Tiến hành thanh tra, kiểm tra

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng các phương pháp, kỹ thuật kiểm toán vào hoạt động thanh tra kiểm tra thu chi ngân sách nhà nước tại thanh tra tỉnh quảng nam (Trang 60 - 75)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2. Tiến hành thanh tra, kiểm tra

a. Công bố quyết định thanh tra

thực hiện việc công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra về nội dung quyết định thanh tra; mục đích, yêu cầu, cách thức làm việc và kế hoạch tiến hành thanh tra. Cuộc họp còn có sự tham dự của Chánh thanh tra tỉnh, đại diện phòng Tài chính- Kế hoạch tỉnh, lãnh đạo và các cá nhân có liên quan của UBND xã XYZ.

b. Thực hiện thanh tra

Bước 1: Đoàn thanh tra sử dụng kết hợp các phương pháp điều tra, đối chiếu và so sánh để nghiên cứu, phân tích, xem xét, xử lý thông tin và số liệu

từ đó phát hiện những vấn đề có mâu thuẫn; nhận định những việc làm đúng, những sai phạm, những sơ hở, bất cập của cơ chế, chính sách, chế độ; làm rõ bản chất, nguyên nhân và trách nhiệm của tập thể, cá nhân đối với từng sai phạm. Đối với cuộc thanh tra quản lý tài chính ngân sách tại xã XYZ, thanh tra viên tiến thành thực hiện thanh tra, kiểm tra như sau:

b.1. Thanh tra việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ về tài chính

Thanh tra việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, Đoàn thanh tra sử dụng kỹ thuật chủ yếu là kiểm tra tài liệu kết hợp với kỹ thuật phỏng vấn. Cụ thể

như sau:

- Thanh tra viên yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp quy chế chi tiêu nội bộ của xã, từ đó kiểm tra xem việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ có sát với các quy định hiện hành tại cùng thời điểm hay chưa?

- Kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng để xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ mà xã áp dụng có còn hiệu lực hoặc đúng với nội dung của văn bản quy định hay không?

- Phỏng vấn kế toán về việc thực hiện một số nội dung được xây dựng trong quy chế…

Qua kiểm tra, thanh tra viên kết luận như sau:

tại cùng thời điểm, cụ thể: tại thời điểm lập qui chế chi tiêu nội bộ năm 2013, Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/10 của Bộ Tài chính về chế độ chi hội nghị, công tác phí đã được ban hành, nhưng khi lập qui chế chi tiêu nội bộ UBND xã đưa vào thực hiện chi theo QĐ 33/QĐ-UBND ngày 05/9/2008 của UBND tỉnh Quảng Nam. (Phụ lục 1)

b.2. Thanh tra việc lập dự toán ngân sách

Thanh tra viên căn cứ vào quyết định giao dự toán ngân sách của UBND huyện cho xã XYZ, Nghị quyết của HĐND xã quyết định dự toán ngân sách của xã để tổng hợp số liệu tình hình về dự toán thu chi ngân sách xã qua 2 năm. Qua đó, thanh tra viên so sánh số liệu dự toán giữa xã lập và huyện giao để xem xét việc lập dự toán có đúng quy định; đảm bảo tiết kiệm chi NS và tăng thu NS góp phần kích thích tăng trưởng ngân sách hay không.

Kỹ thuật thanh tra được sử dụng chủ yếu là kiểm tra tài liệu và phân tích. Qua kiểm tra việc lập dự toán tại xã XYZ, Đoàn thanh tra kết luận như sau:

Dự toán ngân sách xã XYZ xây dựng bằng dự toán ngân sách huyện giao, không có kế hoạch tăng 5% so chỉ tiêu giao, không kích thích tăng

trưởng ngân sách.(Phụ lục 2)

b.3. Thanh tra việc thực hiện dự toán

b.3.1. Thanh tra việc chấp hành dự toán thu chi NSNN

Trong kiểm tra việc chấp hành dự toán thu chi NSNN, Thanh tra tỉnh Quảng Nam sử dụng kỹ thuật phân tích để thực hiện kiểm tra, đánh giá công tác chấp hành các chỉ tiêu dự toán NSNN của xã XYZ, cụ thể như sau:

Chấp hành dự toán thu NSNN:

Phương pháp, kỹ thuật thanh tra, kiểm tra:

- Thanh tra viên lập bảng tổng hợp số liệu tình hình về thực hiện thu ngân sách trong kỳ thanh tra của xã.

tiêu; so với dự toán thu UBND huyện giao, HĐND xã quyết định, UBND địa phương giao.

- Phân tích nguyên nhân thực hiện đạt hoặc không đạt dự toán thu ngân sách được giao.

Kết quả thanh tra tại xã XYZ như sau:

Bảng 1: Bảng tổng hợp về tình hình thực hiện thu NSNN năm 2013

(Nguồn trích: Thanh tra tỉnh Quảng Nam 2015)

Nội dung Dự toán xã

XD

Dự toán

huyện giao Thực hiện

TH/KH TH/KH Huyện Tổng thu ngân sách: 2.467.000.000 3.111.000.000 7.951.350.913 256% 322% Các khoản thu xã hưởng 100%: 506.000.000 506.000.000 3.466.710.423 685% 685% Phí, lệ phí 36.000.000 36.000.000 39.831.000 111% 111% Quỹ đất CI và HLCS 350.000.000 350.000.000 656.756.910 188% 188% Đóng góp tự nguỵện 100.000.000 100.000.000 663.145.000 663% 663% Thu khác 20.000.000 20.000.000 20.671.000 103% 103% Thu chuyển nguồn NS

năm trước: 2.086.306.513

Các khoản thu phân

chia theo phần trăm 293.000.000 937.000.000 437.376.890 47% 149%

Thuế CQSDĐ 24.000.000

Lệ phí trước bạ 159.000.000 796.000.000 230.995.280 29% 145%

Thuế Nhà đất 17.000.000 21.397.530 126%

Thuế Môn bài 32.000.000 32.000.000 37.057.000 116% 116% Thuế VAT & TNDN

ngoài QD 85.000.000 85.000.000 147.927.080 174% 174%

Thu bổ sung từ ngân

sách cấp trên: 1.668.000.000 1.668.000.000 4.047.263.600 243% 243%

Thu bổ sung cân đối: 1.638.000.000 1.638.000.000 1.638.000.000 100% 100% Thu bổ sung có mục tiêu 30.000.000 30.000.000 2.409.263.600 8031% 8031%

Bảng 2: Bảng tổng hợp về tình hình thực hiện thu NSNN năm 2014

(Nguồn trích: Thanh tra tỉnh Quảng Nam)

Nội dung Dự toán xã

XD

Dự toán

huyện giao Thực hiện TH/KH

Thu ngân sách xã 3.281.000.000 3.281.000.000 12.204.633.367 372%

Các khoản thu xã hưởng

100%: 460.000.000 460.000.000 3.802.288.172 827%

Phí, lệ phí 58.000.000 58.000.000 52.353.000 90% Quỹ đất CI và HLCS 245.000.000 245.000.000 808.382.850 330% Đóng góp tự nguỵện 137.000.000 137.000.000 2.521.540.000 1841% Thu khác 20.000.000 20.000.000 23.360.400 117%

Thu kết dư ngân sách 76.651.922

Thu chuyển nguồn ngân

sách năm trước 320.000.000

Các khoản thu phân chia

theo phần trăm 424.000.000 424.000.000 613.212.095 145%

Lệ phí trước bạ 229.000.000 229.000.000 199.534.318 87%

Thuế Nhà đất 11.000.000 11.000.000 0%

Thuế Môn bài 42.550.000

Thuế VAT & TNDN ngoài

QD 184.000.000 184.000.000 371.127.777 202%

Thu bổ sung từ ngân sách

cấp trên: 2.397.000.000 2.397.000.000 7.789.133.100 325%

Thu bổ sung cân đối: 2.367.000.000 2.367.000.000 4.212.258.100 178% Thu bổ sung có mục tiêu 30.000.000 30.000.000 3.108.374.000 10361% Thu bổ sung khác từ ngân

sách cấp trên: 468.501.000

qua phân tích, ngoài thu từ ngân sách cấp trên ( chiếm 51% thu ngân sách 2013, chiếm 64% thu ngân sách năm 2014) các chỉ tiêu thu vượt là đóng góp ngân sách từ việc cấp đất nghĩa địa, là những nguồn thu không ổn định và bền vững. Do đó, ngân sách rất dễ bị ảnh hưởng nếu nguồn thu này không còn. Qua đó cho thấy UBND xã cần quan tâm đến khai thác nguồn thu từ hoạt động kinh tế xã hội của địa phương như thu cho thuê mặt bằng trang trại, thu các khoản được điều tiết từ thuế, phí, lệ phí... So sánh kết quả cùng kỳ năm trước, UBND xã đã hoàn thành 2/3 chỉ tiêu dự toán huyện giao, các chỉ tiêu thu phần điều tiết đạt 145% so năm trước chỉ đạt 47%. Có 2 nguyên nhân đạt đó là: chỉ tiêu giao thuế năm nay sát với thực tế, công tác chỉ đạo, điều hành của UBND và nổ lực của bộ phận quản lý ngân sách. UBND xã đã chỉ đạo chặt chẽ, bám sát dự toán giao để đôn đốc thu đạt và vượt chỉ tiêu như thu điều tiết đạt 145%, thu thuế giá trị gia tăng đạt 135%. Trong bối cảnh kinh tế năm 2014, việc suy thoái kinh tế chung đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, việc đạt và vượt các chỉ tiêu thu ngân sách thể hiện sự quan tâm chỉ đạo của Đảng uỷ, HĐND và hiệu quả trong điều hành ngân sách của Chủ tịch UBND và bộ phận tham mưu, cần được phát huy. Chi tiết thực hiện thanh tra việc chấp hành dự toán thu được lưu lại trên

Báo cáo kết quả thanh tra. (Phụ lục 3).

Chấp hành dự toán chi NSNN:

Phương pháp, kỹ thuật thanh tra, kiểm tra:

- Thanh tra viên lập bảng tổng hợp số liệu tình hình về thực hiện chi ngân sách của địa phương trong kỳ thanh tra.

- Xác định số tuyệt đối và tỷ lệ phần trăm thực hiện được của từng chỉ tiêu; so với dự toán thu UBND tỉnh giao, HĐND huyện quyết định, UBND huyện giao.

Xác định những yếu tố, nguyên nhân ảnh hưởng dẫn tới chi vượt cao hoặc thực hiện đạt thấp; mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng yếu tố.

Kết quả thanh tra tại xã XYZ như sau:

Bảng 2.3: Tổng hợp về tình hình thực hiện chi NSNN năm 2013

(Nguồn trích: Thanh tra tỉnh Quảng Nam)

Nội dung Dự toán

Huyện giao

Dự toán

xã XD Thực hiện TH/KH(%)

Huyện Xã

Tổng chi 2.467.000.000 4.553.306.513 7.773.339.991 315,09 170,71

A/Chi đầu tư phát triển 130.000.000 2.216.306.513 3.256.255.000 2.504,8 146,92

+ Chi từ nguồn trợ cấp MT 30.000.000 + Chi từ nguồn thu để la ̣i 100.000.000

B/Chi thường xuyên 2.267.000.000 2.267.000.000 4.197.084.991 185,13 185,13

Nguồn kinh phí tự chủ

+ Chi quản lý nhà nước,

Đảng, Đoàn thể. 1.823.000.000 1.773.240.000 2.505.006.156 141,26 + Chi sự nghiê ̣p theo ĐM 269.000.000

+ Chi an ninh đi ̣a phương 30.000.000 70.000.000 217.725.753 311,03 + Chi sự nghiê ̣p kinh tế 85.000.000 103.760.000 1.018.786.500 981,86 + Chi sự nghiê ̣p môi

trường 50.000.000 5.460.000

+ Chi sự nghiê ̣p văn hóa 61.000.000 54.621.000 89,54 + Chi sự nghiê ̣p TDTT 19.000.000 27.760.000 146,10 + Chi sự nghiê ̣p T/ thanh 18.000.000 17.724.000 98,46 + Chi sự nghiê ̣p ĐT& ho ̣c

tập cô ̣ng đồng 20.000.000 4.230.000 21,15

+ Chi sự nghiê ̣p xã hô ̣i 166.000.000 182.294.000 109,81 + Chi đa ̣i biểu HĐND 25.000.000

+ Chi hoạt đô ̣ng TTND 1.000.000

+ Các tổ chức XH khác 23.490.000

+ Đền bù đất công ích 139.987.582

+ Chi khác 10.000.000 10.000.000 0

C/ Dự phòng ngân sách 70.000.000 70.000.000

Bảng 4: Tổng hợp về tình hình thực hiện chi NSNN năm 2014

(Nguồn trích từ hồ sơ Thanh tra tỉnh Quảng Nam)

Nội dung Dự toán

Huyện giao

Dự toán

xã XD Thực hiện TH/KH(%)

Huyện Xã

Tổng chi 3.281.000.000 3.421.865.000 11.699.886.769 356,6 341.9

-Chi đầu tư phát triển 130.000.000 224.000.000 4.859.203.422 3.737,8 2.169

+ Chi nguồn trợ cấp mtiêu 30.000.000 30.000.000 + Chi từ nguồn thu để lại 100.000.000 100.000.000

+ Chi chuyển nguồn 94.000.000

-Chi thường xuyên 3.067.000.000 3.113.865.000 6.840.683.347 223 219,7

+ Chi quản lý hành chính, Đảng, Đoàn thể.

2.369.000.000 2.369.000.000 3.029.771.234 127,9 127,9

+Chi s/nghiệp theo đ/ mức. 368.000.000 368.000.000 2.684.135.772 729,4 729,4 + Chi QP,AN địa phương. 172.000.000 172.000.000 493.446.700 286,9 286,9 + Chi sự nghiệp kinh tế 85.000.000 161.865.000 335.761.961 395 207 +Chi s/nghiệp môi trường 50.000.000 20.000.000 19.274.000 38,5 96 +Chi trả đất công ích cho

nhân dân.

0 0 278.293.680 0 0

+ Chi khác ngân sách 23.000.000 23.000.000 0 0 0

- Dự phòng ngân sách 84.000.000 84.000.000 0 0 0

Từ số liệu phân tích ở trên cho thấy, năm 2013 và 2014 thực hiện tổng chi ngân sách vượt so với dự toán xã xây dựng. Việc chi vượt dự toán trong đó có nguyên nhân khách quan và cũng có nguyên nhân chủ quan:

+ Về khách quan: do thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên để chi đầu tư phát triển năm 2013vượt 46,20%, chi thường xuyên vượt 85,13% (chi dịch lợn tai xanh); năm 2014 chi đầu tư phát triển vượt 2.069%, chi cho sự nghiệp xã hội vượt 1.227%, chi sự nghiệp nông lâm, thủy lợi, hải sản vượt 256,4% (chi dịch cúm gia cầm và dịch lợn tai xanh), chi Quốc phòng, an ninh địa phương vượt 186,9% và chi đền bù đất công ích trong khoản chi sự

nghiệp khác vượt 1.012,6%.

+ Về chủ quan: do công tác quản lý điều hành không tuân thủ qui chế chi tiêu nội bộ, từ đó trong chi tiêu vượt tiêu chuẩn, chi theo nhu cầu nhất là chi cho hoạt động của quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, việc lập dự toán chưa sát, chưa bao quát hết nhiệm vụ chi của từng bộ phận nên dẫn đến một số khoản chi vượt cao so với dự toán xã xây dựng như: năm 2013 chi sự nghiệp an ninh đi ̣a phương vươ ̣t 211,03%, chi sự nghiê ̣p kinh tế vượt 881,86%, chi cho hoạt động quản lý nhà nước vượt 41,26%,; năm 2014 chi sự nghiệp khác vượt 430,8%, chi cho hoạt động quản lý nhà nước vượt 149,55%, hoạt động của Đảng vượt 96,62%, chi quốc phòng, an ninh địa phương: 217.725.753đ, vượt 211,03 %, sự nghiệp Nông, lâm, Thuỷ lợi, hải sản: 883.776.500đ, vượt 2.180,12%, chi quản lý nông nghiệp: 901.323.176đ, vượt: 348,41% … trong khi đó chi cho sự nghiê ̣p đào ta ̣o và ho ̣c tâ ̣p cô ̣ng đồng mới đa ̣t 21,15%, chi cho sự nghiê ̣p giao thông đa ̣t 55,40%... Vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến việc điều hành ngân sách cho những năm sau. Cần phải rút kinh nghiệm.

Chi tiết thực hiện thanh tra việc chấp hành dự toán chi NSNN được lưu lại trên Báo cáo kết quả thanh tra. (Phụ lục 3).

b.3.2. Thanh tra công tác quản lý, điều hành thu chi NSNN

Trong bước này, thanh tra viên áp dụng các phương pháp, kỹ thuật thanh tra như: đối chiếu, so sánh, kiểm tra tài liệu, xác nhận, chọn mẫu, tính toán

lại để tìm ra sai phạm và kết luận về công tác quản ý, điều hành thu chi

NSNN. Cụ thể như:

Công tác quản lý, điều hành thu NSNN

Thu từ nguồn kinh phí ngân sách cấp Phương pháp, kỹ thuật thanh tra, kiểm tra:

- Tổng hợp số thu từ ngân sách nhà nước theo dự toán, các giấy rút dự toán, bảng đối chiếu với kho bạc nhà nước, giấy nộp trả kinh phí,…

- Tập hợp số thực rút ngân sách tại kho bạc nhà nước của từng nghiệp vụ (bằng tiền mặt và rút dự toán bằng chuyển khoản). Kiểm tra xác định sự đúng, sai về thủ tục, mục đích, nội dung chi so với dự toán được giao.

- Xác định dự toán còn chưa rút đã được xử lý, hoặc chưa được xử lý; đánh giá đúng sai, đề xuất biện pháp xử lý.

- Xác định số dư năm trước chuyển sang và số dư tại thời điểm 31/12 năm thanh tra, gồm: Dự toán còn chưa rút tại kho bạc nhà nước được chuyển sang năm sau sử dụng; số dư bằng tiền (tiền gửi, tiền mặt); công nợ phải thu, phải trả.

- Làm rõ nguyên nhân tiền chưa chi, công nợ chưa xử lý; đối chiếu với nhiệm vụ được giao và mức độ hoàn thành.

Qua kiểm tra, thanh tra viên kết luận như sau:

- Chuyển sổ kế toán đầu kỳ không phản ánh đúng số dư cuối kỳ năm trước như tại 2 tài khoản: 112.1- tiền gửi kho bạc, 714.2 nguồn kinh phí ngân sách năm nay...

- Phản ánh vào tài khoản chưa đúng các nội dung kinh tế phát sinh: + Nợ phải trả: Đến thời điểm thanh tra, sổ sách kế toán thể hiện nợ Ban quản lý điện của xã số tiền 970.000.000đ. Qua kiểm tra, đây là khoản thu nhập ròng do họat động quản lý điện từ những năm trước để lại. Hiện nay, Ban quản lý điện đã giải thể và bàn giao số tiền này cho UBND xã quản lý. Thực tế UBND xã đã bảo toàn nguồn kinh phí này và đến nay chưa sử dụng. Kiến nghị phản ánh vào nguồn kinh phí đầu tư để sử dụng đầu tư các công trình kiến thiết hạ tầng cho địa phương.

+ Nợ phải thu: Năm 2013, số dư nợ trên tài khoản phải thu là: 385.115.000đ, năm 2014 số dư nợ trên tài khoản phải thu là: 519.883.000đ. Trong thực tế, tài khoản này kế toán sử dụng để phản ánh chung các khoản phải thu trong và ngoài đơn vị. Theo hệ thống tài khoản KTHCSN, khoản

tạm ứng trong nội bộ được phản ánh trên TK 312, phải thu ngoài đơn vị phản ánh trên TK 311. Đề nghị kế toán tách riêng các khoản tạm ứng sử dụng trong nội bộ và các khoản tạm ứng cho đơn vị có quan hệ với ngân sách theo hợp đồng để phản ánh vào đúng các tài khoản trên hệ thống tài khoản KTHCSN theo quy định.

- Nợ tạm ứng, nợ phải thu không quyết toán kịp thời cuối năm làm ảnh hưởng quản lý ngân sách năm sau: Đối với các khoản tạm ứng chi cho hoạt động của UBND trong kinh phí năm nào thì phải được quyết toán và thu hồi trong năm đó để không ảnh hưởng kế họach chi ngân sách của năm sau. Đến thời điểm thanh tra, nợ tạm ứng ngân sách phản ánh trong TK phải thu 311 có số dư: 519.883.000đ. Số dư này thể hiện các khoản nợ UBND xã đã tạm ứng cho các cá nhân để XDCB và chi thường xuyên từ năm 2014 trở về trước.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng các phương pháp, kỹ thuật kiểm toán vào hoạt động thanh tra kiểm tra thu chi ngân sách nhà nước tại thanh tra tỉnh quảng nam (Trang 60 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)