Nhân tố về kinh tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh savannakhet nước CHDCND lào (Trang 37 - 41)

5. Tổng quan về các đề tài

1.3.3. Nhân tố về kinh tế

Các nhà đâu tư nước ngoài thường mong muốn được bỏ vốn đầu tư của mình vào nước có trình độ quản lý kinh tế tốt vì những nước có trình độ quản lý tốt sẽ không có tình trạng lạm phát cao, nợ nước ngoài lớn, tốc độ tăng trưởng

thấp, thủ tục hành chính rườm rà, tham ô tham nhũng, nguy cơ tụt hậu…vì đây là những nguy cơ dẫn đến khủng hoảng kinh tế, không an toàn cho vốn đầu tư của họ.

Tốc độ và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế liên quan trực tiếp tới nhu cầu, khả năng hấp thụ vốn đầu tư cũng như sự phát triển của thị trường trong nước. Một nền kinh tế năng động, tốc độ tăng trưởng cao và ổn định sẽ có nhu cầu và khả năng hấp thụ một lượng vốn đầu tư lớn và ngược lại. Bên cạnh đó, tăng trưởng cao sẽ tạo được nguồn tích lũy cho chi tiêu của Chính phủ, doanh nghiệp vào hoàn thiện và phát triển kết cấu hạ tầng; mở rộng được thị trường trong nước do sức mua của doanh nghiệp và cả người dân tăng lên, từ đó thu hút đầu tư sẽ mạnh mẽ hơn.

Hệ thống thị trường đồng bộ, chiến lược phát triển hướng ngoại. Hoạt động kinh doanh muốn đem lại hiệu quả cao thì phải diễn ra trong môi trường thuận lợi, có đầy đủ các thị trường: thị trường lao động, thị trường tài chính, thị trường hàng hoá - dịch vụ...Các nhà ĐTNN tiến hành sản xuất kinh doanh ở nước chủ nhà nên đòi hỏi ở nước này phải có một hệ thống thị trường đồng bộ, đảm bảo cho hoạt động của nhà đầu tư được tồn tại và đem lại hiệu quả. Thị trường lao động là nơi cung cấp lao động cho nhà đầu tư. Thị trường tài chính là nơi cho nhà đầu tư vay vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh và thị trường hàng hoá - dịch vụ là nơi tiêu thụ sản phẩm, lưu thông hàng hoá, đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Hệ thống thị trường này sẽ đảm bảo cho toàn bộ quá trìng hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thuận lợi - từ nguồn đầu vào đến việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra.

Tốc độ tăng trưởng GDP cho thấy sự tăng trưởng cũng như tiềm năng tăng trưởng của một nền kinh tế trong tương lai. Một quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP cao và liên tục sẽ có cơ hội được nhà đầu tư nước ngoài để ý nhiều hơn các quốc gia khác. Thuận lợi của của các công ty đa quốc gia khi đầu tư vào các nước có tốc độ tăng trưởng cao là họ dễ dàng tiếp cận thị trường do tâm lý người tiêu dùng khá lạc quan với tình hình đất nước. Tốc độ tăng trưởng GDP cao cũng thể hiện khả năng cạnh tranh của nền kinh tế so với các quốc gia khác trong khu vực

- Hệ thống cơ sở hạ tầng

Hệ thống cơ sở hạ tầng luôn được đề ra như một yêu cầu hàng đầu của thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính, viễn thông, hệ thống điện, nước đáp ứng được nhu cầu sản xuất và hệ thống mạng lưới y tế, giáo dục...Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển sẽ giúp các hoạt động sản, xuất kinh doanh được diễn ra thuận lợi hơn, có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình triển khai và thực hiên dự án của nhà đầu tư. Một nước sẽ không thể thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài nếu không có kết cấu cơ sở hạ tầng đủ tốt và dảm bảo chất lượng dịch vụ cho nhà đầu tư (như nước Lào).

- Các yếu tố kinh tế

+ Xu hướng toàn cầu hóa và liên kết khu vực

Thực tế cho thấy rằng tốc độ tăng trưởng thương mại thế giới luôn cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng sản xuất thế giới.Nếu như trong nửa đầu của thế kỷ tốc độ tăng trưởng thương mại thế giới là 3% năm,cao hơn 1,5 lần so với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong thập kỷ 70 là 5,8 % năm cũng cao hơn 1,5 lần so với tốc độ tăng trưởng kinh tế, những năm 80 là 6% cao hơn 2 lần so với tốc độ tăng trưởng kinh tế, những năm 90 là 7% cao hơn 2,5 lần so với tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Tính quốc tế hóa nền kinh tế thế giới được thể hiện một cách mạnh mẽ về khía cạnh tài chính thế giới.Với sự phát triển thông tin và vô tuyến viễn thông đã làm cho các trao đổi về tài chính và tiền tệ có thể tiến hành liên tục bất kể thời gian và không gian.

Bên cạnh tính quốc tế hóa cao nền kinh tế thế giới là sự hình thành các thị trường khu vực cũng gia tăng,đây chính là quá trình liên kết khu vực -là một trong những sản phẩm của quá trình quốc tế hóa nền kinh tế.

+ Xu hướng phát triển của nền kinh tế toàn cầu

Những thập kỷ cuối của thế kỷ 20 được coi là “thập kỷ quá độ” vì thế giới đang trong quá trình chuyển từ thời đại mà sự phát triển kinh tế phải dựa vào nguồn của cải có hạn trong thiên nhiên sang một thời đại mới là phát triển không có giới hạn với nguồn vô hạn về vật liệu mới do loài người chế tạo ra.

Tiềm năng phát triển của nền kinh tế toàn cầu là động lực to lớn thúc đẩy luồng đầu tư quốc tế,đặc biệt là đối với các nước đang phát triển –là nơi hứa hẹn thị trường mới đầy tiềm năng tăng trưởng và những nguồn lực đầu vào với chi phí rẻ chất lượng ngày một nâng cao.

+ Mức độ ổn định kinh tế vĩ mô

Kinh tế vĩ mô bao gồm các yếu tố lạm phát, cán cân thanh toán, tỷ giá hôi đoái. Những yếu tố này ít biến động sẽ kích thích nhà đầu tư tham gia thị trường. Mức độ ổn định vĩ mô đặc biệt quan trọng đối với việc huy động và sử dụng vốn nước ngoài. Khi một nhà đầu tư quyết định bước vào một thị trường mới nổi họ phải đem nguồn vốn bằng USD và chuyển qua đồng nội tệ, và khi nền kinh tế không ổn định vĩ mô, biến động tỷ giá và lạm phát sẽ làm cho hoạt động đầu tư gặp những rủi ro tương đối lớn.

- Yếu tố môi trường khoa học công nghệ

Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, nhất là giai đoạn sau đã làm cho khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tạo ra bước ngoặt trong sự phát triển của lực lượng sản xuất,nâng cao năng suất lao động và hiệu quả của nền sản xuất xã hội, đồng thời tác động một cách sâu sắc đến mọi mặt của đời sống,khiến cho phân công lao động ngày càng mở rộng trên phạm vi quốc gia và quốc tế, quan hệ sản xuất cũng ngày càng tiến bộ

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, nhu cầu chuyển công nghệ sẽ gia tăng đối với các nước phát triển và đang phát triển sang các nước kém phát triển hơn. Luồng FDI toàn cầu sang các nước đang phát triển được tiếp thêm nguồn lực về chất để ngày càng trở nên mạnh mẽ.

- Yếu tố môi trường vi mô

Đối với tỉnh các yếu tố môi trường vi mô tác động gần gũi và trực tiếp đến thu hút đầu tư, gồm có:

+ Chính quyền địa phương

Là cơ quan quản lý chiung về mặt nhà nước theo ranh giới hành chính, gồm có: UBND tỉnh, UBND huyện, xã thực hiện quan hệ phối hợp trong các nhiệm vụ về an ninh, thực hiện giải phóng mặt bằng, tái định cư trong khu vực quy hoạch thu hút FDI, tham gia tuyển hộ lao động địa phương.

+ Cư dân địa phương : Là cộng đồng xã hội mà các hoạt động của FDI

đang cùng chung sống nên có liên quan trực tiếp đến môi trường sinh thái, nguồn cung ứng lao động địa phương, cung ứng hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt tại chổ của người lao động trong hoạt động của FDI.

+ Các nhà cung ứng: là các nhà cung cấp dịch vụ tại điều kiện cho phát triển của địa phương đó. Đó là các dịch vụ điện, nước, bưu chính viễn thông,… Ngoài ra cùng với sự tiện lợi của hệ thống sân bay, cảng biển, kho hàng, bến bãi là những yếu tố thu hút khách hàng cho một địa phương, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cho địa phương đó.

+ Các đối thủ cạnh tranh: Cả nước Lào, có nhiều tỉnh có KCN, KKT, KCX đều muốn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài từ phía mình. Do vậy, sự cạnh tranh trong thu thút đầu tư không chỉ diễn ra giữa các quốc gia mà còn xảy ra ngay cả trong nước và trong từng khu vực. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh về mặt mạnh, yếu biết đươc chiến lược, chiến thuật của đối thủ để từ đó xác định vị trí của mình và có chính sách phù hợp là điều hết sức cần thiết.

+ Khách hàng: Là nhà đầu tư có nhu cầu đầu tư vào địa bàn tỉnh, đây là thị trường sản xuất kinh doanh , bao gồm những doanh nghiệp có nhu cầu thuê mua đất để tiến hành đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bản tỉnh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh savannakhet nước CHDCND lào (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)