Kinh nghiệm một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tăng trưởng kinh tế xanh thành phố đà nẵng (Trang 33 - 36)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.1. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới

Xanh hóa nền kinh tế đang trở thành một trong những ưu tiên của nhiều nước, cả các nước phát triển và đang phát triển, trong ứng phó với khủng hoảng cũng như trong chiến lược chuẩn bị cho giai đoạn phát triển hậu khủng hoảng. Nhiều nước đã chú trọng vấn đề tăng trưởng kinh tế xanh trong các gói kích thích kinh tế và chiến lược phát triển dài hạn như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, một số nước đang phát triển ở Châu Á, Mỹ Latinh... ở châu Âu đã đi tiên phong trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh với nhiều nội dung quan trọng thể hiện sự cam kết mạnh mẽ hướng tới nền kinh tế xanh.

Tại các nước trong khu vực, ví dụ như Lào cũng đang trong quá trình xây dựng một lộ trình tăng trưởng kinh tế xanh quốc gia. Campuchia cũng đang nỗ lực xây dựng một kế hoạch hành động chi tiết sau khi ban hành lộ trình tăng trưởng kinh tế xanh quốc gia. Để tăng trưởng xanh, Trung Quốc cũng tiến hành những cuộc cách mạng sạch, cách mạng xanh, cách mạng

công nghệ cao... Chỉ riêng trong lĩnh vực tái chế và năng lượng tái tạo, mỗi năm, Trung Quốc đã kiếm được 17 tỷ USD và tạo công ăn việc làm cho 10 triệu người.

Gần đây nhất, tại Hội nghị Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) bế mạc ngày 13/11/2014 tại đảo Hawaii, Hoa Kỳ, các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua Tuyên bố Honolulu, trong đó, APEC xác định cần phải giải quyết các thách thức môi trường và kinh tế của khu vực bằng cách hướng đến nền kinh tế xanh, cacbon thấp, nâng cao an ninh năng lượng và tạo nguồn mới cho tăng trưởng kinh tế và việc làm.

Năm 2012, APEC sẽ phát triển danh mục hàng hóa môi trường (hàng hóa xanh) và giảm thuế quan đối các mặt hàng này vào cuối năm 2015. APEC sẽ xóa bỏ rào cản phi thuế quan đối với các dịch vụ và hàng hóa môi trường.

Để thúc đẩy các mục tiêu tăng trưởng kinh tế xanh, APEC sẽ thực hiện các biện pháp như giảm 45% cường độ sử dụng năng lượng của APEC vào năm 2035 so với năm 2005, kết hợp các chiến lược phát triển về thải cacbon thấp vào các kế hoạch tăng trưởng kinh tế thông qua dự án Thành phố mẫu cacbon thấp.

Ngân hàng thế giới đã tính toán: 148 tỉ USD đã được đầu tư vào các ngành công nghệ sạch vào năm 2007, tức tăng 60% so với năm 2006. Ở Mỹ, những ngành công nghệ tốt cho môi trường đứng hàng thứ ba trong các lĩnh vực được ưu tiên đầu tư, sau viễn thông và công nghệ sinh học. Thị trường sản xuất và dịch vụ môi trường ước tính mỗi năm mang lại 1.370 tỉ USD. Con số này sẽ tăng gấp đôi từ nay đến năm 2020, nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng xanh như xây dựng, năng lượng, vận tải ở các nước đang phát triển có thể lên tới 564 tỷ USD vào năm 2030 cùng với 100 tỷ USD để thích nghi với biến đổi khí hậu. Những dữ liệu thực tế này cho thấy, gieo mầm kinh tế xanh,

tạo nên tăng trưởng kinh tế xanh là chiến lược cho phát triển bền vững ở tương lai.

Để rút ra được bài học đối với Việt Nam, chúng ta có thể thấy được từ những kinh nghiệm của Hàn Quốc – một trong những quốc gia đi đầu về tăng trưởng kinh tế xanh cho thấy:

Nếu như 60 năm trước, tăng trưởng kinh tế tập trung vào số lượng, phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch thì 60 năm tới tăng trưởng kinh tế sẽ tập trung vào chất lượng, thông qua cải tiến công nghệ, áp dụng kiến thức xanh, bảo vệ môi trường..

Hàn Quốc là một trong những quốc gia không có nhiều tài nguyên thiên nhiên, mà 97% tổng nhu cầu năng lượng lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu. Quốc gia này cũng phải đối mặt với vấn đề thiếu nước sạch trong thời gian dài, đặc biệt là trong điều kiện tác động của biến đổi khí hậu ngày nay.

Chính vì vậy tháng 5 năm 2008, Hàn Quốc đã công bố Tầm nhìn mới với mô hình phát triển "Cacbon thấp, tăng trưởng kinh tế xanh" trong đó tập trung giải quyết ba mấu chốt đó là thách thức của biến đổi khí hậu, kinh tế suy giảm và thách thức về năng lượng.

Theo mô hình phát triển đảm bảo sự phối hợp hài hòa và đúng mực của kinh tế và môi trường, một chiến lược quốc gia đã được đề ra với kế hoạch hành động năm năm, trong đó đáp ứng ba mục tiêu chính: tăng an toàn sử dụng năng lượng và tăng khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy động cơ cho sự tăng trưởng, và gia tăng chất lượng cuộc sống.

Những mục tiêu trên là cơ sở hành động cho kế hoạch hành động của Hàn Quốc trong 5 năm 2009-2013, bao gồm:1) Thích ứng với biến đổi khí hậu;2) Giảm phát thải khí nhà kính một cách hiệu quả;3) Giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch;4) Phát triển công nghệ xanh;5) Xanh hoá các ngành

công nghiệp hiện có;6) Phát triển các ngành công nghiệp tiên tiến;7) Xây dựng nền tảng cho kinh tế xanh;8) Xây dựng không gian xanh và giao thông vận tải xanh;9) Thực hiện cuộc cách mạng xanh về lối sống;10) Hỗ trợ quốc tế cho tăng trưởng xanh. Ngân sách chính phủ Hàn Quốc dành cho tăng trưởng xanh trong 5 năm là 107,4 nghìn tỷ Won (khoảng 96,9 tỷ đô la). Cụ thể:

Bảng 1.1: Ngân sách chính phủ Hàn Quốc dành cho tăng trưởng kinh tế xanh

2009 2010 2011 2012 2013

GDP(nghìn tỷ won) 1,065.0 1,172.8 1,240.7 1,339.3* -

Ngân sách quốc gia 301.8 292.8 309.1 325.4* -

Ngân sách cho tăng

trưởng xanh 17.5 23.6 24.7 20.4 21.1

% GDP 1.6 % 2.0% 2.0% 1.5%

% của ngân sách 5.8% 8.1% 8.0% 6.3%

(Nguồn: http://tangtruongxanh.quangnam.gov.vn)

Những thành quả thiết thực về kinh tế thu được từ việc thực hiện chính sách tăng trưởng kinh tế xanh bước đầu đã cho thấy chính sách tăng trưởng xanh của Hàn Quốc mang tính khả thi. Kể từ năm 2007 đến nay, ở Hàn Quốc, riêng ngành sản xuất năng lượng tái sinh mới, số doanh nghiệp đã tăng lên 2,2 lần, số việc làm tăng lên 3,6 lần, kim ngạch xuất khẩu tăng 5,9 lần, đầu tư tư nhân tăng 5 lần. Mua sắm công cộng xanh năm 2005 chỉ đạt 1 ngàn tỷ won đến năm 2009 đã đạt tới 2 ngàn tỷ won. Đèn hình LED, LED TV, pin thế hệ 2, thiết bị điện mặt trời, điện gió, điện hạt nhân... tăng về số lượng sản xuất và xuất khẩu. Những kết quả thiết thực này đem lại hi vọng về một động lực tăng trưởng mới cho Hàn Quốc cũng như hợp tác quốc tế về tăng trưởng xanh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tăng trưởng kinh tế xanh thành phố đà nẵng (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)