Câu 3: Cho 1,5 gam một anđehit tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 21,6 gam Ag. Công thức cấu tạo thu gọn của anđehit là
A. OHC–CHO. B. CH3CH2–CHO. C. CH2=CH–CHO. D. HCHO.
Câu 4: Cho hỗn hợp X gồm hai anđehit Y và Z là đồng đẳng kế tiếp nhau. Đốt cháy Ytạo ra CO2 và H2O với tỉ lệ số mol là 1 : 1; trong Y có 53,33% oxi về khối lượng. Oxi hóa m gam hỗn hợp X thu được (m + 3,2) gam hỗn hợp X1 gồm hai axit tương ứng. Mặt khác, nếu cho m gam hỗn hợp X phản ứng với dung dịch AgNO3 (dư) trong NH3 thu được 51,84 gam Ag. Giá trị của m là
A. 7,40. B. 8,24. C. 8,88. D. 9,20.
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 1,72 gam hỗn hợp X gồm có anđehit acrylic và một anđehit no đơn chức Y
cần 2,296 lít oxi (ở đktc). Cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư được 8,5 gam kết tủa. Công thức cấu tạo thu gọn của Y là
A. C3H7CHO. B. HCHO. C. C2H5CHO. D. CH3CHO.
Câu 6: Chia hỗn hợp gồm hai anđehit no đơn chức thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần
thứ nhất thu được 0,54 gam H2O. Phần thứ hai cộng H2 (Ni, t°) thu được hỗn hợp X. Nếu đốt cháy hoàn toàn X thì thể tích khí CO2 thu được(ở đktc) là
A. 0,112 lít. B. 0,672 lít. C. 1,68 lít. D. 2,24 lít.
Câu 7: Khử 1,6 gam hỗn hợp hai anđehit no bằng khí H2 thu được hỗn hợp hai ancol. Đun hai ancol này với H2SO4 đặc được hỗn hợp hai olefin là đồng đẳng kế tiếp. Đốt hai olefin này được 3,52 gam CO2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức của hai anđehit đó là
A. HCHO và CH3CHO. B. CH3CHO và C2H5CHO.