Kinh Nghiệm thu hút FDI của Việt Nam

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh savannakhet nước CHDCND lào (Trang 42 - 49)

5. Tổng quan về các đề tài

1.4.1.Kinh Nghiệm thu hút FDI của Việt Nam

Một bộ phận quan trọng không thể thiếu đươc của nền kinh tế Việt Nam là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được đối xử bình đẳng không khác với các doanh nghiệp Việt Nam. Tạo điều kiện cho đầu tư nước ngoài tham gia nhiều hơn vào phát triển các ngành, các vùng lãnh thổ phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam. Để thu hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài Việt Nam đã đa dạng hoá hình thức đầu tư và cơ chế đầu tư thông thoáng, tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào các ngành, các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, nhất là các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội. Bảo đảm tính thống nhất, ổn định, minh bạch và ngày càng hấp dẫn trong chính sách ĐTNN. Đổi mới phương thức quản lý nhà nước và cải tiến mạnh mẽ thủ tục đầu tư, thực hiện đúng theo các quy định của Luật Đầu tư và phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương- Việt Nam

Là một tỉnh tương đối khá phát triển của đất nước, trong những năm qua Bình Dương đã có những chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI vào tỉnh khá có hiệu quả. Một số thành công cần học hỏi ở Thái Bình Dương:

- Chủ trương nhất quán và xuyên suốt của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc khuyến khích, kêu gọi thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh là nhân tố quyết định... Ủy ban nhân dân tỉnh thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, gặp gở các nhà đầu tư để xúc tiến, mời gọi đầu tư.

- Công tác quy hoạch định hướng kêu gọi đầu tư cũng được chuẩn bị kỹ, đề ra được mục tiêu, biện pháp thực hiện cụ thể bao gồm chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng: giao thông, điện, nước, viễn thông, hạ tầng các khu dân cư tập trung đô thị gắn liền với quy hoạch các KCN tập trung, các cụm quy hoạch công nghiệp... sẵn sàng đón nhận mời gọi các nhà đầu tư. Với vị trí tiếp giáp Thành phố Hồ Chí Minh nhưng Bình Dương có chính sách giá cho thuê đất ưu đãi là một lợi thế của tỉnh so với các vùng và địa phương lân cận.

- Để đưa Luật Đầu tư nước ngoài vào áp dụng thực tiễn trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành “Quyết định về thủ tục, trình tự và thời gian xét duyệt cấp giấy phép đầu tư dự án đầu tư nước ngoài trong và ngoài KCN tại tỉnh Bình Dương, thời gian giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan để triển khai nhanh dự án”. Theo đó, thực hiện cơ chế một cửa thông thoáng, tập trung đầu mối tiếp nhận hồ sơ và thẩm định dự án đầu tư nhanh gọn; công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài được thực hiện triệt để, giảm bớt phiền hà cho các nhà đầu tư, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong quá trình xúc tiến, thẩm định, cấp giấy phép, triển khai sau cấp phép thuận lợi và nhanh chóng. Công tác thẩm định dự án có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện dưới sự tham mưu của Hội đồng tư vấn đầu tư là cơ quan tư vấn giúp việc cho Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết nhanh gọn các vấn đề phát sinh, khó khăn vướng mắc của các nhà đầu tư khi đến đầu tư tại tỉnh Bình Dương.

- Ủy ban nhân dân tỉnh luôn quan tâm theo dõi giải quyết những khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư. Đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền, Ủy ban nhân dân tỉnh nhanh chóng giải quyết cho các nhà đầu tư, đối với những vấn đề vượt thẩm quyền thì Ủy ban nhân dân tỉnh cùng các nhà đầu tư kiến nghị với các

cơ quan Trung ương giải quyết các khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án.

- Công tác tiếp thị, kêu gọi đầu tư đã được lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành liên quan tham gia tích cực. Công tác tiếp thị được thực hiện qua các cuộc hội thảo do Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì, cũng như qua các buổi gặp gỡ, tiếp xúc với các cơ quan lãnh sự và qua các nhà đầu tư đã đầu tư thành công trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước phù hợp với thực trạng nền kinh tế nước nhà, nhất là chính sách kinh tế nhiều thành phần, thúc đẩy các doanh nghiệp an tâm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Đây là một bước tiến quan trọng, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực năng động và hiệu quả.

- Việc cho phép các nhà đầu tư trong nước thuộc thành phần kinh tế tư nhân tham gia đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp là một mô hình mới, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển KCN, tạo tiền đề mạnh mẽ thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh trong thời gian qua.

- Tỉnh Bình Dương ngoài việc thực hiện chính sách chung của Chính phủ về thu hút, gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước; tỉnh tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tìm hiểu, khảo sát thị trường, tìm cơ hội đầu tư và xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các ưu đãi đối với đầu tư trong và ngoài nước.

Kinh nghiệm ở thành phố Đà Nẵng- Việt Nam

Thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung. Trong những năm qua cùng với việc mở rộng và đa dạng hoá các quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế, hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài trở thành một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng. Tính đến cuối năm 2015 trên địa bàn Thành phố có 105 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư 472 triệu USD. Vốn đầu tư thực hiện chiếm 34,78% tổng vốn đầu tư. Các dự án có vốn đầu tư trực

tiếp nước ngoài đã giải quyết việc làm cho khoảng 22.500 lao động. Kim ngạch xuất khẩu đạt 105 triệu USD, chiếm 21% tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố. Ngoài ra, tại Đà Nẵng còn có 123 chi nhánh, văn phòng đại diện, kho trung chuyển của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động.

Để đạt được những thành tựu như trên, UBND thành phố Đà Nẵng đã có những giải pháp quan trọng nhằm cải thiện và tăng cường môi trường đầu tư, tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể:

- Thành lập trung tâm xúc tiến đầu tư Đà Nẵng (IPC DaNang) một đơn vị có chức năng giúp UBND thành phố, sở kế hoạch và đầu tư thực hiện công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực xúc tiến đầu tư.

- Ưu tiên thu hút đầu tư vào những ngành công nghiệp có giá trị gia tăng lớn như công nghệ thông tin, sản xuất phần mềm tin học, công nghiệp hướng vào xuất khẩu và sản xuất hàng tiêu dùng thay thế hàng nhập khẩu với quy mô vừa và lớn, thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại.

- Hình thành các trung tâm thương mại, phát triển các dịch vụ cảng biển và sân bay, tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông, vận tải, chuyển giao kỹ thuật, tư vấn đầu tư...

- Đa dạng hoá các loại hình du lịch, xây dựng các khu du lịch ven biển, phát triển du lịch quốc tế song song với du lịch nội địa.

- Việc cấp giấy phép cho các dự án đầu tư nước ngoài vào địa bàn thành phố được thực hiện theo cơ chế “một cửa” tại trung tâm xúc tiến đầu tư Đà Nẵng. Nhà đầu tư được miễn các chi phí liên quan đến công tác giải quyết thủ tục đầu tư.

- Về đất đai, UBND Thành Phố tổ chức thực hiện và chịu chi phí bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng, hoàn thành các thủ tục cho thuê đất. Đối với các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, đơn giá thuê đất từ 0,02 - 6,7 USD/m2/năm tuỳ theo vị trí và lĩnh vực đầu tư. Đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp do thành phố quản lý, đơn giá thuê đất (đã bao gồm phí xây dựng và bảo dưỡng kết cấu hạ tầng) có giá thuê từ 0,3 – 0,54 USD/m2/năm tuỳ theo phương thức trả tiền thuê đất.

Tóm lại, đối với Việt Nam, FDI đã góp phần vào phát triển kinh tế rõ rệt thông qua các vấn đề sau:

- FDI góp phần tăng năng lực sản xuất và thúc đẩy xuất khẩu: FDI được đưa vào các dự án cùng với công nghệ cao, phương thức quản lý hiện đại với những thương hiệu nổi tiến và mạng lưới quan hệ rộng, góp phần tăng năng lực sản xuất, mở rộng xuất khẩu, từ đó tăng kim ngạch xuất khẩu, khai thác thị trường nước ngoài và tạo lợi thế kinh tế theo quy mô.

- Cải thiện cán cân thanh toán cho Việt Nam: Vốn FDI làm tăng lượng tiền và tài sản nước ngoài trong nền kinh tế, do đó cải thiện cán cân về vốn nói riêng và cán cân thanh toán nói chung. Đồng thời, còn có tác dụng tăng đầu tư của nền kinh tế cho nên góp phần tăng GDP.

- Việc thu hút FDI góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ và lực lượng lao động của Việt Nam: Thông qua hoạt động thu hút vốn FDI, đội ngũ cán bộ được đào tạo qua công việc và các khoá huấn luyện hoặc các chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn. Các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng quản lý và điều hành doanh nghiệp trên quy mô lớn và trong điều kiện cạnh tranh gay gắt… của đội ngũ nhân viên và cán bộ quản lý được cải thiện từng bước.

- Mở rộng quan hệ quốc tế: Việc thu hút FDI góp phần mở rộng và phát triển quan hệ giữa Việt Nam và các nước trên thế giới về quan hệ thương mại, đầu tư và quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực khác.

Bài học kinh nghiệm thu hút FDI của Việt Nam

Việt Nam là một nước láng giềng thân thiết của CHDCND Lào, có nhiều điểm tương đồng về kinh tế, văn hoá nên nghiên cứu những kinh nghiệm của Việt Nam và rút ra những bài học trong việc thu hút FDI của CHDCND Lào là rất có ý nghĩa.

Bài học thành công của Việt Nam trong thu hút và sử dụng FDI

Thứ nhất: Nhất quán quan điểm phát triển dựa trên cả nguồn lực bên trong và bên ngoài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một trong những kinh nghiệm quý giá nhất của Việt Nam đã kiên trì theo đuổi cải cách và mở cửa, giữ vững nguyên tắc sử dụng vốn ĐTNN một cách chủ động, hợp lý và hiệu quả. Ở Việt Nam cam kết chính trị gần như đóng vai trò

quyết định cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung và khu vực ĐTNN nói riêng. Thống nhất nhận thức rằng khu vực có vốn ĐTNN là một nguồn lực kinh tế quan trọng, là khu vực năng động và đi đầu về kỹ thuật, công nghệ, kỹ năng quản lý.

Mọi hoạt động kinh tế dù do các nguồn lực bên trong (từ Nhà nước và nhân dân) hay bên ngoài (từ ĐTNN) hoạt động theo đúng pháp luật đều được coi là những bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tất cả các thành phần đó đều phải được coi trọng, đối xử như nhau.

Thứ hai: Thống nhất môi trường pháp lý giữa đầu tư trong nước và sử dụng ĐTNN cho thấy, cần tiến tới xây dựng mặt bằng pháp lý thống nhất cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp ĐTNN phù hợp với thông lệ quốc tế. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thực hiện chính sách khá thông thoáng, thuận lợi mà trọng tâm là dành cho ĐTNN một số ưu đãi với phạm vi và mức độ khác nhau để thu hút dòng vốn quan trọng này.

Đối với Việt Nam, trong quá trình hoàn thiện khung pháp luật về ĐTNN, Việt Nam đã từng bước xoá bỏ một số biệt lệ không cần thiết giữa các quy định của pháp luật về ĐTNN và đầu tư trong nước để hướng đến việc tạo lập một “sân chơi” bình đẳng cho cả nhà đầu tư trong nước và nhà ĐTNN.

Thứ ba: Thực hiện các chính sách và biện pháp hiệu quả trong thu hút ĐTNN

Kết hợp chính sách ưu đãi thuế và cải cách thủ tục hành chính để thu hút ĐTNN. Thực hiện các chính sách ưu đãi ĐTNN ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Đổi mới về nội dung và phương thức vận động, xúc tiến đầu tư theo một chương trình chủ động, có hiệu quả phù hợp với từng địa bàn; chú trọng xúc tiến đầu tư trực tiếp đối với từng dự án, từng nhà đầu tư có tiềm năng.

Những bài học không thành công của Việt Nam trong việc thu hút và sử dụng FDI

những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình thu hút FDI của Việt Nam vẫn có những điểm còn hạn chế cần tiếp tục nghiên cứu và tháo gỡ:

Thứ nhất, việc thu hút vốn FDI vào Việt Nam làm mất cân đối cơ cấu kinh tế.

Cơ cấu ngành và cơ cấu sản phẩm là vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là sự đảm bảo hiệu quả kinh tế của quá trình phát triển.

Do mục đích của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài là lợi nhuận, do đó, đối với những lĩnh vực, những ngành, những sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao thì được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm; ngược lại những ngành, những sản phẩm mặc dù rất cần thiết cho dân sinh nhưng không đưa lại lợi nhuận cao thì khó thu hút được FDI. Vì vậy, các ngành công nghiệp và dịch vụ được các nhà ĐTNN quan tâm, nhưng ngành nông nghiệp lại không được quan tâm đầu tư dẫn đến sự mất cân đối về ngành và sản phẩm. Tuy nhiên, cần chú ý rằng, các nhà ĐTNN được quyền lựa chọn ngành, sản phẩm, lĩnh vực đầu tư vào nước sở tại. Nếu nhà nước muốn thay đổi cơ cấu đầu tư vào các ngành thì cần có các chính sách khuyến khích đầu tư vào những ngành, những lĩnh vực đó. Tuy nhiên, các dự án FDI đã góp phần quan trọng vào việc hình thành cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước.

Thứ hai, thu hút FDI làm mất cân đối vùng lãnh thổ.

Thực trạng cho thầy rằng, các nhà đầu tư nước ngoài thường tập trung nhiều vào những nơi có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuận lợi vì vậy, các thành phố lớn, những địa phương có cảng biển, cảng hàng không và các tỉnh đồng bằng là nơi tập trung nhiều dự án FDI nhất.

Tình trạng mất cân đối vùng lãnh thổ đã dẫn đến một nghịch lý: những địa phương có trình độ phát triển cao thì thu hút được FDI nhiều, do đó tốc độ tăng trường kinh tế vượt quá tốc độ tăng trưởng trung bình của cả nước. Trong khi đó, những vùng có trình độ kém phát triển thì có ít dự án FDI, tốc độ tăng trưởng vấn thấp. Do đó, nếu không có sự điều chỉnh đầu tư của Nhà nước, thì sự chênh

lệch về trình độ phát triển của các vùng kinh tế ngày càng tăng thêm.

Thứ ba, sự du nhập công nghệ lạc hậu làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam.

Nhìn chung, công nghệ sử dụng trong các doanh nghiệp FDI thường cao hơn mặt bằng công nghệ cùng ngành và cùng loại sản phẩm tại Việt Nam. Tuy nhiên, so với thế giới thì đó là lạc hậu, bởi vậy, hàng hoá sản xuất ra sẽ kém cạnh tranh hơn nhiếu so với các nước khác.

Thứ tư, vấn đề về lao động và công bằng xã hội.

Những vấn đề tranh chấp trong lao động là khó tránh khỏi do sự khác biệt về văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán dẫn đến tình trạng nhiều công ty vi

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh savannakhet nước CHDCND lào (Trang 42 - 49)