Quy trình thanh tra, kiểm tra

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng các phương pháp, kỹ thuật kiểm toán vào hoạt động thanh tra kiểm tra thu chi ngân sách nhà nước tại thanh tra tỉnh quảng nam (Trang 49 - 55)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1. Quy trình thanh tra, kiểm tra

Quy trình để tiến hành 01 cuộc thanh tra được thực hiện theo hướng dẫn tại Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày, Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ, Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014 của Thanh tra Chính phủ. Quy trình như sau:

a. Lưu đồ

Trách nhiệm Trình tự công việc Tài liệu, biểu mẫu liên quan

Chánh Thanh tra

Hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ; Nhiệm vụ trọng

tâm của Thanh tra Tỉnh Chánh Thanh tra/

Chủ tịch UBND tỉnh

Mẫu số 04-TTr (TT 05/2014/TT-TTCP) Trưởng Đoàn thanh

tra

Mẫu số 05-TTr (TT 05/2014/TT-TTCP)

Chánh Thanh tra Trưởng Đoàn thanh

tra

Mẫu số 06-TTr; Mẫu số 08- TTr (TT 05/2014/TT-TTCP) Các thành viên Đoàn

thanh tra ( Thanh tra viên) Trưởng Đoàn Thanh

tra

Mẫu số 33-TTr, Mẫu số 34- TTr (TT 05/2014/TT-TTCP)

Chánh Thanh tra

Chánh Thanh tra/ Trưởng Đoàn Thanh

tra

Các đơn vị liên quan

Thanh tra tỉnh Trưởng Đoàn, Thành

viên Đoàn Thanh tra Cán bộ được phân

công

Điều 59 Luật Thanh tra 56/2010/QH12

Lập kế hoạch thanh tra hàng năm

QĐ thanh tra

Chuẩn bị thanh tra trình duyệt KH cuộc thanh tra

Phê duyệt

Công bố quyết định thanh tra

Tiến hành thanh tra, Lập BC TTr từng phần

Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra

Ký kết luận, QĐ xử lý KL TTra

Công bố và gửi kết luận thanh tra

Thực hiện kết luận thanh tra, QĐ xử lý sau Ttra

Theo dõi thực hiện giải quyết khiếu nại (nếu có) Tập hợp hồ sơ; Họp rút kinh

nghiệm

b. Mô tả

b.1. Lập kế hoạch thanh tra hằng năm

Trước ngày 30/11 hàng năm, Chánh thanh tra có trách nhiệm lập kế hoạch thanh tra cho năm sau trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt. Kế hoạch thanh tra được lập căn cứ vào hướng dẫn nội dung thanh tra của Chính phủ, nhiệm vụ trọng tâm của Thanh tra tỉnh trong năm kế hoạch.

b.1.1. Quyết định thanh tra

- Đối với cuộc thanh tra trong kế hoạch: Chánh thanh tra ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra;

- Đối với cuộc thanh tra đột xuất: Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra.

Quyết định thanh tra được lập theo mẫu số 04- TTr (Ban hành kèm theo

Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16 tháng 10 năm 2014 của Thanh tra Chính phủ).

b.1.2. Chuẩn bị thanh tra, lập kế hoạch cuộc thanh tra

- Để chuẩn bị cho cuộc thanh tra, Đoàn thanh tra phải thực hiện một số yêu cầu cụ thể:

+ Tiếp xúc, tìm hiểu để nắm tình hình hoạt động của đối tượng thanh tra. Phải hiểu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc thanh tra, tìm hiểu kỹ các chính sách, cơ chế quản lý lĩnh vực hoạt động của đối tượng…

+ Thống nhất, quán triệt nội dung, quyết định kế hoạch, phương pháp tiến hành cuộc thanh tra.

+ Chuẩn bị đầy đủ kinh phí, phương tiện kỹ thuật tạo điều kiện cho cuộc thanh tra tiến hành thuận lợi, nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.

- Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm dự thảo và hoàn chỉnh kế hoạch tranh tra trình Chủ tịch UBND tỉnh/ Chánh thanh tra tỉnh phê duyệt. Kế hoạch phải cụ thể hoá mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc thanh tra; xác định rõ đối

tượng, những trọng tâm và trọng điểm, bố trí lực lượng tiến hành và phương pháp tiến hành; chế độ báo cáo; thời hạn kết thúc cuộc thanh tra; những yêu cầu chuẩn bị về kinh phí, phương tiện vật chất cho cuộc thanh tra.

Kế hoạch thanh tra được lập theo mẫu số 05- TTr (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16 tháng 10 năm 2014 của Thanh tra Chính phủ).

b.1.3. Phê duyệt kế hoạch cuộc thanh tra

Kế hoạch cuộc thanh tra do Chủ tịch UBND tỉnh/Chánh thanh tra (người ra quyết định thanh tra) phê duyệt.

b.1.4. Công bố quyết định thanh tra, giao nhận hồ sơ

- Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải công bố quyết định thanh tra cho đối tượng được thanh tra;

- Việc công bố quyết định thanh tra phải lập thành biên bản.

Biên bản công báo quyết định thanh tra được lập mẫu số 06- TTr (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16 tháng 10 năm 2014 của Thanh tra Chính phủ).

Biên bản công báo quyết định thanh tra được lập mẫu số 06- TTr (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16 tháng 10 năm 2014 của Thanh tra Chính phủ).

Biên bản giao nhận hồ sơ, tài liệu thanh tra được lập mẫu số 08- TTr

(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16 tháng 10 năm 2014 của Thanh tra Chính phủ).

b.1.5. Tiến hành thanh tra; lập báo cáo từng phần

Cuộc thanh tra được tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dái, nhưng không quá 70 ngày. Trong thời gian tiến hành thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra có trách nhiệm:

quy định trong quyết định thanh tra và trong kế hoạch thanh tra: Kiểm tra sổ sách kế toán, tài vụ; kiểm kê kho, quỹ, vật tư, hàng hoá; kiểm tra chất lượng công trình, kiểm tra phòng, ban, phân xưởng...

- Lập biên bản kết quả thanh tra từng phần, làm rõ tính chất, mức độ tác hại của sai phạm, nguyên nhân, trách nhiệm tập thể, cá nhân gây ra và báo cáo kết quả thanh tra nộp cho Trưởng Đoàn. Hồ sơ báo cáo phải bao gồm đầy đủ các tài liệu sau:

+ Báo cáo tường trình, kiểm điểm cá nhân hay đơn vị. + Biên bản đối thoại, chất vấn đối tượng (nếu có).

+ Biên bản kiểm tra, kiểm kê, biên bản xác minh đối chiếu. + Biên bản tổng hợp kết quả thanh tra từng phần.

b.1.6. Kết thúc cuộc thanh tra; xây dựng báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra

Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm:

- Tổng hợp, lập báo cáo kết quả thanh tra; - Dự thảo kết luận thanh tra;

- Thảo luận, lấy ý kiến của thành viên đoàn thanh tra; yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình, làm rõ (nếu cần);

- Hoàn chỉnh báo cáo và kết luận thanh tra;

- Gửi báo cáo và kết luận thanh tra cho Chủ tịch UBND tỉnh/ Chánh Thanh tra tỉnh (người ra quyết định thanh tra) ký ban hành kết luận thanh tra.

Báo cáo kết quả thanh tra theo Mẫu số 33-TTr, Kết luận thanh tra theo Mẫu số 34-TTr (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16

tháng 10 năm 2014 của Thanh tra Chính phủ)

b.1.7. Ký ban hành kết luận thanh tra

Chánh Thanh tra tỉnh (người ra quyết định thanh tra) có trách nhiệm xem xét nội dung báo cáo, ký và ban hành kết luận thanh tra.

b.1.8. Công bố kết luận thanh tra

Chủ tịch UBND tỉnh/ Chánh thanh tra tỉnh (người ký kết luận thanh tra) có trách nhiệm công bố hoặc gửi kết luận thanh tra cho đối tượng thanh tra (Trường hợp cần thiết có thể uỷ quyền cho Trưởng đoàn thanh tra công bố kết luận thanh tra).

b.1.9. Thực hiện kết luận thanh tra

Đối tượng được thanh tra có trách nhiệm thực hiện các nội dung kết luận thanh tra đã công bố;

Đối tượng thanh tra có quyền khiếu nại các nội dung của kết luận thanh tra theo trình tự về giải quyết khiếu nại, tố cáo.

b.1.10. Theo dõi thực hiện và giải quyết khiếu nại (nếu có)

- Thanh tra tỉnh chịu trách nhiệm theo dõi việc thực hiện kết luật thanh tra; báo cáo với Chủ tịch UBND tỉnh những vấn đề tồn tại để Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, xử lý phần thuộc thẩm quyền của mình và báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên xem xét, xử lý phần vượt quá thẩm quyền.

- Trường hợp có khiếu nại đối với kết luận thanh tra thì sẽ thực hiện việc giải quyết theo quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo.

b.1.11. Hoàn tất hồ sơ; họp rút kinh nghiệm

- Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm lập và bàn giao hồ sơ cuộc thanh tra cho cơ quan đã ra quyết định thanh tra theo quy định.

- Trưởng đoàn có trách nhiệm triệu tập các thành viên trong đoàn họp rút kinh nghiệm, đánh giá những ưu, nhược điểm trong quá trình điều hành, quá trình thanh tra của từng người, rút ra những bài học kinh nghiệm, kiến nghị khen thưởng người làm tốt và xử lý những cán bộ có sai phạm.

b.1.12. Lưu hồ sơ

Cán bộ được phân công của Thanh tra Sở có trách nhiệm tập hợp và lưu giữ hồ sơ như sau:

(1) Kế hoạch Thanh tra; (2) Quyết định Thanh tra;

(3) Biên bản công bố quyết định Thanh tra; (4) Biên bản xác minh;

(5) Báo cáo của đối tượng Thanh tra; (6) Báo cáo từng phần kết quả Thanh tra; (7) Báo cáo toàn bộ cuộc Thanh tra; (8) Kết luận Thanh tra;

(9) Quyết định xử lý kết luận Thanh tra;

(10) Biên bản công bố kết luận Thanh tra (nếu có)

(11) Các tài liệu liên quan đến cuộc Thanh tra: Văn bản giải trình của đối tượng Thanh tra; giấy mời làm việc …. (nếu có)

(12) Các hồ sơ trên được lưu 1 năm kể từ khi kết thúc cuộc Thanh tra, sau đó bàn giao vào lưu trữ cơ quan Thanh tra tỉnh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng các phương pháp, kỹ thuật kiểm toán vào hoạt động thanh tra kiểm tra thu chi ngân sách nhà nước tại thanh tra tỉnh quảng nam (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)