Các hợp chất CrO3, Cr(OH)3 đều có tính lưỡng tính.

Một phần của tài liệu tài liệu luyện thi đại học hóa học (Trang 38 - 39)

Câu 26: Hòa tan hỗn hợp FeS và FeCO3 bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được hỗn hợp 2 khí X, Y có tỉ khối so với hiđro bằng 28,667. Công thức hóa học của X và Y là

A. H2S và CO2. B. SO2 và CO2. C. NO2 và CO2. D. NO2 và SO2.

Câu 27: Hòa tan hết 8,4 gam bột sắt trong dung dịch axit sunfuric loãng thu được dung dịch X. Cho 1,12

lít khí clo (đktc) qua dung dịch X, rồi cho tiếp NaOH dư vào, lọc lấy kết tủa, rửa sạch, đem nung trong không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 11,6. B. 12. C. 19,6. D. 10,8.

Câu 28: Cho 0,1 mol FeO tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ, được dung dịch X. Cho một luồng khí clo đi chậm qua dung dịch X để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Cô cạn dung dịch sau phản ứng đến cạn, thu được muối khan, khối lượng m gam. Giá trị của m là

A. 20,00. B. 15,20. C. 18,75. D. 16,25.

Câu 29: Hòa tan 0,2 mol FeS trong dung dịch HNO3 dư đun nóng thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch muối sắt(III) sunfat và nitrat. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch là

A. 30,4 gam. B. 48,4 gam. C. 42,8 gam. D. 80,0 gam.

Câu 30: Để hòa tan 6 gam hỗn hợp X gồm CuO, Fe2O3, MgO cần vừa đủ 0,225 mol HCl. Mặt khác 6 gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với CO dư, thu được 5 gam chất rắn. Khối lượng CuO trong X là

Câu 31: Nung nóng một hỗn hợp gồm 2,8 gam bột Fe và 0,8 gam bột S. Lấy sản phẩm thu được cho vào

200 ml dung dịch HCl vừa đủ thu được một hỗn hợp khí Y bay ra (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%). Khối lượng hỗn hợp các khí và nồng độ mol/lít của dung dịch HCl cần dùng lần lượt là

A. 1,2 gam; 0,5M. B. 1,8 gam; 0,25M. C. 0,9 gam; 0,5M. D. 0,9 gam; 0,25M.

Câu 32: Cho m gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 vào dung dịch HCl để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Chia X làm hai phần bằng nhau. Phần 1: Cô cạn, được m1 gam muối khan. Phần 2: Dẫn khí Cl2 dư vào rồi cô cạn, thu được m2 gam muối khan. Biết m2 – m1 = 1,42 gam; số mol FeO : số mol Fe2O3 = 1 : 1. Giá trị của m là

A. 18,56. B. 9,28. C. 13,48. D. 7,28.

Câu 33: Hòa tan hết m gam bột Fe bằng 400 ml dung dịch HNO3 2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chứa 52,88 gam hỗn hợp muối sắt và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là

A. 7,84. B. 15,68. C. 11,20. D. 8,40.

Câu 34: Cho 36 gam hỗn hợp gồm Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn không tan là 6,4 gam. Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong hỗn hợp ban đầu là

A. 64,44%. B. 82,22%. C. 32,22%. D. 25,76%.

Câu 35: Cho một lượng hỗn hợp CuO và Fe2O3 tan hết trong dung dịch HCl dư thu được hai muối có tỉ lệ mol 1 : 1. Phần trăm khối lượng của CuO và Fe2O3 trong hỗn hợp lần lượt là

A. 50% và 50%. B. 40% và 60%. C. 30% và 70%. D. 67,7% và 33,3%.

Câu 36: Cho 5 gam hỗn hợp bột Fe và Cu (chứa 40% Fe) vào một lượng dung dịch HNO3 1M, khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một phần rắn X nặng 3,32 gam, dung dịch Y và khí NO. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch Y là

A. 7,26 gam. B. 5,40 gam. C. 4,84 gam. D. 3,60 gam.

Câu 37: Trộn 21,6 gam bột Al với 69,6 gam bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí. Giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử Fe3O4 thành Fe. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp chất rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được 21,504 lít H2 (ở đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là

A. 80%. B. 90%. C. 75%. D. 70%.

Câu 38: Trộn 5,4 gam bột Al với 24,0 gam bột Fe2O3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm (không có không khí). Hòa tan hỗn hợp chất rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được 5,04 lít khí H2 (ở đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là

A. 80%. B. 50%. C. 60%. D. 75%.

Câu 39: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3 được hỗn hợp Y (các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Chia Y thành 2 phần bằng nhau. Hòa tan phần 1 trong H2SO4 loãng dư, thu được 1,12 lít khí (ở đktc). Hòa tan phần 2 trong dung dịch NaOH dư thỡ khối lượng chất không tan là 4,4 gam. Giá trị của m là

A. 6,95. B. 13,9. C. 8,42. D. 15,64.

Câu 40: Chất rắn X phản ứng với dung dịch HCl được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Y, ban đầu xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan, thu được dung dịch màu xanh thẫm. Chất X là

A. FeO. B. Fe. C. CuO. D. Cu.

Câu 41: Cho sơ đồ phản ứng: Fe3O4 + dung dịch HI (dư) → X + Y + H2O. Biết X và Y là sản phẩm cuối cùng của quá trình. Các chất X và Y là

A. Fe và I2. B. FeI3 và FeI2. C. FeI2 và I2. D. FeI3 và I2.

Câu 42: Phát biểu nào sau đây không đúng khi so sánh tính chất hóa học của nhôm và crom? A. Nhôm và crom đều bị thụ động hóa trong dung dịch H2SO4 đặc nguội.

B. Nhôm có tính khử mạnh hơn crom.

Một phần của tài liệu tài liệu luyện thi đại học hóa học (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w