7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.1. Kết quả và đóng góp của tăng trưởng kinh tế xanh thành phố Đà
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.3.1. Kết quả và đóng góp của tăng trưởng kinh tế xanh thành phố Đà Nẵng Đà Nẵng
a.Quản lý chất thải bền vững cho tăng trưởng kinh tế xanh
- Phân loại rác tại nguồn giúp thể giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các bãi chôn lấp hoặc xung quanh thành phố do chất thải ngày càng tăng không thể kiểm soát và giảm chi phí xã hội liên quan cần thiết để cải thiện sức khỏe cộng đồng. Điều này có thể là cơ hội quan trọng để đạt được tăng trưởng kinh tế xanh ở Đà Nẵng với vai trò thành phố môi trường thông qua việc đối phó với những thách thức về quản lý chất thải.
- Thu gom rác thải để tái chế chất thải thành nguồn lực có thể giúp thành phố Đà Nẵng giảm lượng chất thải phát sinh và thu hồi nguồn lực từ chất thải hiệu quả, tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường. Hoạt động này giúp thành phố phát triển kinh tế đô thị bền vững trên cơ sở sản xuất gắn với thực tế, tiết kiệm vật liệu thô, thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế tăng trưởng và tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh.
- Quản lý chất thải nguy hại giúp thành phố có thể nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực/ năng lượng bằng cách tái chế và kết nối các doanh nghiệp tham gia quản lý chất thải để giảm chi phí sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh của ngành sản xuất kinh doanh. Ngoài ra hoạt động này còn hỗ trợ phát triển các ngành nghề và tạo ra việc làm, do vậy đáp ứng nhu cầu xử lý chất
thải công nghiệp ngày càng tăng theo kế hoạch phát triển khu công nghiệp hiện nay của thành phố, đặc biệt là nhu cầu của các khu công nghệ cao và khu công nghệ thông tin một cách hiệu quả về mặt chi phí. Cải cách công tác quản lý chất thải khu công nghiệp giúp các doanh nghiệp giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường xung quanh như ô nhiễm đất, nước và không khí trong quá trình sản xuất.
- Thành phố tập trung thu hồi nguồn lực từ chất thải trong quá trình quản lý chất thải rắn, từ đó thu hút đầu tư tư nhân, đầu tư trong nước và quốc tế để phát triển hạ tầng và công nghệ quản lý chất thải rắn, tạo ra công ăn việc làm và giảm tác động tiêu cực của chất thải lên môi trường.
b.Giao thông xanh công cộng cho tăng trưởng kinh tế xanh
- Việc sử dụng giao thông công cộng về lâu dài người dân sẽ có phương tiện để tiếp cận được cơ hội việc làm, các dịch vụ giáo dục và chăm sóc sức khỏe nhờ có khả năng tiếp cận tốt hơn tới trung tâm thành phố.
- Thành phố tăng mật độ phát triển dọc các hành lang giao thông vận tải công cộng để thu gọn sự phát triển của thành phố nhằm ngăn sự bành trướng đô thị.
- Phát triển hạ tầng giao thông tạo sự kết nối giữa thành thị và nông thôn. Phát triển giao thông ở khu vực nông thôn có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường tiềm năng cạnh tranh của địa phương như nông nghiệp xanh và du lịch sinh thái, và đó là những cơ hội tăng trưởng xanh quý giá của địa phương.
- Môi trường sẽ được cải thiện nếu nhiều người có khả năng đi bộ trong khoảng cách ngắn thay vì sử dụng xe cơ giới tư nhân. Điều này có thể giảm thiểu phát thải khí nhà kính và ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiến ồn và trắc nghẽn, dẫn đến tăng chất lượng sống với tăng lợi ích về sức khỏe. Ngoài ra, cải thiện giao thông hướng đến người đi bộ cũng có thể làm tăng lợi nhuận
kinh doanh cho các cửa hàng dọc lối đi.
- Xe sử dụng năng lượng điện có thể góp phần giảm thiểu tai nạn thương vong do tai nạn giao thông vì chúng chạy khá chậm nếu so với xe máy chạy dầu, đồng thời lại giảm được ô nhiễm không khí. Cơ hội lớn nhất từ việc khuyến khích xe điện là xây dựng được các ngành công nghiệp cạnh tranh của thành phố nhờ liên kết giao thông, năng lượng với các ngành công nghiệp. Để làm cho thành phố tăng trưởng xanh hơn và bền vững hơn, về lâu dài xe gắn máy chạy dầu cần được thay thế bằng xe điện
c.Quản lý và phát triển công nghiệp xanh cho tăng trưởng kinh tế xanh
- Hiện nay, việc phát triển ngành công nghiệp thân thiện với môi trường ở thành phố Đà Nẵng chủ yếu thể hiện ở mặt hướng đến sản xuất sạch hơn trong doanh nghiệp và lựa chọn các ngành công nghiệp ít phát thải, công nghệ cao, tiêu hao nhiên liệu ít, giảm thiểu lượng phát thải, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy mà công tác triển khai áp dụng sản xuất sạch hơn tại các doanh nghiệp cũng được chú trọng ở thành phố Đà Nẵng.
- Thành phố đã đặc biệt quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường đối với ngành công nghiệp, đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và giải quyết có hiệu quả các vấn đề môi trường, tạo sự đồng thuận từ các cấp, các ngành và doanh nghiệp trong việc thực hiện các đề án, chương trình thông qua ban hành các văn bản pháp luật nhằm cụ thể hóa công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở địa phương.
- Các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn đã chuyển biến rõ nét, ngày càng nhận thức sâu sắc, rõ ràng hơn về vai trò, trách nhiệm xã hội của mình, nhất là tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường.
d.Quản lý tài nguyên nước tổng hợp cho tăng trưởng kinh tế xanh
xem xét tách bạch với nhau. Đà Nẵng đã có kế hoạch “Phát triển Đà Nẵng thành phố Môi trường” ưu tiên các giải pháp để cải thiện chất lượng nước song lại không đề cập đến các vấn đề có liên hệ đến quản lý nhu cầu. Tuy nhiên phương pháp quản lý tài nguyên nước tổng hợp để quản lý sẽ không chỉ bắt đầu giải quyết các vấn đề quan trọng như nhiễm mặn và nước mưa chảy tràn mà nó còn có thể giúp nâng cao bảo tồn nguồn nước thông qua việc tái sử dụng nước và là lý tưởng của tăng trưởng kinh tế xanh.
e.Nông nghiệp xanh gắn với sản xuất xanh và du lịch sinh thái
- Phát triển nông nghiệp và du lịch gắn với phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn để giúp đã tạo điều kiện giảm đất canh tác và dư thừa lao động.
- Đà Nẵng có cơ hội để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng của các vùng đô thị và thị trường bên ngoài nếu thành phố xác định các sản phẩm địa phương cạnh tranh với chất lượng và an toàn cao.
- Sản xuất xanh cùng với du lịch sinh thái hỗ trợ trong khu vực sẽ góp vào tái cấu trúc lao động cũng như đem giá trị gia tăng cho các hoạt động kinh tế. Điều này sẽ đóng góp trực tiếp giúp tăng thu nhập ở các vùng nông thôn, tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xã hội và cơ sở hạ tầng miễn là các giải pháp môi trường có thể giám sát song song.
2.3.2.Những tồn tại, hạn chế của tăng trưởng xanh thành phố Đà Nẵng
a.Quản lý chất thải bền vững cho tăng trưởng kinh tế xanh
- Kế hoạch hiện tại về quản lý chất thải rắn đã được xây dựng cho ngắn hạn, không phải cho mục tiêu dài hạn về tăng trưởng kinh tế xanh.
- Phân loại rác thải tại nguồn mặc dù nâng cao được nhận thức cộng đồng và khuyến khích được người dân tham gia thực hiện, chương trình này vẫn có những hạn chế gây khó khăn cho việc triển khai lâu dài và mở rộng
như vốn đầu tư hạn chế; không thực hiện tuyên truyền lâu dài; hoạt động kiểm tra, giám sát và đánh giá tình hình thực hiện chưa tốt; chưa kiểm soát tốt hoạt động phân loại; các bên chưa hợp tác, tham gia và hỗ trợ hiệu quả.
- Cho đến nay, rác thải của thành phố hầu như chưa được phân loại tại nguồn trừ thời gian thực hiện dự án thí điểm.
- Chương trình tái chế chất thải thành nguồn lực đã không đạt được kết quả như ý muốn cho đến nay do sự thiếu hụt về mặt tài chính, kỹ thuật và thể chế. Đặc biệt, hầu hết các cơ sở tái chế là doanh nghiệp tư nhân nhỏ với cơ sở vật chất lạc hậu và năng suất thấp. Vấn đề họ có điều kiện làm việc không đầy đủ và không hợp vệ sinh, gây tác động tiêu cực đến sức khỏe người lao động và ô nhiễm môi trường trong khu vực xung quanh.
- Công tác quản lý chất thải công nghiệp, đặc biệt là chất thải y tế còn hạn chế.
- Chi phí cải thiện và nâng cấp hệ thống quản lý chất thải rắn khá cao, hiện nay chính quyền thành phố không đủ khả năng và cũng không muốn đầu tư lượng ngân sách lớn cho hoạt động này.
b.Giao thông xanh công cộng cho tăng trưởng kinh tế xanh
- Trong điều kiện hiện nay, người dân sống bên ngoài các tuyến xe không thể tiếp cận dịch vụ vận tải công cộng thường xuyên. Việc cung cấp dịch vụ vận tải công cộng rộng rãi cho người dân cũng gặp khó khăn, khoảng thời gian đi lại hiện tại giữa các bến đỗ xe là 20 – 30 phút, ý kiến người dân thường lựa chọn xe máy hơn là dịch vụ xe buýt.
- Thành phố gặp khó khăn trong việc phối hợp các quy hoạch. Giao thông vận tải có tác động mạnh đến cảnh quan đô thị, tuy nhiên quy hoạch tổng thể về xây dựng của thành phố lại thường được xây dựng trước quy hoạch giao thông, và điều này dẫn đến những bất cập trong quy hoạch sử dụng đất và giao thông.
- Để theo đuổi tăng trưởng kinh tế xanh về giao thông, thành phố cũng đã cải thiện mức độ thân thiện với người đi bộ bằng cách tạo ra môi trường thuận lợi cho người đi bộ như cải thiện vỉa hè và phần đường dành cho người đi bộ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp lấn chiếm vỉa hè và lấn phần đường dành cho người đi bộ.
- Để đảm bảo đạt Chỉ số Ô nhiễm không khí theo tiêu chuẩn quốc gia Đà Nẵng đã thực hiện nhiều biện pháp, tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu nào về vấn dề này được thực hiện và ô nhiễm không khí vẫn chưa được kiểm soát hiệu quả.
- Mặc dù đã tiến hành thí điểm xe chạy bằng biogas, song kết quả thu được không nhiều vì rất khó thực hiện do giá biogas cao và thiếu cơ ở hạ tầng như trạm nhiên liệu sạch.
c.Quản lý và phát triển công nghiệp xanh cho tăng trưởng kinh tế xanh
- Đối với nguồn năng lượng tái tạo là năng lượng mặt trời, Đà Nẵng có tiềm năng lớn. Tuy nhiên, năng lượng mặt trời cũng có những hạn chế như nhiệt lượng thấp, không có tập trung trên một diện tích lớn, chỉ có vào ban ngày và phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Những hạn chế này khiến việc chuyển đổi năng lượng mặt trời sang các dạng năng lượng khác, nhất là điện năng, gặp nhiều khó khăn, do đó việc áp dụng vào công nghiệp và thương mại là không thực tế.
- Bên cạnh đó, giá thành sản xuất điện từ năng lượng mặt trời còn cao. Hiện nay không có quy định nào về điện năng mặt trời. Việc xây dựng lưới điện cho điện năng mặt trời còn gặp nhiều khó khăn do còn nhiều các chính sách hỗ trợ.
- Ý thức trong cộng đồng về điện năng tái tạo còn rất hạn chế. Cơ chế chính sách hỗ trợ nhà đầu tư không đủ mạnh, thiếu thiết bị, công nghệ, vận
hành và bảo trì. Vì thế, nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực điện năng tái tạo hiện đnag thiếu hụt. Đặc biệt là điện năng từ năng lượng mặt trời chủ yếu được hỗ trợ bởi các nhà tài trợ nước ngoài.
- Công tác bảo vệ môi trường ngành công nghiệp thành phố Đà Nẵng cũng gặp không ít những khó khăn vướng mắc. Việc đầu tư thay đổi công nghệ sản xuất tốn chi phí lớn nên các doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư, dẫn đến công nghệ máy móc thiết bị lạc hậu làm tăng chi phí nguyên, nhiên vật liệu và sinh ra lượng chất thải lớn gây tác động lên môi trường.
- Một số bộ phận doanh nghiệp có ý thức chưa cao, có sự quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường nhưng không thường xuyên, còn mang tính chất đối phó, không xuất phát từ ý thức tự giác, trốn tránh nghĩa vụ, trách nhiệm phải thực hiện với cộng đồng và môi trường. Một phần tác động đến ý thức của doanh nghiệp là do hệ thống văn bản pháp luật vẫn còn nhiều chồng chéo, không rõ ràng, còn có những quy định không phù hợp với thực tế mà chưa được sửa đổi gây cho doanh nghiệp tâm lý ngại tiếp xúc với cơ quan chức năng, chỉ thực hiện các kiến nghị của cơ quan chức năng mà không chủ động triển khai.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ngành công thương còn hạn chế về số lượng, kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, chuyên môn nghiệp vụ còn chưa đúng nên không thể đảm bảo công tác quản lý nhà nước đạt hiệu quả như mong muốn.
d.Quản lý tài nguyên nước tổng hợp cho tăng trưởng kinh tế xanh
- Nước mặn xâm thực gia tăng hiện đã có những tác động tới phát triển nông nghiệp, tác động tiêu cực đến đời sống người dân và làm giảm an ninh lương thực. Bên cạnh đó nhiễm mặn còn buộc các doanh nghiệp có giấy phép khai thác nước ngầm phải tìm kiếm từ xa hơn và vì thế làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận.
- Bất chấp các hậu quả đã được nhận diện hiện vẫn chưa có một đánh giá tác động nào được thực hiện và vẫn thiếu quản lý giám sát đối với nước ngầm. Việc đánh giá các nguồn nước ngầm là cần thiết để xác định sức khỏe của nguồn lực và khả năng cung ứng trong tương lai nhằm thực hiện các giải pháp thực tế và khả thi.
e.Nông nghiệp xanh gắn với sản xuất xanh và du lịch sinh thái
- Mặc dù hỗ trợ trong nông nghiệp sạch sử dụng VietGAP và đào tạo các kỹ năng đã tạo ra cơ hội tiềm năng của phát triển nông nghiệp xanh, nhưng sáng kiến này vẫn thiếu cơ chế cho các chương trình rau an toàn, và nông dân không có đủ năng lực để đầu tư mở rộng khi không được đào tạo kỹ năng đầy đủ.
- Do tác động của thiên tai, quản lý nguồn nước xung quanh các sông chưa được cải thiện để đảm bảo sản xuất ổn định và mở rộng các hoạt động nông nghiệp xanh.
- Ở các vùng nông thôn, ý thức về vệ sinh môi trường và các hoạt động thân thiện với môi trường còn thấp, nhất là người dân tộc thiểu số và miền núi.
- Dịch vụ du lịch sinh thái “homestay” và du lịch cộng đồng – loại hình du lịch nhiều khách quốc tế vốn ưa thích vì họ thích tìm hiểu về đời sống của người dân địa phương – lại chưa tạo được lợi nhuận đáng kể và cần có sự cải thiện về cơ sở hạ tầng cũng như chất lượng dịch vụ.
- Các hoạt động tiếp thị và quảng bá, tuyên truyền thông tin nhằm thúc đẩy tiềm năng du lịch cần được cải thiện hơn để huy động thêm một số nguồn lực quan trọng cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng.