7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.4. Các cơ chế, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế xanh của thành phố
a. Các cơ chế, chính sách của nhà nước
Ngày 12/4/2012, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1393/ QĐ- TTg về “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2050” nêu:“Khuyến khích các địa phương có chính sách ưu tiên và hỗ trợ các ngành kinh tế xanh phát triển”. Trong đó, xác định tăng trưởng kinh tế xanh là cách thức phát triển phù hợp với yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế trong giai đoạn sắp tới của Việt Nam. Quyết định này cũng đề ra giải pháp “Huy động nguồn lực thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh”, trong đó chỉ rõ “Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức tài chính,
các doanh nghiệp, triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh theo tiêu chí TTX”.
Ngày 03/6/2013, Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”, trong đó khẳng định “Thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”, đồng thời chỉ ra giải pháp “Đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính, tăng cường và đa dạng hóa nguồn lực cho ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường” nhằm hướng đến TTX.
Ngày 20/03/2014, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 403/QĐ-TTg phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng kinh tế xanh giai đoạn đoạn 2014-2020”, trong đó, quy định về các nguồn vốn thực hiện các hoạt động gồm: Vốn từ NSNN trong Chương trình Hỗ trợ ứng phó BĐKH; từ nguồn lực của các doanh nghiệp; từ cộng đồng và từ nguồn viện trợ của quốc tế. Đồng thời, Nhà nước sẽ ưu tiên và dành kinh phí thỏa đáng từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương để thực hiện Kế hoạch hành động tăng trưởng kinh tế xanh, đặc biệt cho nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và phát triển năng lượng tái tạo. Nhà nước cũng sẽ tạo cơ sở pháp lý khuyến khích các tổ chức tài chính, các DN đầu tư nguồn lực để thực hiện các hoạt động của Kế hoạch hành động tăng trưởng kinh tế xanh.
b. Các cơ chế, chính sách của thành phố Đà Nẵng
Triển khai Quyết định số 1393/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 25 tháng 9 năm 2012 phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh”, ngày 10/9/2013, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng phối hợp với Tổ chức Định cư con người Liên Hợp QUốc (UN – Habitat) và Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI) tổ chức Hội thảo “Chiến lược phát
triển thành phố Đà Nẵng hướng tới tăng trưởng xanh”.
Quyết định số 2765/2012/QĐ – UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành ngày 12/04/2012 đã phê duyệt “Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2015 và nghiên cứu mở rộng đến 2020” với tổng diện tích dự kiến lên tới 338,31 ha vào năm 2020.
Trong chiến lược xây dựng và phát triển thành phố môi trường vào năm 2020, tới thời điểm hiện nay tuy Đà Nẵng đã có một số chương trình thực hiện tăng trưởng xanh nhưng thành phố chưa có những chiến lược cụ thể về tăng trưởng xanh. Tuy nhiên, những gì Đà Nẵng đã và đang làm cho thấy thành phố đang hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế xanh và tiềm năng tăng trưởng kinh tế xanh của Đà Nẵng là rất lớn.