7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.5. Đánh giá chung
* Thuận lợi:
- Thành phố có vai trò là “trung tâm chính trị – hành chính – kinh tế – văn hóa và là địa bàn trọng điểm về an ninh, quốc phòng của miền Trung”, tiên phong trong tăng trưởng kinh tế xanh của cả nước.
- Vị trí địa hình tự nhiên và tính đa dạng sinh học cao mở ra cơ hội phát triển một số ngành kinh tế xanh mũi nhọn, đồng thời phát triển và sử dụng các loại năng lượng tái tạo.
- Cảnh quan thiên nhiên phong phú với nhiều khu vực được công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới, truyền thống văn hóa lịch sử đậm đà bản sắc dân tộc mở ra cơ hội để phát triển du lịch giải trí và xây dựng một nền công nghiệp văn hóa.
- Đà Nẵng có hệ thống cơ sở hạ tầng tốt nhất trong cả nước, đó là tiền đề quan trọng để chuyển sang sản xuất công nghiệp xanh.
- Đà Nẵng có lợi thế về du lịch lớn nhất trong cả nước, phù hợp để phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh.
- Nền chính trị ổn định, xã hội thân thiện, dân số không quá đông. Riêng yếu tố chính trị ổn định đã là một lợi thế so sánh của Đà Nẵng đối với các khu vực.
- Đà Nẵng có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích tăng trưởng kinh tế xanh tại thành phố.
* Hạn chế:
- Dân số Đà Nẵng ngày càng tăng, việc xây dựng nhiều nhà ở, cao ốc cho người dân sẽ khiến mật độ sinh sống ở khu vực trung tâm thành phố tăng cao, lượng xe ô tô gia tăng ngày càng nhiều khiến giao thông thành phố ngày càng căng thẳng. Điều này tạo ra nhiều ô nhiễm, khí cacbon và những vấn đề về giao thông trật tự.
- Nguồn tài nguyên khoáng sản và nguyên nhiên liệu của Đà Nẵng rất hạn chế, trừ nguồn hải sản cho công nghiệp chế biến. Chỉ có công nghiệp xanh mới giải quyết được các thiếu hụt này.
- Đà Nẵng phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến du lịch, số lượng khách du lịch sẽ giảm đi, làm giảm nguồn thu cho ngân sách.