7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.2. Giải pháp khác
- Triển khai sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng:
+ Khuyến khích thành lập các tổ hợp tác hay hợp tác xã sản xuất hữu cơ.
+ Hỗ trợ đào tạo cho nông dân quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ. + Hỗ trợ hình thành và bảo đảm hoạt động của các kênh phân phối sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
- Đổi mới công nghệ, áp dụng cơ chế sản xuất sạch hơn:
+ Nâng cao năng lực về sản xuất sạch hơn tại doanh nghiệp, các cơ quan quản lý, tổ chức tư vấn và cơ sở sản xuất công nghiệp.
+ Tập trung đầu tư, nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ xanh như công nghệ năng lượng xanh, vật liệu xây dựng, cơ khí giao thông vận tải, công nghệ xử lý chất thải và công nghệ nông nghiệp xanh.
- Đa dạng hóa thị trường khách du lịch và tăng thời gian lưu trú của khách:
+ Tạo điều kiện để thiết lập các đường bay quốc tế trực tiếp tới Đà Nẵng.
+ Phát triển dịch vụ du lịch xanh bao gồm việc tạo ra và sử dụng khách sạn xanh, phương tiện giao thông du lịch xanh, thực phẩm xanh (hữu cơ) phục vụ khách du lịch và sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường.
- Xây dựng đô thị xanh, đô thị sinh thái, công trình xanh: nghiên cứu ban hành hệ thống tiêu chuẩn về quy hoạch, kiến trúc đô thị, thiết kế, sử dụng vật liệu, giải pháp xây dựng xanh, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, giảm thiểu khí nhà kính:
+ Xanh hóa cảnh quan đô thị: ưu tiên phân bổ đất công để nhanh chóng nâng cao diện tích không gian xanh và mặt nước; khuyến khích đầu tư và phát
triển các khoảng không gian xanh trong các dự án đô thị, khuyến khích cộng đồng, doanh nghiệp và các hộ gia đình huy động nguồn lực để xanh hóa cảnh quan đô thị.
+ Tăng cường liên kết vùng trong quản lý, khai thác tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế và ứng phó với biến đổi khí hậu.
KẾT LUẬN
Tăng trưởng kinh tế xanh là hướng tiếp cận mới trong kinh tế học hiện đại, lần đầu tiên được thảo luận một cách có hệ thống ở phạm vi quốc tế tại cuộc họp cấp bộ trưởng của Hội đồng các quốc gia OECD vào năm 2009. Tăng trưởng kinh tế xanh được mô tả như là một phương cách vừa theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đồng thời đảm bảo ngăn chặn những suy thoái môi trường, sự đánh mất đa dạng sinh hoạt và việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên không bền vững. Nó nhằm mục đích tối đa hóa cơ hội khai thác các nguồn lực tăng trưởng sạch hơn, từ đó dẫn đến một mô hình tăng trưởng bền vững hơn đối mới môi trường (OECD, 2010). Như vậy, tăng trưởng kinh tế xanh được xem là sự phù hợp để thực hiện chiến lược tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế của thành phố Đà Nẵng.
Định hướng đến năm 2020, nền kinh tế Đà Nẵng phải là nền kinh tế phát triển bền vững, đảm bảo các nội dung tăng trưởng không tác động xấu đến môi trường mà còn góp phần cải thiện môi trường. Qua các năm thực hiện tăng trưởng kinh tế xanh, Đà Nẵng đã đạt được nhiều mặt tích cực. Cơ cấu ngành kinh tế không chỉ phù hợp với lợi thế của thành phố mà còn ít ảnh hưởng xấu đến môi trường. Đồng thời, chất thải của các cơ sở sản xuất phải được xử lý triệt để. Trong đó, ngành dịch vụ du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng vai trò chủ đạo trong các ngành dịch vụ. Tập trung phát triển công nghệ cao và công nghệ thông tin với hàm lượng tri thức cao. Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và tạo giá trị gia tăng lớn vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng, vừa phục vụ nhu cầu tham quan, giáo dục, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cho người dân Đà Nẵng, khách du lịch trong và ngoài nước.
Để đảm bảo tăng trưởng xanh và bền vững, TP tiếp tục kiên trì mục tiêu xây dựng Thành phố môi trường đã theo đuổi từ năm 2008, trong đó chất
lượng và số lượng về nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất được đảm bảo; nước thải trong sinh hoạt và sản xuất được thu gom hoàn toàn; xử lý nước thải công nghiệp đạt 100%; mức sử dụng năng lượng tái tạo dẫn đầu Việt Nam với tỷ lệ đạt trên 10%; ứng phó thông minh với biến đổi khí hậu một cách an bình – năng động – hiện đại – thông minh.
Đà Nẵng với vai trò là trung tâm lớn về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ, giáo dục – đào tạo và y tế của khu vực miền Trung- Tây Nguyên có đầy đủ điều kiện để phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Đứng trước những cơ hội và thách thức trên, tăng trưởng kinh tế xanh đến năm 2020 là câu trả lời phù hợp nhất trong tình hình lúc này. Từ các kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm, tác giả hi vọng sẽ góp phần trong việc xây dựng, hệ thống hóa các cơ sở lý luận và phương pháp phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp về tăng trưởng kinh xanh cho thành phố Đà Nẵng. Xin chân thành cám ơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bùi Quang Bình (2012), “Kinh tế phát triển” NXB Thông tin và truyền thông.
[2] Các tài liệu, số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng môi trường và đất đai tại địa phương.
[3] Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/ 6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã nhấn mạnh: "Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước".
[4] Bùi Đức Hùng và cộng sự (2016), “Mô hình tăng trưởng hướng tới tăng trưởng xanh ở vùng Nam Trung Bộ hiện nay”. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
[5] Luật Thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12. [6] Luật Bảo vệ Môi trường (2014)
[7] Luật số: 50/2010/QH12 về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. [8] Nghị định 04/2009/NĐ-CP, ngày 14/01/2009 về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động
bảo vệ môi trường.
[9] Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/03/2013 về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
[10]Nguyễn Hoàng Oanh (2010), “Kinh tế học xanh – Xu hướng phát triển của kinh tế học hiện đại”, Tạp chí Kinh tế phát triển, số 154, trang 57 – 60.
[11]Nguyễn Hoàng Oanh (2012), “Tăng trưởng xanh – Từ lý thuyết của kinh tế học hiện đại”, Tạp chí Kinh tế Phát triển, số 180, trang 3 – 10. [12]Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2050”.
[13]Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg về “Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam”.
[14]Quyết định số 24/2014/QĐ-TTg, ngày 24/3/2014 về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện sinh khối tại Việt Nam.
[15]Quyết định số 2765/2012/QĐ – UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành ngày 12/04/2012 đã phê duyệt “Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2015 và nghiên cứu mở rộng đến 2020”
[16]Sở tài nguyên và môi trường Đà Nẵng (2010), “Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Đà Nẵng”
[17]Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Mạnh Hùng (2013), “Tiến trình thực hiện tăng trưởng xanh của Hàn Quốc và một số gọi mở chính sách cho Việt Nam”, Tạm chí Khoa học Công nghệ Việt Nam.
[18]Bạch Hồng Việt (2013), “Tăng trưởng xanh của Việt Nam và một số chính sách”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị. Website [19]http://vi.wikipedia.org/wiki [20]http://vea.gov.vn/vn/truyenthong/sachvaanpham [21]http://isponre.gov.vn/home/dien-dan/761-tang-truong-xanh-va-mot-so- dinh-huong-uu-tien-cho-viet-nam [22]http://nlv.gov.vn/ [23]http://www.cantholib.org.vn/Database/Content/166.pdf
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN
(theo Biên bản họp Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ họp vào ngày 26 tháng 08 năm 2017)
1. Thông tin chung của học viên
Họ và tên học viên: LÊ THÙY DƯƠNG
Lớp: K31.QLK.DN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Ngày bảo vệ: 26/08/2017
Tên đề tài: Tăng trưởng kinh tế xanh thành phố Đà Nẵng
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI QUANG BÌNH
2. Ý kiến đóng góp và nội dung sửa chữa
TT
Ý kiến đóng góp của Hội
đồng
Nội dung đã chỉnh sửa (nếu bảo lưu nội dung thì phải giải trình) Vị trí tham chiếu trong luận văn đã chỉnh sửa 1 Mục tiêu nghiên cứu
1.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn tăng trưởng kinh tế xanh thành phố Đà Nẵng. Từ đó có những giải pháp cụ thể cho từng nội dung tăng trưởng xanh của thành phố Đà Nẵng.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Khái quát được lý luận về tăng trưởng kinh tế xanh, làm rõ các khái niệm, vai trò, đặc điểm của tăng trưởng kinh tế xanh.
Phân tích thực trạng tăng trưởng kinh tế xanh thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở đó đưa ra những đánh giá chung về kết quả đạt được, những hạn chế và những nguyên nhân.
Đề xuất các mục tiêu, định hướng và một số giải pháp toàn diện, có tính khả thi nhằm thực hiện tăng trưởng kinh tế xanh
2
Phạm vi nghiên cứu
tài là các lĩnh vực quản lý chất thải bền vững, giao thông xanh công cộng, quản lý và phát triển công nghiệp xanh, quản lý tài nguyên nước tổng hợp, nông nghiệp xanh gắn với sản xuất xanh và du lịch sinh thái của thành phố Đà Nẵng. Tập trung nghiên cứu về quá trình tăng trưởng kinh tế xanh cũng như giải pháp tăng trưởng kinh tế xanh trong những năm tới. Trang 2 3 Nội dung tăng trưởng kinh tế xanh
Theo UNEP, tăng trưởng kinh tế xanh bao gồm tăng trưởng 5 ngành kinh tế chủ chốt, đó là: Quản lý chất thải bền vững; Công trình xanh – xây dựng tòa nhà tiết kiệm năng lượng; Giao thông bền vững; Quản lý nước sạch và môi trường sinh thái; Nông nghiệp bền vững và đảm bảo an ninh lương thực. Vì vậy, dưới đây là 5 nội dung chính dựa trên tăng trưởng 5 ngành kinh tế chủ chốt theo UNEP và phù hợp với một số tiêu chí đánh giá tăng trưởng kinh tế xanh của OECD.
Trang 16 4 Những nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế xanh
- Kĩ thuật và công nghệ: Kĩ thuật và công nghệ hiện đại là động lực quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế xanh. Kĩ thuật và công nghệ tiên tiến cho phép chung tao tạo ra nguồn tích lũy lớn, năng suất lao động xã hội cao, chất lượng sản phẩm tốt, giá thành hạ, từ đó tạo ra nguồn tích lũy lớn cho nền kinh tế. Ngoài ra, kĩ thuật và công nghệ hiện đại giúp bảo vệ môi trường trong sản xuất.
- Cơ cấu kinh tế: Bao gồm cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng và cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ có tác động to lớn trong việc phát huy các thế mạnh tiềm năng và các yếu tố sản xuất của đất nước một cách có hiệu quả.
Trang 23
5 Kinh nghiệm
Tổng thống Hàn Quốc từng tuyên bố rằng “tăng trưởng kinh tế xanh, phát thải cacbon thấp” (green growth, low-carbon) thông qua
Seoul - Hàn Quốc
cảnh quốc gia mới cho 60 năm tới. 10 chính sách định hướng cho viễn cảnh tương lai của tăng trưởng Seoul như sau:
- Chính sách low-cacbon nhằm giảm thiểu hiệu ứng nhà kính;
- Chuyển công nghệ xanh thành động cơ tăng trưởng mới;
- Khuyến khích công nghệ hợp nhất để cắt giảm năng lượng;
- Tạo công ăn việc làm mới;
- Tăng cường sự cạnh tranh giữa các công ty, đoàn thể;
- Chỉnh trang hệ thống gia thông, kiến trúc cảnh quan, đô thị, vùng quốc gia;
- Tiến hành cuộc cách mạng thay đổi về lối sống gồm cả thói quen tiêu dùng;
- Chính sách văn hoá xanh;
- Cải tổ hệ thống thuế quan thân thiện môi trường sinh thái;
- Ngoại giao thúc đẩy hình ảnh thành phố.
Những chiến lược nổi bật được áp dụng tại thành phố Seoul – Hàn Quốc:
- Chiến lược tăng trưởng mới:
Chiến lược Tăng trưởng kinh tế xanh low-cacbon được xuất bản tại Văn phòng Thủ tướng Chính phủ nêu rõ khái niệm về tăng trưởng xanh bắt đầu với sự từ bỏ quan niệm sáo rỗng là phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường không thể song hành và hướng tới tối đa hoá sự kết hợp giữa hai phạm trù này. Đây là lần đầu tiên chính phủ định rõ khái niệm tăng trưởng xanh.
Có ba khía cạnh chính sách hướng tới tăng trưởng kinh tế xanh. Đầu tiên là thúc đẩy mô hình phát triển mới bằng việc tăng cường động cơ tăng trưởng mới. Điều đó có nghĩa là
việc ảnh hưởng môi trường từ tăng trưởng kinh tế, chuyển mổi cơ cấu công nghiệp sang cơ cấu giá trị sản phẩm cao tuân theo tiêu chuẩn môi trường quốc tế bằng việc giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, cải tiến sự cạnh tranh toàn cầu và hàn gắn căn bệnh hiện tại của nền kinh tế tăng trưởng thất nghiệp.
Thứ hai là thúc đẩy chất lượng cuộc sống của người dân, cải thiện điều kiện môi trường. Điều đó có nghĩa là tối thiểu hoá chi phí xã hội từ việc tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường.v.v bằng việc xây dựng nhà ở và không gian sử dụng hữu hiệu. Ngoài ra còn bao gồm cả việc nâng cao nhận thức của công chúng về sự nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và ô nhiễm, khuyến khích họ thực hiện văn hoá canh trong cuộc sống hàng ngày, để công chúng trên toàn quốc gia đều thấm nhuần văn hoá xanh. Điều đó cũng có nghĩa là bảo vệ người dân khỏi các bệnh tật từ thiên nhiên và biến đổi khí hậu đe doạ sức khoẻ và bảo đảm môi trường lành mạnh, vui vẻ cho cộng đồng.
Thứ ba là đóng góp vào chương trình nghị sực chính quốc tế. Hướng tới mục đích là nâng cao tầm quan trọng quốc tế của Hàn Quốc bằng việc đóng góp các hoạt động hỗ trợ các nước đang phát triển nhằm thoả thuận các vấn đề toàn cầu.
- Chính sách “Thoả thuận Xanh”
Kế hoạch “Thoả thuận Xanh” nhằm tạo công ăn việc làm, kêu gọi sự dịch chuyển hướng tới nền kinh tế xanh và lựa chọn các dự án tạo ra sự tăng trưởng và công việc. Đó là: (1) tiết kiệm năng lượng, tái sử dụng, phát triển năng lượng sạch và các dự án khác nhằm tiết kiện nguồn tài nguyên; (2) mạng lưới giao thông xanh, cung cấp nước sạch và
sống; (3) Các dự án chủ động ngăn chừa phát thải CO2 và các dự án nước sạch và cuối cùng (4) các dự án phát triển trong công nghiệp và hạ tầng thông tin cũng như công nghệ cơ bản để cải thiện sự hữu ích năng lượng và chuẩn bị cho tương lai.
Các dự án “Thoả thuận Xanh” bao gồm: (1) các dự án thân thiện môi trường sinh thái cao và tạo ra công việc hiệu quả, các dự án công nghiệp tăng trưởng mới; (2) các ngành công nghiệp xanh với hiệu quả công việc cao. Đó là các dự án đầu tư công cộng tạo việc làm trên diện rộng.
Các dự án chủ yếu về cải tạo bốn con sống chính, dự án mạng lưới giao thông xanh, hạ tầng thông tin xanh, các dự án nhà máy thuỷ điện và các dự án đê đập (dự án thay thế nguồn tài nguyên nước), dự án năng lược sạch, ô tô xan; dự án mở rộng tái sử dụng tài nguyên, nhà ở xanh, văn phòng, trường học thân thiện môi trường sinh thái.
6
Bài học đối với Đà Nẵng
Đà Nẵng cần xây dựng những chính sách ưu đãi, nhất là ưu đãi về thuế, phí, cho