Đặc điểm của đội ngũ công chức, viên chức

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực làm việc cho đội ngũ công chức, viên chức tại huyện hiệp đức, tỉnh quảng nam (Trang 25 - 27)

6. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu

1.1.2. Đặc điểm của đội ngũ công chức, viên chức

Đội ngũ CCVC là nguồn lực quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam, được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị sự nghiệp. Trong quá trình công tác, CCVC được bố trí, điều động, luân chuyển giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị. Lao động của CCVC là loại lao động tri thức, có ý nghĩa quan trọng trong hệ thống quản lý nhà nước. Điều này được thể hiện qua một số đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, đội ngũ CCVC là những người thực thi công vụ, nghiệp vụ và được Nhà nước đảm bảo các điều kiện cần thiết, quyền lợi chính đáng để yên tâm làm việc. Lao động của họ là lao động quyền lực, khác với lao động sản xuất, kinh doanh và các dạng lao động xã hội khác. Sản phẩm lao động của họ là các văn bản để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, thi hành pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống, nhằm bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn tài sản chung và ngân sách nhà nước, phát triển và ổn định kinh tế - xã hội; thực hiện chức năng xã hội, trực tiếp thực hiện nghiệp vụ, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Để thực hiện nhiệm vụ, CCVC được Nhà nước cung cấp các điều kiện cần thiết để tiến hành thực thi công vụ, nghiệp vụ như: trụ sở, phương tiện, điều kiện làm việc, trang thiết bị, máy móc… Đồng thời được đảm bảo các quyền lợi vật chất và tinh thần như: hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc

từ nguồn kinh phí tự chủ của đơn vị sự nghiệp đảm bảo tương xứng với chức trách, nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, CCVC còn được nhận các loại trợ cấp, phụ cấp khác bằng tiền hoặc hiện vật và lương hưu khi đủ thời gian cống hiến cho nền công vụ, được khen thưởng khi có công lao xứng đáng. Hiện nay, sự đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ cho đội ngũ CCVC của Đảng và Nhà nước có tính chất ổn định và lâu dài.

Thứ hai, đội ngũ CCVC là lực lượng lao động chuyên nghiệp, có tính chuyên môn hóa cao. Tính chuyên nghiệp của CCVC được quy định bởi địa vị pháp lý và được thể hiện qua hai yếu tố: thời gian thâm niên công tác và trình độ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Hai yếu tố này gắn bó chặt chẽ với nhau tạo nên mức độ chuyên nghiệp của CCVC. Trong điều kiện hiện nay, đội ngũ CCVC phải có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, đồng thời phải luôn được bồi dưỡng, cập nhật kịp thời các thông tin, tri thức mới của khoa học công nghệ để đáp ứng nền công vụ hành chính nhà nước chính quy, hiện đại, phục vụ đắc lực cho nhân dân.

Thứ ba, đội ngũ CCVC hoạt động khá ổn định, mặc dầu Luật Viên chức quy định đối tượng viên chức sau khi được tuyển dụng thì thực hiện ký kết hợp đồng làm việc và hoạt động nghề nghiệp để hưởng lương, khi không đảm bảo các quy định mà hợp đồng ký kết thì người sử dụng lao động có quyền chấm dứt hợp đồng; tuy nhiên trong thực tế, từ khi đã thuộc diện biên chế thì cả đối tượng là CC lẫn VC đều thường được đảm bảo làm việc từ khi được tuyển dụng cho đến khi nghỉ hưu. Do vậy, cơ chế này ít nhiều đã tạo môi trường nuôi dưỡng sự thụ động, dựa dẫm, trì trệ của một bộ phận không nhỏ CCVC. Điều này càng đòi hỏi chính sách, pháp luật của nhà nước về kích lệ, tạo động lực làm việc cho CCVC một cách có hiệu quả là rất quan trọng.

Thứ tư, hoạt động công vụ và nghề nghiệp của đội ngũ CCVC diễn ra thường xuyên, liên tục trên phạm vi rộng, thường mang tính phức tạp. Tất cả

các hoạt động này đều liên quan và có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiến đến đời sống của nhân dân, các tổ chức, doanh nghiệp … nên đòi hỏi hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước và đội ngũ CCVC phải đủ năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và quyền hạn để giải quyết kịp thời tất cả các vấn đề thuộc phạm vi quản lý, điều hành công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực làm việc cho đội ngũ công chức, viên chức tại huyện hiệp đức, tỉnh quảng nam (Trang 25 - 27)