Nhóm yếu tố thúc đẩy

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực làm việc cho đội ngũ công chức, viên chức tại huyện hiệp đức, tỉnh quảng nam (Trang 36 - 37)

6. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu

1.2.2. Nhóm yếu tố thúc đẩy

Nhóm các yếu tố thúc đẩy bao gồm các nhân tố thuộc bên trong công việc, tạo nên sự thỏa mãn, sự hưng phấn, kích lệ cho nhân viên hăng say, nổ lực làm việc như: sự thành đạt, sự công nhận, bản thân công việc, trách nhiệm, cơ hội phát triển…

Sự thành đạt: Sự thành đạt là sự thỏa mãn của CCVC sau khi hoàn thành một công việc hay giải quyết được vấn đề và họ nhìn thấy được những thành quả từ những nổ lực của mình.

Sự công nhận: Là việc được cấp có thẩm quyền ghi nhận những kết quả mà CCVC đạt được sau quá trình nổ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bản thân CCVC được kích thích mỗi khi ứng xử của mình được đánh giá đúng thông qua những lời khen ngợi khi có kết quả tốt hoặc bị xử phạt khi không đạt yêu cầu.

Bản thân công việc: Những ảnh hưởng tích cực từ công việc thú vị, đa dạng, sáng tạo và thách thức khiến CCVC thích thú chinh phục. Ngược lại, những việc làm nhàm chán, nhẹ nhàng, không đòi hỏi cao về trí tuệ thì khó có thể tạo ra động lực cho CCVC hứng khởi, say mê tìm tòi.

Trách nhiệm: Thể hiện mức độ ảnh hưởng, khả năng ra quyết định và chịu trách nhiệm của cá nhân. Khi CCVC được giao nhiệm vụ và quyền hạn để thực thi công việc thì bản thân CCVC sẽ nêu cao tinh thần trách nhiệm, tạo ra động lực cho họ xử lý công việc hiệu quả.

Cơ hội phát triển: Là những khả năng thăng tiến trong tổ chức để có thể nắm giữ những vị trí nhất định trong bộ máy quản lý của cơ quan, đơn vị. Khi CCVC nhìn thấy cơ hội thăng tiến trong công việc, họ sẽ có động lực làm việc mạnh mẽ để có thể đạt được những mục đích của mình, nếu những cơ hội này không được nhìn nhận một cách rõ ràng thì động lực của họ sẽ giảm sút.

Hai nhóm yếu tố duy trì và thúc đẩy có vai trò khác nhau đối với động lực làm việc của CCVC. Những nhân tố duy trì nếu không được đảm bảo tốt sẽ làm chán nản, dẫn đến chậm trễ trong công việc, nhưng nếu được đảm bảo tốt cũng không tạo động lực mạnh mẽ và sự thỏa mãn cao cho CCVC làm việc. Những nhân tố thúc đẩy sẽ kích lệ, tạo động lực mạnh mẽ, đem lại sự hài lòng và nổ lực hết mình trong công việc của CCVC. Điều này giúp các nhà quản lý biết cách tác động vào đội ngũ CCVC một cách phù hợp, vừa đáp ứng các nhu cầu cơ bản, vừa tạo động lực làm việc hăng say, định hướng cho CCVC vươn tới sự thành đạt và sự thỏa mãn cao hơn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực làm việc cho đội ngũ công chức, viên chức tại huyện hiệp đức, tỉnh quảng nam (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)