Câu 8: X là hợp chất hữu cơ chứa C, H, O có 32,43% C (về khối lượng), phân tử khối của X bằng 74.
Hidro hóa hoàn toàn X có xúc tác Ni, t° thu được chất Y. Công thức phân tử của Y là A. C2H2O3. B. C2H4O3. C. C2H6O3. D. C2H4O2.
Câu 9: Chất X chứa C, H, O có phân tử khối bằng 74. X tác dụng được với dung dịch NaOH và với
AgNO3 trong dung dịch NH3. Khi đốt cháy 7,4 gam X, thấy thể tích CO2 thu được vượt quá 4,7 lít (ở đktc). Công thức cấu tạo của X là
A. O=CH–COOH. B. HCOO–C2H5. C. CH3COO–CH3. D. C2H5–COOH.
Câu 10: Công thức đơn giản nhất của một hiđrocacbon là CnH2n+1. Hiđrocacbon đó thuộc dãy đồng
đẳng của
A. ankan. B. ankin. C. ankađien. D. anken.
Câu 11: Anđehit no mạch hở X có công thức đơn giản nhất C2H3O. Công thức phân tử của X là A. C8H12O4. B. C6H9O3. C. C2H3O. D. C4H6O2.
Câu 12: Axit cacboxylic no, mạch hở X có công thức thực nghiệm (C3H4O3)n, vậy công thức phân tử của X là
A. C6H8O6. B. C3H4O3. C. C12H16O12. D. C9H12O9.
Câu 13: Axit cacboxylic X có công thức đơn giản nhất là C3H5O2. Khi cho 100 ml dung dịch axit X nồng độ 0,1M phản ứng hết với dung dịch NaHCO3 dư, thu được V ml khí CO2 (đktc). Giá trị của V là
A. 112 ml. B. 224 ml. C. 448 ml. D. 336 ml.
Câu 14: Khi đốt một thể tích hiđrocacbon X cần 6 thể tích oxi và sinh ra 4 thể tích CO2. Biết X có thể làm mất màu dung dịch brom và có thể kết hợp hiđro tạo thành một hiđrocacbon no mạch nhánh. Tên gọi của X là
A. but–1–en. B. but–2–en. C. 2–metylpropen. D. 2–metylbut–2–en.
Câu 15: Ba hiđrocacbon X, Y, Z đều là chất khí ở điều kiện thường. Khi phân hủy mỗi chất thành cacbon
và hiđro, thể tích khí thu được đều gấp hai lần thể tích ban đầu. Vậy X, Y, Z
A. là đồng đẳng của nhau. B. là đồng phân của nhau.C. đều có 2 nguyên tử cacbon. D. đều có 4 nguyên tử hiđro. C. đều có 2 nguyên tử cacbon. D. đều có 4 nguyên tử hiđro.
Câu 16: Đốt cháy 1 lít hợp chất hữu cơ X cần 1 lít O2 chỉ thu được 1 lít CO2 và 1 lít hơi nước. Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Chất X là
A. anđehit fomic. B. ancol metylic. C. axit fomic. D. metan.
Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai hiđrocacbon là đồng đẳng liên tiếp được 2,5 mol CO2 và 3,5 mol H2O. Hai hiđrocacbon là
A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8. C. C3H6 và C4H8. D. C2H4 và C3H6.
Câu 18: Hợp chất hữu cơ X chứa C, H, O tác dụng được với Na. Đốt cháy X chỉ thu được CO2 và H2O với số mol như nhau và số mol O2 cần dùng gấp 4 lần số mol X. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3CH2COOH. B. CH2=CHCOOH. C. CH2=CHCH2OH. D. CH3CH=CHOH.
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn một ete đơn chức thu được H2O và CO2 theo tỷ lệ mol 4 : 3. Ete này có thể điều chế từ các ancol nào dưới đây bằng một phản ứng hóa học?
A. CH3OH và CH3CH2CH2OH. B. CH3OH và CH3CH(CH3)OH.