Kết quả thu hút đầutư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Savanakhet trong

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh savannakhet nước CHDCND lào (Trang 76 - 90)

5. Tổng quan về các đề tài

2.2.4. Kết quả thu hút đầutư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Savanakhet trong

Savanakhet trong giai đoạn 2012-2015

a. Quy mô dòng vốn FDI vào tỉnh Savanakhet

Savannakhet là một trong những địa phương đứng đầu cả nước và đứng thứ hai miền nam trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Bảng 2.2. Quy mô dòng vốn FDI vào tỉnh Savanakhet giai đoạn 2012- 2015

TT Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Năm

2012 2013 2014 2015

1 Tổng số dự án Dự án 59 76 88 111

- Số cấp mới trong năm Dự án 11 17 12 23

2 Tổng vốn đăng ký TrUSD 405,9 472,2 634,8 945,5 - VĐK cấp mới trong năm TrUSD 67,3 128,3 86,6 217,5 3 Vốn đầu tư thực hiện TrUSD 316,6 377,7 622,1 831,9 - VĐT thực hiện trong năm TrUSD 59,0 97,5 67,5 212,3 4 Tỷ lệ đóng góp khu vực FDI

trong GDP % 33,9 34,6 35,8 36,3

5 Kim ngạch xuất khẩu (*) TrUSD 2,8 10,9 64,5 131,1

6 Nộp ngân sách TrUSD 189,4 252,2 428 598,9

7 Sử dụng lao động (**) người 3.690,00 5.535 7.380 13.530

Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư Savannakhet

Hình 2.1 Kết quả thu hút FDI vào Savannakhet giai đoạn 2012- 2015

Từ năm 2012 đến năm 2015 và đến nay, tỉnh đã áp dụng các biện pháp xúc tiến đầu tư, quảng bá, tuyên truyền về môi trường đầu tư của tỉnh, đặc biệt là việc tuyên truyền và tổ chức thực hiện các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhìn nhận tổng thể tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài, số lượng các đoàn, cá nhân đến Savannakhet khảo sát tìm kiếm cơ hội đầu tư, thành lập công ty có vốn nước ngoài, hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng có dấu hiệu tăng vượt trội so với giai đoạn trước. Năm 2015 được coi là năm thành công nhất trong công tác thu hút FDI của Savannakhet trong khoảng thời gian từ 2012 đến 2015. Trong năm này, cả tỉnh có 55 dự án đầu tư và có 16 dự án được cấp giấy phép. Năm 2012 đến 2015, vốn FDI vào Savannakhet liên tục tăng, nhưng năm 2014 số lượng dự án đầu tư tăng chậm đi đáng kể so với năm 2013.Điều này được giải thích như sau: Chính phủ Lào ban hành Nghị định 150/NĐ-CP về thuế thu nhập doanh nghiệp đã điều chỉnh và có ảnh hưởng lớn đến việc thu hút vốn FDI vào địa bàn tỉnh. Điều này đã khiến các nhà đầu tư phải cân nhắc khi quyết định đầu tư đặc biệt vào các dự án trong khu công nghiệp. Số lượng dự án vào khu công nghiệp, khu chế xuất đã tăng chậm so với năm 2012- 2013. Việc Chính phủ ban hành Nghị định 154/2014/NĐ-CP ngày

06/08/2014 sau đó có sửa đổi, bổ sung lại một số điều so với nghị định 150/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những giải pháp của Chính phủ, đã làm tình hình thu hút FDI của cả nước nói chung trong đó có Savannakhet tiếp tục tăng trở lại. Năm 2014, 2015, vốn FDI vào tỉnh tiếp tục tăng .Năm 2015, tỉnh thu hút 16 dự án đầu tư trong đó có 10 dự án điều chỉnh tăng vốn, tổng vốn đầu tư thực hiện năm 2015 là 326 triệu USD. Như vậy, việc thực hiện cơ chế ưu đãi và khuyến khích đầu tư đã tạo môi trường đầu tư thông thoáng, cởi mở, hơn cho nhà đầu tư nước ngoài, tạo một sức hút đối với vốn đầu tư nước ngoài vào Savannakhet.

Tính đến năm 2015, Savannakhet có khoảng trên 16 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được cấp giấy phép với tổng số vốn đăng kí trên 151,2 triệu USD ( tính cả số vốn điều chỉnh bổ sung cho các dự án đang hoạt động. Vốn FDI của đăng kí của Savannakhet chiếm 3,62 % tổng vốn đăng kí của cả nước, số dự án đầu tư chiếm 3,2 %, vốn pháp định chiếm 3,51 %, vốn đầu tư thực hiện chiếm 4,34% vốn đầu tư của cả nước. Như vậy, Savannakhet là địa phương đứng thứ 6 cả nước và thứ hai khu vực miền Bắc trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Tóm lại, Năm 2015 tỉnh Savanakhet đứng thứ 3 cả nước về thu hút FDI với tốc độ tăng về qui mô và nhịp độ tăng trưởng khá ổn định về tăng đều qua các năm, đã đem lại cho tỉnh một kết quả đáng ghi nhận vì thực tế tỉnh Savanakhet là một tỉnh có xuất phát điểm là một tỉnh nông nghiệp.

b. Cơ cấu dòng vốn FDI vào Savanakhet b1.Lĩnh vực đầu tư.

Cơ cấu FDI là một khía cạnh rất quan trọng để đánh giá thực trạng thu hút vốn FDI ở một quốc gia nói chung và một địa phương nói riêng. Cơ cấu vốn FDI theo ngành nghề là một bức tranh phản ánh sống động tác động của dòng vốn này đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương tiếp nhận vốn đầu tư. Cơ cấu FDI vào Savannakhet theo ngành nghề đã cho thấy đường lối công nghiệp hóa - hiện đại hóa luôn tồn tại trong mọi nhịp sống kinh tế của tỉnh.

Trong tổng số 55 dự án còn hiệu lực ( tính đến thời điểm 31/12/2015 ) các dự án được phân theo những lĩnh vực chính được thể hiện theo bảng sau:

Bảng 2.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Savanakhet theo ngành và lĩnh vực năm 2015 Các ngành/lĩnh vực Số dự án Tổng vốn đầu tư (1.000 USD) Tỷ trọng (%) Về số dự án Về số vốn đầu 1. Công nghiệp 62 525.941 55,86 55,63

+ Công nghiệp chế tạo 17 120.000

+ May mặc 16 135.000

+ Dệt nhuộm bao bì 2 941

+ Chế tạo vật liệu, nội thất 26 270.000

2. Nông nghiệp 18 179.825 16,22 19,019

+ Chăn nuôi, sản xuất thức ăn chăn nuôi 6 52.400

+ Chế biến nông sản thực phẩm 12 127.425

3.Dịch vụ 31 239.734 27,93 25,3553

Cộng 111 945.500 100 100

Nguồn : Sở kế họach và đầu tư của tỉnh Savannakhet

Như vậy, có thể thấy vốn FDI vào tỉnh Savannakhet không cân đối giữa các ngành nghề, trong đó vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp với một tỷ trọng chiếm ưu thế hơn 50% số dự án cũng như tổng vốn đầu tư vào Savannakhet. Các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy, hải sản thu hút được lượng vốn đầu tư không đáng kể. Điều này không khó hiểu với điều kiện Savannakhet nằm trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây nối liền Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam, là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của Lào. Savannakhet cũng nổi tiếng với các đền đài Khmer như đền That Inghang, đền Vat Saya Phoum và là thành phố công nghiệp lớn của cả nước. Về tổng thể, cơ cấu ngành nghề trong thu hút FDI đã khai thác lợi thế của Savannakhet và thực hiện đúng hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố theo công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

So sánh về số dự án:

So sánh về số vốn đầu tư:

Hình 2.2 So sánh cơ cấu FDI vào Savannakhet theo ngành nghề năm 2015

Nếu đem so sánh cơ cấu thu hút FDI vào Savannakhet so với cả nước nói chung giai đoạn 2012- 2015, có thể thấy cơ cấu đầu tư tại Savannakhet có sự khác biệt: Ngành công nghiệp của Savannakhet thu hút một lượng vốn đầu tư chiếm ưu thế áp đảo , trong khi đó ngành dịch vụ vẫn chưa được chú ý.

Bảng 2.4 So sánh cơ cấu FDI của Savannakhet và cả nước giai đoạn 2012- 2015

Cơ cấu ngành Savannakhet (%) Cả nước (%)

Theo số dự án Công nghiệp 55,86 67,6 Nông nghiệp 16,22 12,2 Dịch vụ 27,93 20,2 Theo tổng vốn đăng kí Công nghiệp 55,63 62,9 Nông nghiệp 19,1 6,4 Dịch vụ 25,3 30.7

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế Hoạch và đầu tư

Từ bảng số liệu phân tích 2.4, cho thấy trong những năm gần đây, vốn FDI vào Savannakhet có xu hướng mới: ngày càng xuất hiện nhiều những dự án đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ có giá trị lớn như: Daosavanh Resort, Tháp Ing Hang, Wat Sainyaphum,…

Tóm lại, Cơ cấu đầu tư tại Savanakhet trong những năm qua càng ngày càng phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và tỉnh nói riêng. Có thể nói, tổng thể cơ cấu ngành nghề trong thu hút vốn FDI phản ánh và thực hiện đúng định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng CNH,HĐH, nhằm khai thác mọi tiềm năng, lợi thế để xây dựng Savannakhet thành một tỉnh trung tâm kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ của khu vực Nam Bộ. Tuy nhiên, cũng phải công nhận một sự thật rằng, số lượng các dự án FDI đầu tư vào Savanakhet những năm qua liên tục tăng như vậy là phù hợp với quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nhất là đối với một tỉnh có khởi đầu là nền kinh tế “thuần nông”. Việc có các dự án FDI công nghiệp vào tỉnh đã góp phần chuyển đổi nhanh và mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của tỉnh chủ yếu từ nông nghiệp sang cơ chế kinh tế với công nghiệp là chủ đạo rõ ràng sự chuyển đổi của cơ cấu kinh tế đã đi đúng hướng mong đợi.

b2. Địa bàn đầu tư.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã tập trung chú ý của mình vào các địa điểm thuộc huyện KaiSoNePhomViHan sau đó đến huyện UThumPhone tiếp đến SeNo,SayBuLy Có thể nói, FDI tập trung gần như tất cả vào 4 huyện này. Huyện AtSaPhone, ViLaBuLy, SayPhuThong duy nhất thu hút được 01 dự án nuôi cá chình nước ngọt, ChamPhone, AtSPhungThong,ThaPangThong chỉ thu hút được 2 dự. Huyện SayBouLy thu hút được 3 dự án , huyện Phin,Nong thu hút được 4 dự án, huyện Songkhon thu hút được 5 dự án.

Bảng 2.5 Đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Savanakhet theo địa bàn đầu tư tính năm 2015 TT Huyện thị dự án Số tổng vốn đầu tư FDI (1000 USD) Tỷ trọng dự án Tỷ trọng vốn đầu tư 1 Kaisonephomvihan 43 309.548 38,74 32,74 2 Uthumphone 18 216.393 16,22 22,89 3 Saybuly 7 101.627 6,31 10,75 4 Champhone 2 1.950 1,80 0,21 5 Atsaphungthong 2 2.545 1,80 0,27 6 Atsaphone 1 1.150 0,90 0,12 7 Phalansay 4 2.945 3,60 0,31 8 Phin 5 9.585 4,50 1,01 9 seno 7 180.102 6,31 19,05 10 Vilabuly 1 1.502 0,90 0,16 11 Nong 5 3.652 4,50 0,39 12 Songbouly 4 1.956 3,60 0,21 13 Sayphuthong 2 1.212 1,80 0,13 14 Sonngkhon 6 100.141 5,41 10,59 15 Thapangthong 4 11.192 3,60 1,18 CỘNG 111 945.500 100 100

Từ bảng số liệu phân tích 2.5, cho thấy trong những năm gần đây tỉnh đã có hẳn một chính sách cho các huyện AtSaPhone,ViLaBuLy,SayPhuThong để thu hút FDI vào các huyện này. Quyết định 241 về ưu đãi đầu tư trên địa bàn đã cho miễn 100% tiền thuê đất đối với các dự án nông nghiệp đầu tư vào AtSaPhone, ViLaBuLy, SayPhuThong. Tỉnh cũng sẵn sàng bỏ tiền trước để giải phóng mặt bằng cho nhà đầu tư... Nhưng tất cả những cố gắng đó đã không đủ để tạo ra một sức hấp dẫn vượt hơn những bất lợi mà họ phải đương đầu khi quyết định đầu tư vào những “vùng sâu, vùng xa” này của tỉnh SaVanNaKet.

Hậu quả của việc các dự án FDI tập trung quá nhiều vào các vị trí thuận lợi làm cho việc phát triển giữa các vùng không đồng đều và mục tiêu xoá đói, giảm nghèo của các huyện AtSaPhone,ViLaBuLy,SayPhuThong thật khó mà thực hiện được, chưa nói đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn sang cơ chế kinh tế có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên

b3. Đối tác đầu tư

Trong những năm gần đây thu hút FDI vào Lào tăng mạnh với nhiều đối tác mới, một số quốc gia đưa Lào vào sự lựa chọn hàng đầu khi mang vốn đi đầu tư và Thái Lan.

Bảng 2.6. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Savanakhet tính phân theo quốc tịch của các nhà đầu tư 2015.

STT Nước - Quốc tịch có dự án đầu tư vào tỉnh Savanakhet Số dự án Tổng vốn đầu tư FDI (1000USD) Tỷ trọng (%) Trên số dự án Trên tổng số vốn đầu 1 Trung Quốc 14 112.159 12,61 11,86 2 Việt Nam 12 102.532 10,81 10,84 3 Nhật Bản 7 37.152 6,31 3,93 4 Pháp 5 39.127 4,50 4,14 5 Hàn Quốc 2 5.000 1,80 0,53

STT Nước - Quốc tịch có dự án đầu tư vào tỉnh Savanakhet Số dự án Tổng vốn đầu tư FDI (1000USD) Tỷ trọng (%) Trên số dự án Trên tổng số vốn đầu 6 Úc 26 323.531 23,42 34,22 7 Malaysia 5 27.300 4,50 2,89 8 Switzerland 4 12.139 3,60 1,28 9 Thái Lan 22 210.289 19,82 22,24 10 Mỹ 1 2.000 0,90 0,21 11 Nga 10 69.000 9,01 7,30 12 Ấn Độ 1 2.610 0,90 0,28 13 New Zealand 2 2.662 1,80 0,28 Cộng 111 945.500 100 100

Hiện nay, có 13 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tư vào tỉnh Savannakhet. Theo quy mô đầu tư, đứng đầu là Úc, tiếp đến Thái Lan, tiếp đó là Trung Quốc, Việt Nam,… Như vậy, Úc, Thái Lan là đối tác đầu tư lớn nhất tại thị trường Savannakhet.

Hình 2.3 So sánh cơ cấu số dự án FDI vào Savannakhet theo đối tác đầu tư năm 2015

Nhìn vào đồ thị hình 2.3 trên ta có thể rút ra nhận xét rằng: Úc, Thái Lan và Trung Quốc là 3 nước có số dự án đầu tư vào tỉnh là nhiều nhất, kế đó là Việt Nam và Nga.Trong tổng số 13 quốc tịch đã đầu tư vào Savannakhet. Ở đây, chưa thấy xuất hiện nhiều các nhà đầu tư Âu, Mỹ, có lẽ do sự khó tính của họ với môi trường đầu tư, nhất là môi trường về hạ tầng và pháp lý. Lý do vì sao SaVanNaKet lại thu hút được nhiều các dự án của Úc và Thái Lan là do SaVanNaKet năm ở giửa hai cửa khẩu của 2 đất nước đó là Thái Lan và Việt Nam nó không cách xa nhiều, giá đất, giá nhân công rẻ. Ngoài ra một trong những nguyên nhân quan trọng là thái độ thân thiện, nhiệt tình của lãnh đạo tỉnh và các công chức đối với các dự án của họ cũng gây một ấn tượng tốt và có tính chất lan truyền.

Hình 2.4 So sánh cơ cấu vốn đầu tư FDI vào Savannakhet theo đối tác đầu tư năm 2015

Đồ thị trên hình 2.4 cho thấy về vốn đầu tư thì nước có số vốn đầu tư vào Savanakhet nhiều nhất theo thứ tự là Úc, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam, Nga, Nhật, Pháp,Malaysia, Switzerland, Hàn Quốc, Mỹ, Ấn Độ, New Zealand số vốn đầu tư chỉ có từ vài triệu đến vài trăm ngàn. Nguyên nhân có thể là do các nước này chưa có quan hệ đầu tư thương mại quy mô lớn với Lào và có thể là tiềm lực

về kinh tế để đầu tư ra nước ngoài (trừ Mỹ) còn yếu trong khi Lào vẫn là một thị trường xa lạ đối với họ.

b4. Hình thức đầu tư

Theo quy định của Pháp luật Lào ,các dự án đầu tư vào Lào được hình thành và hoạt động theo ba hình thức là: doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn FDI và hợp đồng hợp tác liên doanh. Ngoài ba hình thức kể trên, nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh tại Lào có thể hình thành dự án đầu tư theo phương thức đầu tư BOT, BTO và BT. Hiện nay, nhất là nhà nước Lào hành luật đấu tư nước ngoài năm 1988 đến nay Lào đã 2 lần sửa đổi, hoàn thiện hệ thống văn bản luật pháp liên quan đến đầu tư. Luật đầu tư nước ngoài hiện hành ban hành 22/10/2004 với Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện số 301 ngày 12/10/2005, các loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng có những thay đổi khi các quy định về đầu tư được tự do hơn nhiều.

Tính đến thời điểm 31/12/2015, các dự án đầu tư có vốn FDI vào Savannakhet được thành lập theo các loại hình như sau

Bảng 2.7 Đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Savanakhet theo hình thức đầu tư tính đến2015. Hình thức đầu tư Số dự án Vốn đầu tư (triệu USD) Tỷ trọng (%) Về số dự án Về vốn

1. Doanh nghiệp 100% FDI 86 705.301 77,5 74,6

2. Doanh nghiệp liên doanh 22 228.290 19,8 24,1

3. Hợp đồng hợp tác KD 2 11.909 1,8 1,3

Cộng 111 945.500 100 100

Quan sát tổng kết về hình thức đầu tư ở bảng 2.7 trên ta thấy loại hình đầu tư 100% vốn nước ngoài vẫn chiếm phần chủ yếu, sau đó đến hình thức đầu tư liên doanh và duy nhất chỉ 2 dự án được cấp phép theo hình thức đầu tư hợp đồng hợp tác kinh doanh tức là không thành lập một pháp nhân mới. Thực tiễn này có lý do của nó. Trong giai đoạn đầu khi mới ban hành Luật đầu tư nước

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh savannakhet nước CHDCND lào (Trang 76 - 90)