Xây dựng môi trường đầutư

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh savannakhet nước CHDCND lào (Trang 27 - 30)

5. Tổng quan về các đề tài

1.2.2. Xây dựng môi trường đầutư

Môi trường đầu tư theo nghĩa chung nhất là tổng hoà các yếu tố bên ngoài liên quan đến hoạt động đầu tư và ảnh hưởng, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư. Môi trường đầu tư là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới kết quả thu hút đầu tư. Môi trường đầu tư tốt sẽ khuyến khích, tạo động lực để nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư với chi phí và rủi ro thấp, lợi nhuận cao và góp phần mang lại hiệu quả hoạt động trên phạm vi toàn xã hội. Mỗi quốc gia hay vùng lãnh thổ nào chủ trương đẩy mạnh thu hút đầu tư cũng đều hướng tới việc tạo lập một môi trường đầu tư hấp dẫn với các yếu tố: Hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, phát triển; Các thủ tục hành chính về đầu tư phải nhất quán, minh bạch, thuận lợi và nhanh gọn; Chất lượng các dịch vụ hỗ trợ đầu tư được nâng cao; Các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được Hoàn thiện tích cực gồm: Chi phí gia nhập thị trường thấp, nâng cao khả năng tiếp cận đất đai, chi phí về thời gian và chi phí không chính thức mà doanh nghiệp phải bỏ ra không đáng kể, ưu đãi đối với DNNN, chính sách phát triển kinh tế tư nhân được thực hiện tốt, đào tạo lao động được quan tâm và thực hiện có hiệu quả.

Nội dung của môi trường đầu tư theo cách hiểu đầy đủ mà các nhà khoa học đã nêu ra bao gồm: Môi trường pháp lý, sự ổn đinh chính trị xã hội, sự phát triển cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính.

a. Môi trường pháp lý

Để thu hút được đầu tư, pháp luật phải đảm bảo thực sự rõ ràng, nhất quán, minh bạch, ổn định. Hệ thống pháp luật phải tạo một mặt bằng chung về pháp lý cho mọi nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế, xoá bỏ sự khác biệt giữa nhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, phù hợp với luật pháp quốc tế. Việc xây dựng luật đầu tư phải đồng thời các luật liên quan khác như: Luật doanh nghiệp, luật thương mại, luật thuế… và ban hành các văn bản dưới luật đảm bảo kịp thời, nhất quán, mang tính khả thi cao. Đồng thời, phải hoàn chỉnh

hệ thống pháp luật có liên quan đến chính sách đầu tư để tạo lập môi trường kinh doanh ổn định, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Môi trường pháp luật là bộ phận không thể thiếu đối với hoạt động FDI. Một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn thiện và vận hành hữu hiệu là một trong những yếu tố tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi, định hướng và hỗ trrợ chocác nhà ĐTNN. Vấn đề mà các nhà ĐTNN quan tâm là:

- Môi trường cạnh tranh lành mạnh, quyền sở hữu tài sản tư nhân được pháp luật bảo đảm.

- Quy chế pháp lý của việc phân chia lợi nhuận, quyền hồi hương lợi nhuận đối với các hình thức vận động cụ thể của vốn nước ngoài.

- Quy định về thuế, giá, thời hạn thuê đất...Bởi yếu tố này tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm và tỷ suất lợi nhuận. Nếu các quy định pháp lý bảo đảm an toàn về vốn của nhà đầu tư không bị quốc hữu hoá khi hoạt động đầu tư không phương hại đến an ninh quốc gia, bảo đảm mức lợi nhuận cao và việc di chuyển lợi nhuận về nước thuận tiện thì khả năng thu hút FDI càng cao.

b. Sự ổn định chính trị

Giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động đầu tư. Bởi lẽ khi tình hình chính trị bất ổn, nhất là thể chế chính trị thay đổi cũng có nghĩa là mục tiêu, phương hướng phát triển và cả phương thức đạt mục tiêu của cả một xã hội cũng thay đổi theo. Giữ vững ổn định chính trị xã hội sẽ tạo được tâm lý yên tâm, tin tưởng cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào địa bàn. Yếu tố quyết định vấn đề này là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò của Nhà nước pháp quyền trong việc xử lý kiên quyết, kịp thời và phù hợp với pháp luật những hành vi vi phạm pháp luật, kịp thời ngăn chặn mọi âm mưu của các thế lực phản động đảm bảo quốc phòng an ninh. Ngược lại, tình hình chính trị không ổn định, đặc biệt là thể chế chính trị (đi liền với nó là sự thay đổi luật pháp) thì mục tiêu và phương thức thực hiện mục tiêu cũng thay đổi. Hậu quả là lợi ích của các nhà ĐTNN bị giảm (họ phải gánh chịu một phần hay toàn bộ các thiệt hại đó) nên lòng tin của các nhà đầu tư bị giảm sút. Mặc khác, khi

tình hình chính trị - xã hội không ổn định, Nhà nước không đủ khả năng kiểm soát hoạt động của các nhà ĐTNN, hậu quả là các nhà đầu tư hoạt động theo mục đích riêng, không theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế -xã hội của nước nhận đầu tư. Do đó hiệu quả sử dụng vốn FDI rất thấp.

Tình hình kinh tế - chính trị trong khu vực và trên thế giới. Tình hình này tác động đến không chỉ các nhà đầu tư đang tìm kiếm đối tác, mà còn tới cả các dự án đang triển khai. Khi môi trường kinh tế chính trị trong khu vực và thế giới ổn định, không có sự biến động khủng hoảng thì các nhà dầu tư sẽ tập trung nguồn lực để đầu tư ra bên ngoài và các nước tiếp nhận đầu tư có thể thu hút được nhiều vốn FDI. Ngược lại, khi có biến động thì các nguồn đầu vào và đầu ra của các dự án thường thay đổi, các nhà đầu tư gặp khó khăn rất nhiều về kinh tế nên ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả FDI. Sự thay đổi về các chính sách của nước chủ nhà để phù hợp với tình hình thực tế, đòi hỏi các nhà ĐTNN phải có thời gian tìm hiểu và thích nghi với sự thay đổi đó. Hơn nữa, tình hình của nước đầu tư cũng bị ảnh hưởng nên họ phải tìm hướng đầu tư mới dẫn đến thay đổi chiến lược ĐTNN của họ. Chẳng hạn, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu Á trong thời gian qua dã làm giảm tốc độ đầu tư FDI vào khu vực này. Hàng loạt các nhà đầu tư rút vốn hoặc không đầu tư nữa vì sợ rủi ro cao.

Sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô. Đây là điều kiện tiên quyết của mọi ý định và hành vi đầu tư. Điều này đặc biệt quan trọng đối với việc huy động và sử dụng vốn nước ngoài. Để thu hút được FDI, nền kinh tế địa phương phải là nơi an toàn cho sự vận động của vốn đầu tư, và là nơi có khả năng sinh lợi cao hơn các nơi khác. Sự an toàn đòi hỏi môi trường vĩ mô ổn định, hơn nữa phải giữ được môi trường kinh tế vĩ mô ổn định thì mới có điều kiện sử dụng tốt FDI.

c. Sự phát triển cơ sở hạ tầng

Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, nơi nào có kết cấu hạ tầng tốt thì nơi đó có sức hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư và ngược lại. Vì vậy, xây dựng kết cấu hạ tầng là điều kiện tiên quyết, bắt buộc không chỉ với đòi hỏi trước mắt mà cả lâu dài; không chỉ tạo điều kiện để thu hút đầu tư mà còn cho sự phát triển

bền vững của nền kinh tế. Hệ thống giao thông vận tải được đảm bảo an toàn, tiện lợi sẽ góp phần giảm thiểu mức tối đa chi phí lưu thông cho doanh nghiệp. Kho tàng, bến bãi, điện nước, thông tin liên lạc, xử lý chất thải, phòng chống cháy nổ… ở các khu công nghiệp được xây dựng tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tổ chức SXKD. Ngoài ra hạ tầng xã hội như: các hoạt động thương mại, dịch vụ kinh tế, bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí, nhà ở cho người lao động … được chuẩn bị chu đáo cũng làm tăng sức thu hút đối với các nhà đầu tư. Mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố này phản ánh trình độ phát triển của mỗi quốc gia và tạo môi trường đầu tư hấp dẫn.Trong quá trình thực hiện dự án, các nhà đầu tư chỉ tập trung vào sản xuất kinh doanh, thời gian thực hiện các dự án được rút ngắn, bên cạnh đó việc giảm chi phí cho các khâu vận chuyển, thông tin...sẽ làm tăng hiệu quả đầu tư.

d.Cải cách thủ tục hành chính

Trong hoạt động đầu tư, thủ tục hành chính ảnh hưởng đến thời gian, chi phí và cơ hội đầu tư. Thủ tục hành chính rườm rà sẽ tốn nhiều thời gian, tăng chi phí, mất cơ hội của nhà đầu tư khiến cho nhà đầu tư nản lòng. Hoàn cách hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính đang là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách mà các địa phương đang tập trung giải quyết hiện nay nhằm tăng sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Nếu đơn giản hoá các hình thức và thủ tục cấp phép đầu tư, rút ngắn thời gian cấp phép đầu tư, mở rộng việc cho phép áp dụng hình thức đăng ký đầu tư đối với các danh mục dự án cần khuyến khích đầu tư, loại bỏ những quy định không cần thiết cản trở đến hoạt động đầu tư sẽ thu hút được đầu tư.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh savannakhet nước CHDCND lào (Trang 27 - 30)