NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tăng trưởng kinh tế xanh thành phố đà nẵng (Trang 31 - 33)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

nông nghiệp xanh.

1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ XANH TẾ XANH

Tăng trưởng kinh tế xanh chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố tác động qua lại và xen lẫn nhau. Các nhân tố tác động đến đầu vào, đầu ra của nền kinh tế đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tăng trưởng kinh tế xanh. Có thể thấy các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xanh bao gồm hai nhóm chính: những nhân tố tự nhiên và những nhân tố kinh tế xã hội.

a. Nhóm nhân tố tự nhiên

Nguồn lực tự nhiên là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế xanh. Nguồn lực tự nhiên vừa cung cấp các yếu tố vật chất trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất, vừa tạo ra môi trường cho các hoạt động đó. Những nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế xanh là các nguồn tài nguyên thiên nhiên bao gồm: đất đai, khí hậu, nước, sinh vật, biển, di tích lịch sử... Việc khai thác và sử dụng các nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên có quan hệ mật thiết với sự hiểu biết của con người, trình độ của KHCN, cũng như phụ thuộc nhiều vào vốn đầu tư.

b. Nhóm nhân tố kinh tế – xã hội

* Dân cư và lao động: nguồn lực lao động cả về số lượng và chất lượng đều ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế xanh. Trong đó, tập quán sản xuất và kinh nghiệm lao động, sự hiểu biết và trình độ áp dụng các tiến bộ khoa học, kiến thức về thị trường, nhận thức về việc sử dụng đất đai và các tài nguyên thiên nhiên... đều tác động mạnh mẽ đến việc tăng trưởng kinh tế xanh trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Với lực lượng lao động kém

hiểu biết về những kiến thức trên sẽ gây trở ngại lớn cho việc chuyển đổi tăng trưởng kinh tế theo hướng tăng trưởng kinh tế xanh.

* Cơ sở vật chất – kĩ thuật: phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, bao gồm hệ thống giao thông, hệ thống điện, hệ thống nước, thông tin liên lạc, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế ở nhiều mặt: giảm chi phí trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, sử dụng hiệu quả và hợp lý các nguồn tài nguyên, thúc đẩy lưu thông hàng hóa...

* Kĩ thuật và công nghệ: Kĩ thuật và công nghệ hiện đại là động lực quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế xanh. Kĩ thuật và công nghệ tiên tiến cho phép chung tao tạo ra nguồn tích lũy lớn, năng suất lao động xã hội cao, chất lượng sản phẩm tốt, giá thành hạ, từ đó tạo ra nguồn tích lũy lớn cho nền kinh tế. Ngoài ra, kĩ thuật và công nghệ hiện đại giúp bảo vệ môi trường trong sản xuất.

*Cơ cấu kinh tế: Bao gồm cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng và cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ có tác động to lớn trong việc phát huy các thế mạnh tiềm năng và các yếu tố sản xuất của đất nước một cách có hiệu quả.

* Đường lối chính sách phát triển kinh tế: để phát triển kinh tế theo hướng kinh tế xanh, bền vững thì chủ trương chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước là vô cùng quan trọng. Các chủ trương chính sách thể hiện ở những vấn đề chủ yếu như: hoạch địch chiến lược; quy hoạch phát triển; ban hành pháp luật và chính sách phát triển kinh tế; thực hiện (thực thi) các chính sách và pháp luật trong kinh tế; đổi mới thể chế đối với kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh.

* Thị trường: có hai thị trường đảm bảo cho việc tiêu thụ hàng hóa để tăng trưởng kinh tế xanh đó là thị trường các yếu tố đầu vào và thị trường tiêu thụ hàng hóa. Tăng trưởng kinh tế xanh tiếp cận tiêu chí xanh ngay từ đầu quá

trình sản xuất hàng hóa, nên thị trường các yếu tố đầu vào bao gồm thị trường vốn, nguồn lực, quyền sử dụng tài nguyên, KHCN...có ảnh hưởng mang tính chất quyết định ngay từ ban đầu của tăng trưởng kinh tế xanh. Trong khi đó thị trường tiêu thụ hàng hóa được sản xuất theo hướng kinh tế xanh phụ thuộc vào mối quan hệ cung cầu về hàng hóa, đặc biệt chú trọng xu hướng tiêu thụ hàng hóa trong nước và quốc tế, ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế xanh – đây là nhân tố hướng dẫn và điều tiết các hoạt động buôn bán hàng hóa. Việc phân tích tín hiệu thị trường, quan hệ cung cầu hàng hóa, chủng loại cơ cấu sản phẩm để đưa ra các quyết định sản xuất đúng đắn giúp kinh tế được ổn định và bền vững

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tăng trưởng kinh tế xanh thành phố đà nẵng (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)