Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tăng trưởng kinh tế xanh thành phố đà nẵng (Trang 42 - 45)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Thành phố Đà Nẵng nằm ở 15055’ – 16014’ vĩ độ Bắc, 107018' đến 108020' kinh Đông, có diện tích tự nhiên: 1.283,42 km2 (trong đó, các quận nội thành chiếm diện tích 241,51 km2, các huyện ngoại thành chiếm diện tích 1.041,91 km2); phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên – Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp Biển Đông; cách Thủ đô Hà Nội 764 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam và cách thành phố Huế 108km về phía Tây Bắc. Đà Nẵng có 6 quận nội thành, 2 huyện và 56 phường, xã. Các quận: Cẩm Lệ, Hải Châu, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Thanh Khê và 2 huyện: huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa.

Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là cảng biển Tiên Sa. Nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững.

Thành phố có vai trò là “trung tâm chính trị – hành chính – kinh tế – văn hóa và là địa bàn trọng điểm về an ninh, quốc phòng của miền Trung”, đồng

thời có sân bay quốc tế, cảng sông (trong đó có cảng cá), nằm sát cảng biển và nhà ga đường sắt… Đà Nẵng nằm ở trung lộ của Việt Nam, có vị trí địa lý tự nhiên thuận lợi đồng thời là thành phố đang phát triển được xem là thành phố đáng sống nhất ở Việt Nam.

b. Tài nguyên

Trên địa bàn thành phố có các di tích từ thời mới hình thành đất Quảng, các di tích lịch sử chống thực dân xâm lược, Bảo tàng điêu khắc Chăm, Bảo tàng Quân khu V, Bảo tàng thành phố… Cách ba di sản văn hoá thế giới (Thánh địa Mỹ Sơn, Đô thị cổ Hội An, Cố đô Huế) với bán kính dưới 100 km. Thành phố Đà Nẵng có nhiều danh lam thắng cảnh để phát triển du lịch: bán đảo Sơn Trà, đèo Hải Vân, Ngũ Hành Sơn, vùng núi Bà Nà – Núi Chúa; nhiều bãi tắm đẹp, nhiều di tích lịch sử dân tộc Việt và Chăm Pa. Đà Nẵng nằm trong vùng ảnh hưởng của 3 di sản văn hoá thế giới (Huế – Hội An – Mỹ Sơn), đặc biệt tiềm năng phát triển du lịch biển là một ưu thế mới và quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của Đà Nẵng.

Bên cạnh đó, vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km2, có các động vật biển phong phú trên 266 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16 loài (11 loài tôm, 02 loại mực và 03 loại rong biển)... với tổng trữ lượng là 1.136.000 tấn hải sản các loại (theo dự báo của Bộ Thuỷ sản) và được phân bố tập trung ở vùng nước có độ sâu từ 50 – 200m (chiếm 48,1%), ở độ sâu 50m (chiếm 31%), vùng nước sâu trên 200m (chiếm 20,6%). Hàng năm có khả năng khai thác trên 150.000 – 200.000 tấn hải sản các loại.

Đà Nẵng còn có một bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú; ở khu vực quanh bán đảo Sơn Trà có những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ, du lịch biển.

phát triển các khu phố chuyên doanh trên địa bàn thành phố. Đà Nẵng là điểm đến du lịch cần phải có các hoạt động vui chơi giải trí hấp dẫn, đồng thời phải có các khu mua sắm và các khu chuyên doanh phục vụ giải trí phù hợp với “tính cách” của điểm đến. Là một điểm đến phát triển trở thành thành phố biển hiện đại, do vậy các hoạt động vui chơi giải trí ở Đà Nẵng cần được phát triển để xứng với vai trò là một trung tâm du lịch của miền Trung.

c. Đặc điểm về dân số

Đến năm 2015, dân số toàn thành phố Đà Nẵng là 1.028.838 người. Mật độ dân số khoảng 801 người/ km2, quy mô dân số thành phố có sự mở rộng trong giai đoạn 2010 – 2015 với tốc độ tăng bình quân 2,13%/ năm. Dân số phân bố không đều, tập trung ở các quận trung tâm thành phố.

Hình 2.1. Quy mô dân số và tốc độ tăng dân số trong năm 2010 – 2015

(Nguồn số liệu: Niêm giám thống kê Đà Nẵng)

Hiện nay, dân số của thành phố Đà Nẵng có 788,250 người trong độ tuổi lao động và có khoảng 523.280 người có việc làm tập trung nhiều nhất vào ngành thương mại – dịch vụ (64,17%), sau đó là ngành công nghiệp – xây dựng (28,32%) và cuối cùng là ngành nông nghiệp – thuỷ sản (7,51%).

Bảng 2.1. Lao động và việc làm của thành phố Đà Nẵng ĐVT: Người, % Năm Lực lượng lao động Lao động có việc làm Tỷ lệ thất nghiệp 2010 454.858 424.418 6,68 2011 504.638 483.286 4,23 2012 508.760 483.731 4,92 2013 533.777 514.683 3,58 2014 541.181 522.483 3,46 2015 547.007 523.280 4.34

(Nguồn số liệu: Niêm giám thống kê Đà Nẵng)

Với lực lượng lao động có trình độ nhiều và với truyền thống cần cù, hiếu học, tinh thần chịu khó, sáng tạo… là tài nguyên vô cùng quý giá, là nội lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của thành phố Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tăng trưởng kinh tế xanh thành phố đà nẵng (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)