Kiến nghị hoàn thiện kỹ thuật phỏng vấn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng các phương pháp, kỹ thuật kiểm toán vào hoạt động thanh tra kiểm tra thu chi ngân sách nhà nước tại thanh tra tỉnh quảng nam (Trang 83 - 85)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện kỹ thuật phỏng vấn

Tại thời điểm kiểm tra, thanh tra theo quyết định đã được ban hành cán bộ kiểm tra, thanh tra cần phỏng vấn sâu Lãnh đạo cơ quan, kế toán và các cá nhân, bộ phận có liên quan như: thủ quỹ, văn phòng, đội thu thuế xã… nhằm đánh giá tốt hơn về rủi ro thanh tra ở các yếu tố như: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện. Trong ba thành phần đó, cán bộ kiểm tra, thanh tra chỉ có thể điều chỉnh được rủi ro phát hiện nhằm giảm rủi ro thanh tra xuống mức thấp nhất có thể.

Do đó, cán bộ kiểm tra, thanh tra phải mô tả hệ thống thông tin kế toán và đánh giá rủi ro kiểm soát liên quan đến hệ thống thông tin kế toán trong quá trình kiểm tra, thanh tra thông qua những thông tin phỏng vấn cán bộ kiểm tra, thanh tra lập đề kế hoạch xác định nội dung và phạm vi kiểm tra, thanh tra và áp dụng các kỹ thuật cần thiết nhằm đem đến hiệu quả cao nhất trong cuộc kiểm tra, thanh tra tại đối tượng thanh tra.

Để kỹ thuật phỏng vấn đạt hiệu quả, Thanh tra tỉnh Quảng Nam nên áp dụng xuyên suốt cả quy trình thanh tra, kiểm tra và xây dựng bảng câu hỏi cho từng giai đoạn thanh tra, từng nội dung thanh tra, từng đối tượng thanh tra cụ thể với nhiều câu hỏi đúng vào trọng tâm của những vấn đề quan trọng cần tìm hiểu tạo điều kiện cho các cán bộ thanh tra sử dụng kỹ thuật phỏng vấn nhiều hơn. Bảng câu hỏi nên thiết kế dưới dạng những câu hỏi ngắn với câu trả lời là “ Có” hoặc “ Không” và câu trả lời “Có” tương ứng với việc không có rủi ro và ngược lại.

Cách thiết kế bảng câu hỏi minh họa như sau:

Bảng 3.1: Bảng câu hỏi phỏng vấn kế toán

Câu hỏi Trả lời Rủi ro

thanh tra

Ghi chú Khoản mục tiền

1. Công việc thủ quỹ và kế toán có không do một người

đảm nhận không? Có Không

2. Hàng tháng, kế toán có đối chiếu với thủ quỹ về số

dư tiền mặt không? Có Không

3. Việc kiểm kê quỹ tiền mặt có được thực hiện thường

xuyên không? Không Có

4. Các khoản tiền thu ngân sách về có được nộp ngay

vào Kho bạc không? Không Có

5. Việc đối chiếu với Kho bạc có được thực hiện hàng

tháng, hàng quý không? Có Không

6. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có được ghi sổ đúng

kỳ không? Có Không

7. Các khoản thu, chi lớn có được thực hiện thanh toán

qua Kho Bạc không? Có Không

8. Các phiếu thu, chi tiền có được đánh số thứ tự liên

tục trước khi sử dụng không? Có Không

9. Có tiến hành kiểm quỹ đột xuất khi có dấu hiệu bất

thường không? Có Không

10. Thông tin về tình hình thu, chi và tồn quỹ có được

chuyển kịp thời cho Ban Lãnh đạo đơn vị không? Có Không

Kết luận:

Việc đánh giá hệ thống KSNB tốt hay không tốt sau khi trả lời câu hỏi vẫn dựa trên kinh nghiệm và quan sát của thanh tra viên.

Từ kết quả sau phỏng vấn, Thanh tra viên có thể đánh đánh giá hệ thống KSNB thông qua tỷ lệ câu trả lời là “Có” hoặc tỷ lệ rủi ro thanh tra là “Không”. Cụ thể:

- Đánh giá hệ thống KSNB là “Tốt” nếu tỷ lệ câu trả lời “Có” từ 80% trở lên.

- Đánh giá hệ thống KSNB là “ Bình thường” nếu tỷ lệ câu trả lời “ Có” từ 50% đến dưới 80%.

- Đánh giá hệ thống KSNB là “Không tốt” nếu tỷ lệ câu trả lời “Có” dưới 50%.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng các phương pháp, kỹ thuật kiểm toán vào hoạt động thanh tra kiểm tra thu chi ngân sách nhà nước tại thanh tra tỉnh quảng nam (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)