhằm tăng cơ hội thăng tiến, không những có ảnh hưởng tới động lực lao động của người lao động đó mà còn ảnh hưởng rất lớn tới động lực lao động của những người lao động khác. Nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng phải phù hợp với năng lực, năng khiếu của người lao động, đồng thời, giúp người lao động bổ sung được các khiếm khuyết. Người

lao động được tạo điều kiện học tập thông qua việc hỗ trợ kinh phí, bố trí thời gian làm việc linh hoạt.

Tổ chức phải tạo điều kiện thực tế trong quá trình đào tạo, chủ động kích thích nhân viên tham gia đào tạo và tạo bầu không khí giúp đỡ lẫn nhau học tập sẽ đảm bảo cho kết quả đào tạo có thể ứng dụng vào công việc. Bên cạnh đó, đào tạo và phát triển nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu học tập của người lao động, là một trong những yếu tố tạo nên động lực lao động tốt hơn.

b. Sự thăng tiến hợp lý

Là sử dụng sự thăng tiến hợp l để kích thích, thúc đẩy người lao động. Ngoài những nhu cầu no đủ về vật chất, nhu cầu được tôn trọng, được qu nể luôn dành vị trí rất lớn trong mục tiêu sống của hầu hết mọi người, biểu hiện của nó chính là khát khao được thăng tiến trong cuộc đời, trong sự nghiệp.

Thăng tiến có nghĩa là đạt được một vị trí cao hơn trong tập thể. Người được thăng tiến sẽ có được sự thừa nhận, sự qu nể của nhiều người. Lúc đó, con người thoả mãn nhu cầu được tôn trọng. ì vậy, mọi người lao động đều có tinh thần cầu tiến. Họ khao khát tìm kiếm cho mình cơ hội thăng tiến để có thể phát triển nghề nghiệp, họ nỗ lực làm việc để tìm kiếm một vị trí khá hơn trong sự nghiệp của mình. Nói một cách khác, sự thăng tiến là một trong những động lực thúc đẩy người lao động làm việc.

Nắm bắt được nhu cầu này, người quản lí nên vạch ra những nấc thang, vị trí kế tiếp cho họ phấn đấu. Đi kèm với những vị trí này, người sử dụng lao động cần phải đưa ra những tiêu chuẩn, tiêu chí để người lao động biết và cố gắng để đạt được. iệc tạo điều kiện thăng tiến cho người lao động cũng thể hiện được sự quan tâm, tin tưởng, tín nhiệm của lãnh đạo doanh nghiệp đối với cá nhân của người lao động. Đấy là sự nhìn nhận đúng mức, sự đánh giá cao năng lực của người lao động, và cũng chính nhận thức được vấn đề này, người lao động sẽ cố gắng phấn đấu hơn nữa để đạt những bậc cao hơn trong

nấc thang thăng tiến.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực cho người lao động tại viện vệ sinh dịch tễ tây nguyên (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)