7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.4. Quản lý tài nguyên nước tổng hợp cho tăng trưởng kinh tế xanh
công nghệ, sản phẩm thân thiện với môi trường, đẩy mạnh phát triển công nghệ cao tại các đô thị lớn để đảm bảo sức khỏe đối với người dân.
1.2.4. Quản lý tài nguyên nước tổng hợp cho tăng trưởng kinh tế xanh xanh
Tài nguyên nước đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của quốc gia. Trước sự suy thoái môi trường liên tục và biến đổi khí hậu, tài nguyên nước đang ngày càng khan hiếm và bị ô nhiễm. Hơn nữa, nhu cầu nước ngày càng gia tăng mạnh mẽ do đô thị hóa nhanh và sự tăng trưởng của khu vực công nghiệp và du lịch. Đô thị hóa không chỉ tạo ra sức ép đối với hệ thống nước bằng nhu cầu gia tăng mà còn dẫn đến suy thoái cục bộ. Nước là thành phần chính của hệ sinh thái lành mạnh cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh thông qua các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Quản lý tài nguyên nước, tuyên bố Dublin năm 1992 đã nêu rõ "Quản lý tài nguyên nước tổng hợp là một quá trình đẩy mạnh phối hợp phát triển và quản lý tài nguyên nước, đất và các tài nguyên liên quan, sao cho tối đa hoá các lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội một cách công bằng mà không phương hại đến tính bền vững của các hệ sinh thái thiết yếu". Quản lý tài nguyên nước với các lĩnh vực có liên quan như đất và các tài nguyên khác sao cho tối đa hoá các lợi ích kinh tế, hài hòa lợi ích giữa các đối tượng sử dụng, đảm bảo sự bền vững của các hệ sinh thái phụ thuộc vào nguồn nước. Theo tiêu chí OECD đánh giá tăng trưởng kinh tế xanh dựa vào khả năng tái tạo lượng và chất nước, tỷ lệ dân số được tiếp cận bền vững nguồn nước an toàn. Vì vậy, quản lý nước phải là thành phần trung tâm của các nỗ lực tăng trưởng kinh tế xanh, và một cách tiếp cận quản lý tài nguyên nước tổng hợp có thể giúp đảm bảo sự sống lâu dài của một quốc gia. Đây chính là cách tiếp cận theo hướng
quản lý tổng hợp, đảm bảo tài nguyên nước được khai thác, sử dụng bền vững, hướng tới nền tăng trưởng kinh trưởng xanh.
1.2.5. Nông nghiệp xanh gắn với sản xuất xanh và du lịch sinh thái
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế xanh, giải quyết các áp lực về đô thị hóa, định hướng cho phát triển nông nghiệp cần tập trung vào phát triển nông nghiệp đô thị, đảm bảo an ninh lương thực, tái cấu trúc kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng chất lượng và hiệu quả, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thúc đẩy các lợi thế tiềm năng của một nền kinh tế. Đặc biệt, việc mất đất nông nghiệp yêu cầu sản xuất nông nghiệp với giá trị gia tăng cao, thúc đẩy công nghiệp hóa nông thôn gắn liền với du lịch và dịch vụ, tăng cường nông nghiệp đô thị. Sản xuất nông nghiệp xanh bền vững cùng với du lịch sinh thái có thể hỗ trợ trong khu vực sẽ đóng góp vào tái cấu trúc lao động cũng như đem lại giá trị gia tăng cho các hoạt động kinh tế. Điều này sẽ góp phần trực tiếp giúp tăng thu nhập ở các vùng nông thôn, tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ xã hội và cơ sở hạ tầng miễn là các giải pháp môi trường có thể được giám sát theo tiêu chí đánh giá tăng trưởng kinh tế xanh của OECD là thị trường lao động cải thiện, tỉ lệ thất nghiệp khu vực nông thôn thấp đồng thời thu nhập được tăng cao.
Bên cạnh đó với nhu cầu gia tăng về các sản phẩm sạch, việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch có chất lượng cao ngày càng trở nên quan trọng. Nông nghiệp xanh gắn với sản xuất xanh sẽ tăng cường các kết nối thành thị và nông thôn, giúp giải quyết sự yếu kém của mô hình nông thôn hiện nay đồng thời giúp khu đô thị huy động các nguồn lực cần thiết một cách hiệu quả hơn. Nhất là khu vực nông thôn cần mở rộng các chuỗi giá trị để phục vụ nhu cầu đa dạng từ các ngành công nghiệp dịch vụ, từ việc phát triển khu công nghệ cao và khu công nghiệp thông tin, và các khu vực dân cư đô thị. Tăng cường mối liên kết này sẽ giúp nâng cao mối quan hệ kinh tế tích
cực giữa khu vực đô thị và nông thôn với việc trao đổi lao động, công nghệ thích hợp, và thông tin thị trường, và đẩy mạnh tái cấu trúc lao động ở vùng