Câu 11: Cho hỗn hợp X gồm Al và Fe tác dụng với dung dịch CuCl2. Khuấy đều hỗn hợp, lọc rửa kết tủa, thu được dung dịch Y và chất rắn Z. Thêm vào Y một lượng dung dịch NaOH loãng dư, lọc rửa kết tủa mới tạo thành. Nung kết tủa đó trong không khí ở nhiệt độ cao thu được chất rắn R gồm hai oxit kim loại. Tất cả các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Hai oxit kim loại đó là:
A. Al2O3, Fe2O3. B. Al2O3, CuO. C. Al2O3, Fe3O4. D. Fe2O3, CuO.
Câu 12: Nhúng một thanh nhôm nặng 50 gam vào 400 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian, lấy thanh nhôm ra, rửa nhẹ, làm khô cân được 51,38 gam (giả sử tất cả Cu thoát ra đều bám vào thanh nhôm). Khối lượng Cu tạo thành là
Câu 13: Cho một hỗn hợp gồm 0,56 gam Fe và 0,64 gam Cu vào 100ml dung dịch AgNO3 0,45M. Khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X. Nồng độ mol/lít của dung dịch Fe(NO3)2 trong X là
A. 0,04. B. 0,05. C. 0,055. D. 0,045.
Câu 14: Cho một hỗn hợp gồm có 1,12 gam Fe và 0,24 gam Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO4. Phản ứng thực hiện xong, thu được kim loại có khối lượng là 1,84 gam. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 là
A. 0,04 M. B. 0,20 M. C. 0,08 M. D. 0,10 M.
Câu 15: Nhúng một lá Ni nặng 35,9 gam vào 555 gam dung dịch Fe2(SO4)3 10%, sau một thời gian, nồng độ phần trăm khối lượng của sắt(III) sunfat còn lại trong dung dịch bằng nồng độ phần trăm khối lượng của NiSO4. Khối lượng của lá Ni sau phản ứng là
A. 25,9 g B. 30,0 g C. 27,9 g D. 32,95 g
Câu 16: Cho một ít bột sắt vào dung dịch AgNO3 dư, phản ứng xong thu được dung dịch X gồm
A. Fe(NO3)2, H2O. B. Fe(NO3)2, AgNO3 dư, H2O.