Câu 8: Dẫn 3,36 lít hỗn hợp X gồm propin và propen đi vào một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3
thấy còn 1,12 lít khí thoát ra và có m gam kết tủa. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của m là
A. 22,40. B. 7,35. C. 22,05. D. 14,70.
Câu 9: X1, X2, X3 là 3 anken có công thức phân tử C4H8. Hiđro hóa hoàn toàn X1, X2, X3 thì X1 và X2 cho cùng một sản phẩm. X3 cho ankan khác. Mặt khác, cho X1, X2, X3 cùng tác dụng với HCl, thì X1 cho một sản phẩm; X2, X3 đều cho 2 sản phẩm. Vậy X1, X2, X3 tương ứng là
A. cis–but–2–en; trans–but–2–en và iso butilen.B. cis–but–2–en; trans–but–2–en và but–1–en. B. cis–but–2–en; trans–but–2–en và but–1–en. C. but–2–en; but–1–en; iso butilen.
D. but–2–en; iso butilen; but–1–en.
Câu 10: Hỗn hợp khí X gồm H2, C2H6 và C2H2. Cho từ từ 6 lít X qua bột Ni nung nóng thu được 3 lít một chất khí duy nhất. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tỉ khối hơi của X so với hiđro là
A. 15. B. 7,5. C. 19. D. 9,5.
Câu 11: Đốt cháy V lít hỗn hợp gồm 2 hiđrocacbon thu được 1,4V lít CO2 và 2V lít hơi nước. Các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Công thức phân tử và thành phần phần trăm về thể tích của 2 hiđrocacbon trên là
A. C2H4, CH4; 60%, 40% B. C2H4, CH4; 40%, 60%
C. C2H4, CH4; 50%, 50% D. C2H6, CH4; 40%, 60%
Câu 12: Hỗn hợp khí X chứa hiđro và một anken A. Tỉ khối hơi của X đối với hiđro là 6. Đun nóng X có
bột Ni xúc tác, X biến thành hỗn hợp khí Y có tỉ khối đối với hiđro là 8 và không làm mất màu nước brom. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức của A là
A. C2H4. B. C3H6. C. C4H8. D. C4H6.
Câu 13: Nung nóng hỗn hợp khí X gồm H2, C2H2 và C2H4 có xúc tác Ni, thu được 5,6 lít hỗn hợp khí Y (ở đktc), tỉ khối hơi của Y đối với hiđro bằng 12,2. Đốt cháy hoàn toàn X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 50. B. 20. C. 40. D. 25.
Câu 14: Hiđrocacbon X không làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường. Tên gọi của X là
A. etilen. B. xiclo propan. C. xiclo hexan. D. stiren.
Câu 15: Trong các chất gồm: xiclopropan, benzen, stiren, metyl acrylat, vinyl axetat, đimetyl ete, số chất
có khả năng làm mất màu nước brom là
A. 5 B. 4 C. 6 D. 3
Câu 16: Khi crackinh hoàn toàn một thể tích ankan X thu được ba thể tích hỗn hợp Y (các thể tích khí đo
ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 12. Công thức phân tử của X là
A. C6H14. B. C3H8. C. C4H10. D. C5H12.
Câu 17: Anken X hợp nước tạo thành 3–etylpentan–3–ol. Tên của X là
A. 3–etylpent–3–en. B. 2–etylpent–2–en. C. 3–etylpent–2–en. D. 3–etylpent–1–en.
Câu 18: Ở điều kiện thích hợp: chất X phản ứng với chất Y tạo ra anđehit axetic; chất X phản ứng với
chất Z tạo ra ancol etylic. Các chất X, Y, Z lần lượt là
A. C2H4, O2, H2O. B. C2H2, H2O, H2. C. C2H4, H2O, CO. D. C2H2, O2, H2O.
Câu 19: Hiđrat hóa hai anken chỉ tạo thành hai ancol. Hai anken đó là A. 2–metylpropen và but–1–en. B. propen và but–2–en. C. eten và but–2–en. D. eten và but–1–en.
Câu 20: Khi tách nước từ một chất X có công thức phân tử C4H10O tạo thành ba anken là đồng phân của nhau (tính cả đồng phân hình học). Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. (CH3)3COH. B. CH3OCH2CH2CH3.